Microgripper - kẹp siêu nhỏ chuyên dùng để lấy mẫu mô

bk9sw
6/5/2013 17:27Phản hồi: 13
Microgripper - kẹp siêu nhỏ chuyên dùng để lấy mẫu mô
microgripper.jpg

Khi lấy một mẫu mô để chẩn đoán y khoa, các bác sĩ thường gặp nhiều hạn chế bởi họ phải sử dụng những chiếc kẹp cồng kềnh và dễ gây xâm lấn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các bác sĩ có thể sẽ từ bỏ những chiếc kẹp thô kệch để chuyển sang sử dụng một loại kẹp siêu nhỏ có tên microgripper do đại học John Hopkins phát triển.

Microgripper là những đĩa kim loại, mỗi đĩa có kích thước chỉ 300 micromet và được thiết kế để gắp từng mẩu mô khi được đưa ồ ạt vào cơ thể. Sau quy trình, các bác sĩ có thể dễ dàng thu hồi và phục hồi. Với kích thước nhỏ như vậy thì kẹp microgripper không cần dùng đến pin hay dây điện, giúp quá trình chẩn đoán diễn ra nhanh hơn và ít gây tổn thương hơn.

Dưới kính hiển vi, microgripper có hình sao và chúng được chế tạo bằng công nghệ tương tự với chip máy tính. Những chiếc kẹp được làm bằng nickel - một kim loại có từ tính cho phép thu lại dễ dàng sau khi sử dụng và để microgripper có thể gắp các mẩu mô nhỏ, từ đỉnh cho đến điểm nối giữa các cánh của "ngôi sao" được phủ một lớp polymer nhạy nhiệt. Ở 0 độ C, "ngôi sao" duỗi ra và cứng nhưng ở 37 độ C hay nhiệt độ cơ thể, polymer trở nên mềm hơn, khiến các cánh của ngôi sao co chặt lại, gắp được mọi thứ mà nó tiếp xúc.

Câu hỏi được đặt ra là liệu các microgripper có thực sự hữu ích? Theo nhiều quan điểm y học thì việc lấy mẫu mô là một yếu tố tối quan trọng để thực hiện chính xác các chẩn đoán. Việc sử dụng những chiếc kẹp thông thường sẽ bị giới hạn theo các chỉ số sinh thiết ngẫu nhiên trong một cơ quan nhất định bởi kích thước và mức độ gây thương tổn mà chúng gây ra với mỗi lần cắt mô. Do đó, microgripper cho phép các bác sĩ lấy mẫu mô một cách dễ dàng với số lượng nhiều hơn hàng trăm lần.

microgripper_01.jpg
Microgripper so với 1 chiếc kẹp lấy mô thông thường.

Microgripper được thiết kế bởi tiến sĩ Gracias tại đại học John Hopkins và nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện 2 thí nghiệm. Trong đó, họ đã sử dụng ruột kết của lợn làm mô hình để kiểm tra khả năng hoạt động của microgripper bởi nó rất giống với ruột người. Trước khi được đưa vào ruột kết bằng một thiết bị nội soi, microgripper được giữ trạng thái cứng trong nước lạnh. Sau 5 phút nằm trong ruột kết, polymer ấm dần lên khiến các cánh của ngôi sao co lại đủ chặt để kẹp lấy một mẫu mô. Quy trình được tiếp tục cho đến khi lấy được lượng mô cần thiết, lúc này nhóm nghiên cứu sử dụng một ống thông từ tính để thu lại các microgripper.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết vẫn chưa thể thu lại tất cả các microgripper đã triển khai. Mặc dù mô ruột kết tái tạo rất nhanh, nhưng một vài microgripper vẫn bị bỏ sót. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo của tiến sĩ Gracias và các cộng sự là tính an toàn.

Với những tiến bộ trong tương lai của lĩnh vực công nghệ micro thì chúng ta có thể hy vognj một ngày nào đó, các bác sĩ sẽ sử dụng những công cụ siêu nhỏ như microgripper để thay thế cho những thứ cồng kềnh họ vẫn đang dùng từ trước đến nay.

13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Công nghệ y khoa tiên tiến quá, ko giới hạn kích thước.

Sent from my GT-I9100 using Tinhte.vn
hay nhỉ. nhưng bé quá làm sao thao tác được. tay mình run. chắc chưa gắp dc là run nát bấy cái mô rồi
@phamloc_ct soi dính kính hiễn vy mới lấy dc bác ah.
Đúng là càng ngày công nghệ càng thay đổi cuộc sống.hãi.có khi vài chục năm nữa chẳng cần có bác sĩ khám và chữa bệnh mà mỗi nhà có 1 robot đảm nhiệm thay bác sĩ rồi.

Dịch vụ sửa chữa điện lạnh tại BẮC NINH --HÀ NỘI (0913 86 85 84 )
Chưa có tin gì hot :p
Nghĩa là đưa cái ngôi sao kia vào vị trí lấy mô, đợi nó ấm dần đến 37 độ C nó sẽ tự kẹp vào, sau đó dung nam châm hút nó ra theo đường ống dẫn khi đưa nó đi vào??? có lẽ thế
đây nè: cái kẹp này hoạt động nhờ nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì nó co lại và gắp được mô vào mấy cái cánh, xong dùng cái gì đó tương tự như nam châm để "get" cái kẹp và mô. muốn nó nhả ra thì làm lạnh
Đại học mình lý thuyết, đại học người ta thực hành cho ra sp. Mong rằng nhà nước đầu tư hơn nữa cho giáo dục ... Nhìn cái kẹp lấy mô thông thường nhìn vãi đ.. bệnh nhân yếu tim nhìn thấy chắc tăng xông mà chết quá ;)
Hiện nay, việc sinh thiết tủy sống , có thể khiến bệnh nhân ướt hết bỉm trước mỗi lần thực hiện (từ lần thứ nhì, lần đầu chưa hãi).
Hy vọng cái kẹp siêu nhỏ này chỉ làm âm ẩm bỉm thôi

Được soạn lúc chưa chết vì smartphone
nhỏ dữ ta
công nghệ cao quá tao ko thấy mày nữa rồiiiiiiii
nhìn cái kẹp hãi quá ... 😔
natomedia
TÍCH CỰC
11 năm
Vậy là ngon rồi càng ngày càng tiên tiến tiền nhiều nhưng bệnh thì ngày càng nặng và nguy hiểm.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019