Khoảng 10 năm trước, Microsoft ra mắt Windows Phone với lời hứa "giải phóng" mọi người khỏi chiếc điện thoại của mình. Mẫu quảng cáo đầu tiên của chiến dịch này mô tả nhiều người đang ở nhiều tình huống khác nhau ở quán bar, toilet, thậm chí khi đang chơi tàu lượn, tất cả đều cầm điện thoại, còn mọi người xung quanh thì hỏi: "Thiệt vậy luôn hả".
Windows Phone sẽ giúp người ta thoát khỏi "gánh nặng" này nhờ thông tin từ các ô Live Tile, để rồi nhanh chóng quay lại đời thực. Tiếc là Windows Phone đã không thành công (và tuần này là ngày mà nền tảng này chính thức chết), nhưng Microsoft chưa bao giờ từ bỏ ý tưởng cải thiện hiệu suất làm việc của bạn trên thiết bị di động cả.
Microsoft vừa giới thiệu một nguyên lý thiết kế mới mà hãng gọi là Fluent Design System, ứng dụng trước hết vào các app Office của công ty trên Android và iOS. Nó đi theo triết lý đơn giản và muốn tăng tốc mọi thứ lên, và Microsoft đang chuẩn bị phát hành các bộ toolkit để lập trình viên bên thứ ba cũng có thể dùng cho app của họ. Mục tiêu cuối cùng cũng giống như Windows Phone: đưa người dùng vào app và nhanh chóng hoàn thành công việc của họ, rồi nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống thật.
"Khi chúng tôi nhìn vào thị trường di động, chúng tôi nghĩ rằng chưa có ai làm tốt việc tăng năng suất, kể cả khi dùng mắt hay dùng giọng nói, nhất là để làm các công việc nhỏ nhỏ", Jon Friedman, phó chủ tịch về thiết kế ở Microsoft chia sẻ. "Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sinh ra là để giúp người ta hoàn thành công việc của họ, vậy chúng tôi phải rất tập trung vào dự án này".
Windows Phone sẽ giúp người ta thoát khỏi "gánh nặng" này nhờ thông tin từ các ô Live Tile, để rồi nhanh chóng quay lại đời thực. Tiếc là Windows Phone đã không thành công (và tuần này là ngày mà nền tảng này chính thức chết), nhưng Microsoft chưa bao giờ từ bỏ ý tưởng cải thiện hiệu suất làm việc của bạn trên thiết bị di động cả.
Microsoft vừa giới thiệu một nguyên lý thiết kế mới mà hãng gọi là Fluent Design System, ứng dụng trước hết vào các app Office của công ty trên Android và iOS. Nó đi theo triết lý đơn giản và muốn tăng tốc mọi thứ lên, và Microsoft đang chuẩn bị phát hành các bộ toolkit để lập trình viên bên thứ ba cũng có thể dùng cho app của họ. Mục tiêu cuối cùng cũng giống như Windows Phone: đưa người dùng vào app và nhanh chóng hoàn thành công việc của họ, rồi nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống thật.

"Khi chúng tôi nhìn vào thị trường di động, chúng tôi nghĩ rằng chưa có ai làm tốt việc tăng năng suất, kể cả khi dùng mắt hay dùng giọng nói, nhất là để làm các công việc nhỏ nhỏ", Jon Friedman, phó chủ tịch về thiết kế ở Microsoft chia sẻ. "Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sinh ra là để giúp người ta hoàn thành công việc của họ, vậy chúng tôi phải rất tập trung vào dự án này".
Microsoft dành ra nhiều năm nghiên cứu chính xác cách mà người ta sử dụng điện thoại hằng ngày, ở nhiều thị trường khác nhau từ Trung Quốc, Ấn Độ cho đến Châu Âu và Mỹ. Hơn 40 nhà thiết kế, nhà nghiên cứu ở Microsoft đã hợp tác cùng nhau để "suy nghĩ và thiết kế lại cách chúng tôi tiếp cận về di động và làm việc trên điện thoại", Friedman cho biết. "Không chỉ là các app, mà cách chúng kết nối với nhau, làm việc cùng nhau, và để xây dựng nên một design system để mở rộng Fluent trở thành một nền tảng thiết kế dùng được cho mobile".
Hệ thống thiết kế mới sử dụng rất nhiều yếu tố từ app Outlook dành cho iOS và Android, anh em nào dùng Outlook chắc sẽ thấy quen thuộc. Icon to và dễ hiểu hơn, danh sách file tương tự nhau, chữ mới, màn hình chào mừng mới, và hỗ trợ tốt cho dark mode.

Các app như Word, Excel, PowerPoint, Outlook, OneDrive giờ có các yếu tố thiết kế tương tự nhau, nhìn cũng giống nhau, khác màu. Yammer, Microsoft Team và Microsoft Planner cũng sẽ có bản mới luôn. Sắp tới Word, Excel, PowerPoint còn được gộp chung lại thành một ứng dụng Office duy nhất nữa, tất cả đều để giúp bạn làm việc trên di động đơn giản hơn.
"Thứ mà chúng tôi học được từ nghiên cứu của mình đó là người ta dùng khoảng 4 tiếng mỗi ngày trên điện thoại, nhưng đa số mỗi lần sử dụng chỉ từ 20-30 giây thôi", Friedman giải thích. Đó là khoảng thời gian cực ngắn, nên Microsoft muốn người ta tận dụng tốt khoảng thời gian này bằng Fluent Design.
Điều này không có nghĩa rằng app của Microsoft sẽ giống y chang nhau trên iOS và Android, hãng vẫn muốn người dùng quen thuộc với nền tảng của mình. Chỉ là họ sẽ thiết kế icon, chữ, tính năng, cách hoạt động... tương tự như nhau mà thôi. Chưa kể rằng Fluent Design còn mở đường cho việc thay đổi dần dần, một thứ mà Microsoft cho rằng rất quan trọng, và đây cũng là cách công ty khiến cho hàng trăm nhà thiết kế của mình thích nghi với Fluent Design.

Mới đây Microosft còn ra mắt chức năng Play My Email dành cho Outlook, nó có khả năng đọc thư và sự kiện lịch lên để bạn lắng nghe, không cần đọc trên màn hình, tiện khi lái xe, khi đang nấu ăn hay khi đi trên đường. Tính năng này ban đầu sinh ra dành cho những người có vấn đề thị lực, nhưng rồi sau đó nó trở nên hữu ích với tất cả mọi người.
Những thay đổi này không chỉ giúp cho điện thoại bình thường mà nó còn hữu ích cho smartphone 2 màn hình, smartphone màn hình gập, hoặc chế độ chạy đa nhiệm trên iPad. "Khi chúng tôi làm việc với Surface Duo và tính năng side by side của iPad, việc có một hệ thống thiết kế chung giúp các app thống nhất và có sự liên kết, nó cũng giúp trải nghiệm 2 màn hình tốt hơn nhiều".
Cái khó của Microsoft đó là họ không nắm hệ sinh thái, vậy nên hãng phải đi hợp tác. "Chúng tôi có những nhà thiết kế từ Samsung, Google, Microsoft ngồi chung trong các căn phòng để cùng làm nên những thế này". Microsoft và Google cũng đang bắt tay để cải thiện trải nghiệm trên thiết bị 2 màn hình chạy Android, bắt đầu với chiếc Surface Duo. Friedman nói đây là cách mà họ có thể cùng cải thiện trải nghiệm của Samsung và cả Android.
"Nếu các lập trình viên khác quyết định xây dựng toàn bộ app bằng các bộ toolkit của chúng tôi, chúng tôi sẽ rất hào hứng vì nó là những thứ tốt nhất theo góc nhìn của chúng tôi".
Nguồn: The Verge