Đầu tuần vừa rồi, Meta tuyên bố sẽ cho phép các cơ quan thuộc chính phủ Mỹ cũng như các đơn vị hợp tác trong lĩnh vực an ninh với chính quyền Mỹ được sử dụng những mô hình AI do Meta phát triển vào mục đích quân sự. Đây là động thái quay xe đúng nghĩa đen vì trước đó Meta đã có quy định cấm sử dụng những mô hình và công nghệ AI họ phát triển vào mục đích này.
Cụ thể hơn, những đối tác tư nhân của chính quyền và quân đội Mỹ, như Lockheed Martin, Booz Allen, Palantir hay Anduril, những đơn vị trong lĩnh vực quốc phòng sẽ được ứng dụng những mô hình mã nguồn mở Llama, huấn luyện lại chúng theo mục đích riêng. Và vì là những mô hình mã nguồn mở, nên các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chính phủ hoàn toàn có thể tự do điều chỉnh và sao chép chúng.
Chủ tịch quan hệ toàn cầu của Meta, Nick Clegg hôm thứ 2 viết trên blog của Meta, rằng kể từ bây giờ, tập đoàn sẽ hỗ trợ “việc sử dụng có trách nhiệm và đạo đức” thứ công nghệ trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ “những giá trị của Mỹ” giữa cuộc chạy đua làm chủ và dẫn đầu công nghệ AI toàn cầu.
Ông Clegg viết: “Meta muốn đóng góp vai trò hỗ trợ an toàn, an ninh và kinh tế của nước Mỹ cũng như những đồng minh thân cận. Việc ứng dụng những mô hình AI mã nguồn mở do Mỹ phát triển phục vụ cho cả những lợi ích về kinh tế lẫn an ninh.”
Người phát ngôn của Meta thì cho biết, các cơ quan quân sự của các quốc gia thuộc liên minh tình báo Five Eyes sẽ được ứng dụng Llama. Liên minh tình báo quân sự và dân sự này bao gồm Canada, Anh Quốc, Úc, New Zealand và Mỹ.
Cụ thể hơn, những đối tác tư nhân của chính quyền và quân đội Mỹ, như Lockheed Martin, Booz Allen, Palantir hay Anduril, những đơn vị trong lĩnh vực quốc phòng sẽ được ứng dụng những mô hình mã nguồn mở Llama, huấn luyện lại chúng theo mục đích riêng. Và vì là những mô hình mã nguồn mở, nên các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chính phủ hoàn toàn có thể tự do điều chỉnh và sao chép chúng.
Chủ tịch quan hệ toàn cầu của Meta, Nick Clegg hôm thứ 2 viết trên blog của Meta, rằng kể từ bây giờ, tập đoàn sẽ hỗ trợ “việc sử dụng có trách nhiệm và đạo đức” thứ công nghệ trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ “những giá trị của Mỹ” giữa cuộc chạy đua làm chủ và dẫn đầu công nghệ AI toàn cầu.
Ông Clegg viết: “Meta muốn đóng góp vai trò hỗ trợ an toàn, an ninh và kinh tế của nước Mỹ cũng như những đồng minh thân cận. Việc ứng dụng những mô hình AI mã nguồn mở do Mỹ phát triển phục vụ cho cả những lợi ích về kinh tế lẫn an ninh.”
Người phát ngôn của Meta thì cho biết, các cơ quan quân sự của các quốc gia thuộc liên minh tình báo Five Eyes sẽ được ứng dụng Llama. Liên minh tình báo quân sự và dân sự này bao gồm Canada, Anh Quốc, Úc, New Zealand và Mỹ.
Meta, trái ngược với những đối thủ cạnh tranh như Microsoft, OpenAI hay Google, cùng lúc họ vẫn chạy đua để dẫn đầu ngành phát triển trí tuệ nhân tạo, nhưng cùng lúc họ lại biến những mô hình Llama do các kỹ sư và nhà nghiên cứu của họ phát triển trở thành những giải pháp mã nguồn mở, thay vì khép kín và thương mại hóa như các đối thủ cạnh tranh. Thực tế thì việc biến Llama trở thành mã nguồn mở cũng chính là một giải pháp hoàn hảo để bắt kịp với những cái tên đang dẫn đầu ngành AI hiện giờ, OpenAI và Google chẳng hạn. Tính đến tháng 8/2024, Llama đã có hơn 350 triệu lượt tải về trên toàn thế giới.
Có một điều chắc chắn, Meta sẽ đón nhận những phản ứng trái chiều cũng như những lời phê bình của cả cộng đồng lẫn cả các nhà quản lý Mỹ khi quyết định cho các tổ chức và cơ quan quốc phòng sử dụng những mô hình Llama của họ. Những năm gần đây, cả những giám đốc lẫn các nhân viên ở Silicon Valley không thiếu những lần phản đối dữ dội việc ứng dụng công nghệ AI vào mục đích quân sự, chẳng hạn như nhận diện mục tiêu hay vận hành những hệ thống vũ khí tự động của quân đội.
Nhân viên của Microsoft, Google hay Amazon từng có những lần bãi công để phản đối những thỏa thuận mà các quan chức của tập đoàn đã ký kết với chính phủ và quân đội Mỹ, hay những đơn vị tư nhân làm việc với Lầu Năm Góc.
Thêm vào đó, Meta cũng đang chịu nhiều chỉ trích với cách thương mại hóa mô hình AI của họ theo dạng mã nguồn mở. Khi OpenAI và Google cho rằng công nghệ nền móng cho những mô hình và ứng dụng AI họ tạo ra quá mạnh và dễ bị sử dụng sai mục đích nếu ai cũng có thể tiếp cận, thì Meta lại có quan điểm tích cực hơn nhiều. Họ cho rằng AI chỉ có thể trở nên an toàn và được cải thiện về công năng khi hàng triệu người trên toàn thế giới có thể nhìn vào những dòng code và chỉnh sửa chúng.
Các giám đốc cấp cao của Meta cũng đã có những lo ngại về việc chính quyền Mỹ hay những thị trường công nghệ lớn trên thế giới sẽ có những quy chế kiểm soát AI mã nguồn mở một cách mạnh tay. Tuần trước, sự lo sợ này bị đẩy lên một tầm mới sau khi Reuters đưa tin, rằng những viện nghiên cứu có liên quan tới chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng Llama để làm nền tảng viết những thuật toán AI phục vụ cho quân đội Trung Quốc. Meta chỉ đưa ra câu trả lời đơn giản là chính phủ Trung Quốc không có giấy phép sử dụng Llama phục vụ mục đích quân sự.
Về mặt ứng dụng, ông Clegg viết trên blog của Meta hôm thứ 2, rằng chính phủ Mỹ có thể sử dụng AI để nhận diện và theo dõi hành vi của những tên khủng bố, cũng như cải thiện an ninh mạng cho những cơ quan thuộc chính quyền:
“Mục tiêu là tạp ra một vòng tròn giúp Mỹ duy trì lợi thế công nghệ của mình, cùng lúc mở rộng khả năng tiếp cận AI toàn cầu, đảm bảo những đổi mới có trách nhiệm và có đạo đức, đồng thời hỗ trợ những lợi ích chiến lược và lợi ích địa chính trị của Mỹ cùng những đồng minh thân cận nhất.”
Theo The New York Times
Quảng cáo