Mình chuyển từ ổ cứng di động sang ổ cứng mạng như thế nào - so sánh các giải pháp

Ngon Bổ Xẻ
4/3/2023 14:40Phản hồi: 278
Mình chuyển từ ổ cứng di động sang ổ cứng mạng như thế nào - so sánh các giải pháp
Trong bài viết trước, khi mình đánh giá về chiếc NAS mình đang dùng, mình có so sánh một vài tính năng của NAS với Cloud. Tuy nhiên, những so sánh đó mới chỉ đang ở góc độ so sánh phần mềm giữa NAS và Cloud nên chưa phản ảnh hết được toàn bộ ưu và nhược hai giải pháp. Vì thế trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về quá trình mình chuyển từ ổ cứng rời sang cloud và sang ổ cứng mạng. Đồng thời, mình sẽ so sánh chi tiết 3 giải pháp ổ cứng rời, cloud và ổ cứng mạng để anh em có cái nhìn khách quan hơn về các giải pháp.

Nhân đây, vì thấy rằng chưa có nhiều anh em sử dụng NAS nên mình quyết định sẽ làm luôn 1 series về việc mình sử dụng NAS như thế nào để chia sẻ với anh em. Bài viết này cũng sẽ là một phần trong series chia sẻ tất tần tật về ổ cứng mạng dưới góc độ một người dùng không có quá nhiều kiến thức chuyên sâu về IT nhưng vẫn có thể quản lý, vận hành và sử dụng NAS tại nhà.

Trước đây


Trước đây, mình lưu trữ dữ liệu bằng ổ cứng đi động (ổ cứng rời – External Hard Drive), xưa thì HDD, gần đây hơn là SSD. Rút ra, cắm vào máy tính thường xuyên để sao chép và back-up dữ liệu.
Nhưng mà phương pháp này có những vấn đề sau:
  • Đi đâu cũng cần mang theo ổ cứng nếu muốn có dữ liệu sẵn sàng
  • Cáp kết nối hầu như đời cũ, đổi qua dùng máy tính mới là lại phải đổi cáp kết nối
  • Hầu như chỉ sử dụng được máy tính để truy cập dữ liệu, các thiết bị khác như điện thoại lại gặp khó
Vậy là mình thấy cần thay đổi

Quá trình mình chuyển từ ổ cứng rời sang cloud rồi sang ổ cứng mạng


Option 1: Cloud

Ban đầu mình dùng cloud để thay cho ổ cứng di động, nhưng với nhu cầu của mình, cloud có vẻ không hợp cho lắm vì một vài lý do sau:
- Nhiều lúc mình phải copy lượng lớn dữ liệu, vì thế đôi lúc tốc độ mạng từ cloud không đủ đáp ứng. Download cả folder về thì lại bị nén lại, lại mất thêm thời gian giải nén
- Làm việc tại nhà mà dùng cloud thì vẫn bị giới hạn băng thông internet theo gói mình sử dụng, đôi lúc tốc độ truyền tải vẫn chậm nếu không nâng cấp gói cước lên tốc độ cao hơn. Mình dùng gói 100Mbps và chỉ là cam kết băng thông trong nước, băng thông nước ngoài thì thả trôi, lúc cao lúc thấp. Vì thế nếu dữ liệu được lưu ở máy chủ trong nước hoặc ở gần VN, thì tốc độ sẽ nhanh còn nếu ở xa thì có khi tốc độ lại chậm. Và mình không kiểm soát được chuyện này
Error internet.jpg
- Trong trường hợp có sự cố mất internet sẽ khó hoặc không thể truy cập dữ liệu như:
  • Đứt cáp từ cột điện vào nhà, trường hợp này mình đã từng bị, thế lực nào đó làm đứt dây cáp quang từ ngoài cột và nhà. Gòi xong, mất hết internet và không có dữ liệu để làm việc trong vài ngày chờ kỹ thuật khắc phục. Phát wifi từ điện thoại thì tốc độ 4G thảm hơn nhiều so với Wifi. Thế là lại phải mò ra chỗ nào đó có internet để làm việc
  • Trạm trung chuyển internet mất điện: cũng có lần vào mùa hè cắt điện luân phiên và cắt luôn của chi nhánh mạng nào đó dẫn internet vào đến nhà mình và một số khu vực xung quanh, và thế là mất internet cả khu vực
  • Mới gần đây mình gặp trường hợp chung cư nhà mình cũng lỗi đường truyền internet toà nhà chung cư, và thế là mất toàn bộ kết nối trong buổi sáng
Chưa kể mình có một nhu cầu cá nhân là lưu trữ ảnh dạng folder theo dòng thời gian, theo từng sự kiện. Nếu backup lên cloud thì không giữ được cấu trúc folder đó nên cũng hơi bất tiện mặc dù khả năng nhận diện ảnh của cloud đa phần rất tốt.
Vậy nên mình thấy nếu chỉ phụ thuộc hết vào Cloud thì cũng chưa phải là cách hay. Vì vậy mình nghĩ đến giải pháp thứ 2 đó là ổ cứng mạng

Option 2: Ổ cứng mạng (NAS)

Cho bạn nào chưa biết về ổ cứng mạng: ổ cứng mạng là là một cái ổ cứng, được kết nối với mạng, và bạn có thể truy cập dữ liệu thông qua mạng. Đó có thể là mạng nội bộ hoặc là mạng internet. Tất nhiên là mình chỉ giải thích đơn giản để những bạn nào chưa biết dễ hình dung, còn nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây
Trước khi dùng NAS, mình cũng thấy chi phí là một rào cản lớn. Nhưng cắn răng mua về dùng thử thì thấy đáng đồng tiền bát gạo vì những lý do sau:
  • Cách sử dụng và quản lý file không khác gì một cái ổ cứng truyền thống, mình toàn quyền làm chủ dữ liệu của mình, muốn tạo và tổ chức dữ liệu như thế nào cũng được. Nhưng cũng lại cũng hoạt động không khác gì một cloud
  • Đi ra ngoài không phải mang ổ cứng theo, vẫn truy cập dữ liệu được mọi lúc nếu có internet. Có thể truy cập theo dạng kết nối trong nước không đi lòng vòng ra server nước ngoài nên tốc độ truy cập khá cao
  • Tốc độ trong mạng nội bộ được đẩy lên mức độ cao nhất mà thiết bị có thể đáp ứng, bỏ qua thắt nút cổ chai ở việc bị giới hạn băng thông nhà mạng
  • Có mất internet thì vẫn tiếp cận và truy cập được dữ liệu bằng mạng nội bộ
  • Có thể truy cập từ mọi thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, máy tính, tivi. . .
Screenshot 2023-02-12 at 07.37.59.png

Quảng cáo



Lúc trước khi mua, mình cũng phân vân giữa WD My Cloud và NAS Synology. Mình thấy My Cloud đẹp và gọn gàng, nhưng cuối cùng mình chọn NAS Synology vì thấy khả năng tuỳ biến phần cứng và quản lý phần mềm đều tốt hơn và mình được toàn quyền quyết định như là gắn bao nhiêu ổ, gắn ổ dung lượng bao nhiêu. Giống như việc tự ráp PC so với mua Laptop đã đủ sẵn mọi thứ. Với lại nếu dùng 2 bay 2 ổ cứng thì Synology có giá tốt hơn đôi chút so với WD My Cloud.

Hiện mình đang dùng Synology DS 220+ và 2 ổ cứng 4TB IronWolf của Seagate chuyên dụng cho NAS. Mình từng có một bài viết chia sẻ sơ bộ về việc sử dụng và những kinh nghiệm nhập môn với chiếc NAS này tại đây.

Lúc trước mình mua mình cũng không thật sự tìm hiểu kỹ cứ nhắm mắt đưa chân. Nhưng hoá ra, NAS cũng sẽ được các hãng chia ra thành các dòng từ nhập môn, cơ bản, nâng cao và cao cấp với cấu hình và tính năng tăng dần tuỳ vào nhu cầu của người sử dụng. Các bạn có thể tham khảo ở link này để hiểu hơn về các dòng NAS. Hoá ra con DS 220+ của mình là đã thuộc dòng nâng cao rồi

Để chọn NAS phù hợp, các bạn cần biết rõ nhu cầu của mình, ví dụ như dung lượng cần lưu trữ các bạn cần là bao nhiêu trong vòng vài năm tới, bạn sẽ dùng NAS để làm những việc gì (lưu trữ/ backup/ cá nhân hay doanh nghiệp/ có làm server không . . . ), từ. đó có thể chọn ra được chiếc NAS phù hợp với nhu cầu.

So sánh ổ cứng rời với Cloud với NAS


Ở bảng dưới, mình sẽ so sánh các lựa chọn ổ cứng rời, cloud và NAS một cách chi tiết nhất, để các bạn hình dung những ưu điểm và nhược điểm của mỗi giải pháp. Mình sử dụng mức dung lượng 2TB để so sánh vì hiện nay hầu hết các cloud để sử dụng cá nhân và gia đình đều có mức dung lượng này là cao nhất.

Quảng cáo


[​IMG]
Mình làm bảng so sánh để các bạn dễ hình dung đúng và đủ về ưu và nhược của cả 3 giải pháp. Và mình cũng muốn lưu ý rằng: không nhất thiết khi bạn dùng cái này nghĩa là bạn bỏ hoàn toàn cái kia mà có thể dùng tất cả song song để tương trợ lẫn nhau nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Hiện tại, mình đang sử dụng cả 3 món với cấu hình cơ bản như sau:
  • Ổ cứng mạng dùng để lưu trữ toàn bộ dữ liệu từ công việc đến cá nhân. Đảm bảo tốc độ truy cập và kết nối ổn định cao. Có sử dụng các tính năng như Snapshot, BackUp và Sync với Cloud để đảm bảo an toàn dữ liệu
  • Có thể bạn chưa biết: Để xem video 4K@60fps chỉ cần tốc độ mạng 20-50Mbps, với video 4K@30fps chỉ cần 13-34 Mbps. Mình tham khảo tốc độ yêu cầu tại đây. Và với tốc độ đó thì NAS dư sức đáp ứng khả năng stream 4K, kể cả trong mạng nội bộ lẫn mạng internet. Các thiết bị mạng giờ cũng toàn 100Mbps hoặc 1000Mbps, gói cước mạng cơ bản hiện nay của các nhà mạng hầu như đều khoảng 100-300Mbps
  • Ổ cứng ngoài mình dùng để boot Win 7 với Win 10 để dùng với máy ảo Parallel trên Mac. Dữ liệu máy ảo cũng được lưu trữ ở trong NAS và chỉ việc copy ra ổ cứng ngoài để dùng. Mình có dùng 1 cái SSD WD 256GB và Box của Orico hỗ trợ tốc độ 10Gbps (lý thuyết 1250 MB/s, thực tế mình dùng được tầm 700-800 MB/s). Ngoài ra, mình còn thừa 1 ổ WD 1TB cũ vẫn hay dùng để backup dữ liệu cho NAS
  • Cloud dùng để sync dữ liệu công việc từ NAS lên để có thêm 1 bản sao lưu dữ liệu công việc quan trọng và có thể truy cập từ bất cứ đâu, dự phòng cho trường hợp mất kết nối với NAS như mất internet hay mất điện. Mình dùng gói GG cloud miễn phí 15GB là đủ cho nhu cầu này, và nếu cần nhiều hơn thì cũng có thể tạo thêm tài khoản là được

Cách chuyển dữ liệu từ ổ cứng ngoài và cloud sang ổ cứng mạng


Mới đầu khi sắm NAS về thì mình cũng nghĩ là việc chuyển dữ liệu sẽ phức tạp và mất thời gian. Vì trước đây mình cũng hay sao lưu dữ liệu giữa các ổ cứng rời với nhau để đảm bảo dữ liệu. Mình hay cắm ổ cứng vào máy tính rồi copy paste đơn thuần hoặc dùng ứng dụng Beyond Compare để đồng bộ theo phương pháp khá thủ công.

FolderSync.png
Nhưng nếu lượng data lớn và mất thời gian copy thì hầu như sẽ phải ngồi canh hoặc dặn mọi người xung quanh không đụng vào máy, cáp kết nối hay ổ cứng. Máy tính cũng phải tắt chế độ sleep đi phòng trường hợp đang copy dở thì máy ngủ mất. Tốc độ copy lại ảnh hưởng bởi máy tính, hoặc ngược lại, tốc độ máy tính lại ảnh hưởng bởi tác vụ copy.

Ấy thế mà, cẩn thận vậy dồi mà vẫn vô tình chạm vào dây lúc đang copy làm nó lỏng ra thôi là lại mất kết nối. Có lúc còn gây hỏng dữ liệu hoặc lỗi ổ cứng. Nói chung là lắm lúc rơi vào mấy tình huống cũng éo le.
Chuyển dữ liệu từ ổ cứng ngoài lên Cloud cũng vậy, mình thường sẽ phải cắm vào máy tính rồi sau đó mới sync lên cloud, trong quá trình cũng có thể bị ảnh hưởng nếu dây bị lỏng, máy tính cũng bị chậm hơn cho việc đó

Ổ cứng rời → NAS


Chuyển dữ liệu từ ổ cứng rời sang NAS thì đơn giản hơn, cắm trực tiếp ổ cứng vào NAS sau đó copy paste như bình thường bằng ứng dụng quản lý file của NAS, cứ để đó tầm 3 tiếng là copy xong 1 TB dữ liệu. Cái hay là trong quá trình copy đó là NAS làm việc với ổ cứng, mình chỉ cần giám sát NAS qua trình duyệt trên máy tính. Còn mình vẫn làm việc ở máy tính bình thường, không bị việc copy ảnh hưởng và cũng không ảnh hưởng đến việc copy
USB Copy.png
Ngoài ra, cái NAS Synology của mình đang dùng cũng có tính năng USB copy, chỉ việc cắm ổ cứng vào rồi bấm nút copy trên thân máy là dữ liệu được tự động chép vào thư mục USB trên NAS. Rồi bao giờ rảnh thì có thể ngồi sắp xếp lại những thư mục đó sau.

Cloud → NAS


Đối với dữ liệu trên Cloud cũng có rất nhiều cách để copy vào NAS, chúng ta có thể tải về máy tính rồi upload lên NAS hoặc dùng phương pháp đơn giản hơn, đó là sử dụng phần mềm Cloud Sync trên NAS để đồng bộ trực tiếp với Cloud và sync dữ liệu từ Cloud vào NAS tự động.

Cloud sync.png

Điểm đặc biệt của Cloud Sync là có thể cùng lúc đồng bộ với nhiều nền tảng cloud, và mỗi nền tảng cũng có thể sử dụng nhiều tài khoản. Mình sẽ chia sẻ kỹ hơn về ứng dụng Cloud Sync này trong bài viết kế tiếp trong series chia sẻ tất tần tật về ổ cứng mạng dưới góc độ một người dùng không có quá nhiều kiến thức chuyên sâu về IT nha

Bài viết cũng đã dài và cung cấp nhiều thông tin, mình xin phép tạm dừng tại đây, cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Nếu thấy bài viết hay, các bạn đừng quên Follow mình trên Tinh Tế cũng như trên trang Facebook của mình để không bỏ sót các bài viết mới, và nếu tiện thì ghé website của mình để xem những bài viết chất lượng cao khác từ Ngon Bổ Xẻ nhé

Chân thành cảm ơn các bạn

P/s: Mình đính kèm nhanh 1 cái test tốc độ kết nối đến NAS ở dưới bài để anh em tham khảo thêm. Lúc ở nhà trong mạng nội bộ thì mình thường có tốc độ truy cập NAS tầm 300Mbps (37.5 MB/s)
Còn nay mình đang không ở nhà:

NAS đang cắm ở nhà mình ở HN, dùng mạng Viettel, tốc độ gói cước của mình tầm 100Mbps
Mình đang ở Sơn La, cách HN tầm 240km, dùng mạng VNPT ở nhà bố mẹ vợ, tốc độ check qua speedtest tầm 50Mbps (mình để speed test tự chọn server)
Mình vẫn đang làm việc với file ở nhà qua smb và drive bình thường. Tốc độ kết nối đến NAS speedtest còn nhanh hơn kết nối đến máy chủ của nhà mạng

Trong chuỗi bài viết của mình sẽ có một bài mình làm về tốc độ truy cập và các cách để tối ưu tốc độ truy cập NAS nhé, anh em đón chờ nhé. Còn dưới đây là kết quả test nhanh

Tốc độ kết nối đến NAS: 58.8 / 56.6 Mbps ~ 7.3 / 7.1 MB/s
Screenshot 2023-03-05 at 07.50.59.png

Tốc độ kết nối đến máy chủ nhà mạng: 49.2 / 44.4 Mbps ~ 6.15 / 5.55 MB/s
Screenshot 2023-03-05 at 07.51.07.png
Và cuối cùng mình test nốt luôn cái tốc độ của GG Drive: 206.2 KB/s và 2.4 MB/s (cái này mình không chắc test có chuẩn không vì mình không tìm được cách nào tốt hơn để test tốc độ GG Drive, bạn nào biết thì chia sẻ với mình nhé)
Screenshot 2023-03-05 at 08.19.48.png

Và tiện mình test thử luôn tốc độ tải thực tế giữa NAS và Google Drive để xem mấy cái speedtest trên có chuẩn không:
Google Drive:
Screenshot 2023-03-05 at 08.40.52.png
NAS:
Screenshot 2023-03-05 at 08.53.16.png

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

278 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

dtlchi
ĐẠI BÀNG
một năm
Cảm ơn bạn vì bài chia sẻ rất hữu ích, giờ mình mới biết đến NAS, đáng để tìm hiểu thêm
@Dr.Son Tải dạng phim đặt quyền ko công khai hả bác. Sợ bị đánh mất bản quyền
@Dr.Son Mấy cái bác phản biện là bác khuyên đi mua thêm dịch vụ ngoài, vậy chục cái dịch vụ thuê ngoài của bác so với 1 giải pháp all in one thì cái nào tiện hơn, cái nào kinh tế hơn? Với nhiều nhu cầu, tôi đầu tư chỉ 1 con NAS cảm thấy thực sự tiện dụng mà dịch vụ cloud không thể bằng được, hiện tại tôi cũng thuê bao Onedrive 1TB, GGone 2TB dùng song song để backup 3-2-1 những dữ liệu quý giá như ảnh/video của gia đình, hoàn toàn không lưu dữ liệu làm việc trên cloud nên tôi biết được NAS nó hơn thuê cloud ở điểm gì.
Bác còn lấy PC, laptop ra để so với NAS thì cũng chịu bác, bác chả hiểu cái gì bác đang phản hiện.
Bác nói chơi Bluray ISO qua internet thì đúng là bác không phải là dân chơi media, bluray iso là tôi nói chơi Local, bác là dân ngoại đạo thì nói cả ngày cũng không hiểu, nhu cầu của bác chỉ là youtube đã mãn nguyện rồi thì không thể nói chuyện với tôi về bluray iso, về media server được.
Chung quy lại, những thứ mình nói bác bảo có thể thuê , có thể có giải pháp khác, tôi không phủ nhận,, nhưng hãy đặt ra 1 bài toán kinh tế và sự tiện dụng, tự chủ lúc đó sẽ có câu trả lời đâu là giải pháp mình nên đầu tư
Cảm ơn bạn bài viết rất hữu ích. Nhưng với ngừoi dùng đang quá phụ thuộc vào HDD mà kg chú trọng data của mình có thể bị mất do ổ vật lý bất cứ lúc nào thì việc tiếp cận Cloud là giải pháp tối ưu và dễ nhất.
@tranhduy Đúng rồi bạn, cloud là dễ nhất cho người dùng, nhưng khi nhu cầu tăng lên như cần tốc độ và cần phải lưu trữ tập trung thì mình thấy dùng NAS sẽ đáp ứng tốt hơn. Với lại sau đó vẫn có thể tiếp tục backup lên cloud để phòng các rủi ro về vật lý
@Ngon Bổ Xẻ cái nas này kém an toàn bảo mật dữ liệu quá bác nhỉ,hic
@toilachi9 Mình thấy an toàn và bảo mật mà, có kém đâu bạn?
@tranhduy NAS có RAID để phòng ổ hỏng hoặc HA để backup 1:1 cho toàn bộ NAS thì bác sợ gì hỏng vật lý 😀. Người ta tạo ra NAS để lưu trữ dữ liệu thì họ cũng phải có giải pháp an toàn dữ liệu chứ. Còn tính bảo mật thì do người dùng thôi, nó cũng hỗ trợ nhiều cách để bạn bảo vệ dữ liệu của mình.
@hoangthanhnt Mình đang nói đến độ tiếp cận của người dùng cá nhân bạn, từ HDD để chuyển tiếp cận với giải pháp lưu trữ backup an toàn thì lên Cloud là đơn giản nhất, ai cũng có thể sd dễ dàng trên nền tảng hệ sinh thái có sẳn của google or ms... Vấn đề là đa phần họ chưa quan tâm đến việc dữ liệu của mình lưu trên HDD có sẳn kèm HĐH trên máy tính hay dung lượng có sẳn trên smartphone nó die bất cú khi nào. Còn NAS thì quá tốt rồi nhieng kg phải ai cũng hiểu để thiết lập và sử dụng ( mình nói với ngừoi dùng cá nhân bt nhé)
Rất hay. Thêm 1 tiện ích đáp ứng nhu cầu công việc và giải trí.
@d_chien90 Cám ơn bạn, còn nhiều thứ về nas mình sẽ đăng tải dần, bạn theo dõi chuỗi bài viết nhé ;)
@Ngon Bổ Xẻ Ok
có 1 kiểu "nas nhà nghè cho những bạn lo ngại chi phí eo hẹp là mua cục router wifi có cổng usb, cắm ổ cứng vào cấu hình cổng usb của router thành lưu trữ fpt, mở port ftp ra mạng internet, cài ddns. sau đó thì ổ cứng cắm vào rourer thành ổ mạng giá rẻ 🤣
@nicolasdoan Để hôm nào rảnh làm 1 bài hướng dẫn biến router padavan hoặc raspberry pi thành nas con nhà nghèo, tính năng cũng có những cái ở trên nhưng hàng free nên ko ổn định thôi
@nicolasdoan mấy router đời cao ví dụ như mình hay dùng Asus thì chức năng NAS qua cổng usb cũng ko kém NAS tầm trung là bao - chỉ kém việc raid các thứ thôi -mình xưa dùng NAS nhưng chuyển nhà mới 2 năm nay cắm thẳng qua Router thấy cũng okie ổn định lại gọn gàng hơn. Asus mình đnag dùng còn làm luôn ổ Time Machine cho macOS luôn rất tiện.
@nicolasdoan có phải cái router nào cũng có cổng USB đâu. Mua cái cục NAS Seagate trên shopee bán có 120k kìa. Đồ cổ, ít tính năng + phần mềm chạy trên flash + chạy trên Win 11 hay mac là nhục luôn. Nhưng mà up firmware openwrt vào phát là đời tương sáng luôn
@nicolasdoan Tôi đang dùng app Files trên IOS để kết nối với 1 thư mục trong PC nhưng được vài hôm là nó lỗi, ko hiện file bên trong nữa. Laptop thì vẫn truy cập bình thường
AT76
ĐẠI BÀNG
một năm
Cảm ơn bạn. Bài viết rất công phu. Mình đang dùng Onedrive để lưu trữ và làm việc trên cả PC và Macbook. Dung lượng 1TB đi kèm với Office 365 nên về chi phí thì không phải vấn đề. Mình chỉ dùng hết tầm 200gb. Vì ổ cứng laptop và PC đều nhỏ nên mình thường dùng chế độ file on demand, khi nào cần thì down về. Mọi thứ khá ổn và tiện.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là sync: Đôi khi mình sửa file trên PC, mang laptop đi nhưng đến khi dùng laptop thì file có khi chờ mãi chưa sync nên không mở được ở laptop. Ngoài ra thi thoảng cũng có vấn đề như bạn đề cập, mạng kém nên load mãi không lên. Không rõ giải pháp NAS có xử lý tốt hơn các vấn đề này không?
@AT76 mình cũng vẫn dùng onedrive, 400GB cả ảnh/video cũ. nói chung ít phải phàn nàn vì dữ liệu ít file nặng, không có file giải trí. ảnh/video tống hết lên google photos rồi.
AT76
ĐẠI BÀNG
một năm
@lehman1 Mình dùng văn phòng là chính thôi. Tuy nhiên đôi khi Onedrive nó cứ ỳ ra không sync nên chưa thấy file cập nhật.
@AT76 Kinh nghiệm xài cloud 10 năm cho thấy nếu muốn sync ổn định thì chơi Dropbox. Mình cũng dùng mấy cái (Dropbox, One Drive, iCloud), riêng cái cần lưu dữ liệu quan trọng nhất, cần sync nhanh nhất, không lỗi thì bỏ vô Dropbox.
AT76
ĐẠI BÀNG
một năm
@Nguyen Hieu 88 Chắc phải dùng cả dropbox lẫn onedrive như bạn.
trươc mình cũng có setup Nas và dùng thử được 1 tuần mục đích để gửi nhận file với khách hàng nhìn cho pro: dùng được domain mình muốn thay vì link drive dài ngoằng

nhưng sau 1 tuần đã phải remove vì 1 số lý do bất tiện như :
1.tốc độ chậm so sánh với Google Drive.
2. không thể làm google sheet/doc/slide vì ko cùng hệ sinh thái với khách hàng (google drive)
3. mình chủ yếu gởi và nhận video nhưng nas lúc đó chưa cho phép preview video cái video link mình gửi cho khách.

anh em làm video lưu ý những điều trên có thể ko phù hợp và tiện dụng bằng cloud
@Nguyễn Đỗ Minh Khương Số 1 : Bạn kết nối đến NAS bằng phương pháp nào? Mình thấy đặt NAS trong nước tốc độ kết nối cao mà, hầu như luôn đạt mức cao tương đương băng thông mạng đang dùng

Số 2: đúng, mình thấy đây là nhược điểm, không chơi được file online của google vì không cùng hệ sinh thái. bài review trước mình cũng đã đề cập đến cái này

Số 3 : Mình cũng vừa thử share video bằng Drive của NAS nhưng nó không cho preview thật. Để mình tìm hiểu kỹ hơn vụ này xem có giải pháp gì hay ho không
@Nguyễn Đỗ Minh Khương Cái vụ tên đẹp hình như mua theo domain thì cũng ra tên đẹp cho ggdrive chứ nhỉ? Hay mình nhớ lộn
@nightwish47 phải cấu hình lại trên matbao.net để nó forward về IP tĩnh chạy nas của mình tại nhà đó bạn. còn mình chưa trỏ domain lên google drive bao giờ nên ko rõ
@Ngon Bổ Xẻ mình share video xem online với sync file từ lap về, mà cảm giác nó hơi chậm so với google drive. nói chung nếu lưu trữ data private cho công ty nội bộ lưu hành với nhau hoặc lưu trữ phim hd để xem gia đình thì ok, còn lại có nhiều cái vẫn ko bằng ggdrive ạ. kinh nghiệm cá nhân thôi
@Nguyễn Đỗ Minh Khương Mình sợ bạn cấu hình chưa đúng rồi nên mới chậm á, chứ mình dùng thấy nhanh hơn ggdrive nhiều mà.

Nhưng đúng là hệ sinh thái của gg hiện vẫn support nhiều thứ tiện hơn
pigcream
ĐẠI BÀNG
một năm
Bài viết hữu ích
@pigcream cám ơn bạn
Mới cập nhật thêm mấy cái Speed test nhanh để anh em tham khảo ở cuối bài viết.
Trái qua phải: Tốc độ kết nối đến NAS, tốc độ kết nối máy chủ nhà mạng, tốc độ kết nối đến GG Drive
Screenshot 2023-03-05 at 07.50.59.jpg
Screenshot 2023-03-05 at 07.51.07.jpg
Screenshot 2023-03-05 at 08.19.48.jpg
@hungthieuk Có ứng dụng video station, mình test phim 4K ổn mà
@Ngon Bổ Xẻ không cần mở thêm port đâu, cài thêm WebStation để host website, nó sẽ tạo proxy đi qua thằng này hết, chỉ cần dùng port 80/443 thôi
@Ngon Bổ Xẻ Dc vầy à
Screenshot_20230306_121925_Samsung Internet.jpg
@hungthieuk Modem có hỗ trợ Lan gigabit 1Gbps không bạn?
Cám ơn bài viết hay! Đúng là NAS ưu điểm nhiều, nhưng cũng hơi phức tạp nhỉ?
@geoterre Đúng bạn ạ, nó sẽ hơi khó một chút với người dùng, nhưng như mình chỉ là người thích công nghệ chứ không phải dân IT vẫn có thể mày mò sử dụng được rất ổn. Mình sẽ chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm trong chuỗi bài viết của mình về NAS, bạn đón đọc nhé
@Ngon Bổ Xẻ Cảm ơn bạn ;)
dovanpho
ĐẠI BÀNG
một năm
cảm ơn chủ thớt, dùng NAS có chức năng snapshot để chống được ransomeware. (các cái khác thì không).
@dovanpho Đúng rồi, về backup cho NAS thì có Snapshot. Cẩn thận hơn thì backup riêng ra ổ cứng ngoài hoặc cloud nữa. Về phần cứng thì chạy RAID để dự phòng ổ cứng đột tử. Mình thấy có nhiều cách để bảo vệ dữ liệu lắm. Thực ra cloud cũng bảo vệ được dữ liệu bằng các phương pháp tương tự, mỗi tội giá sẽ cao và đắt hơn NAS một chút trong khi tốc độ thì không ổn định, lúc nhanh lúc chậm
2017 mình có làm 1 cái dự án mini về lưu trữ film Xray cho 1 bv công, lúc đầu khi bắt tay vào làm thì quả thật là quá mơ hồ. Sau dần càng làm càng thấy hiệu quả ra vì chi phí & khả năng sử dụng của Nas. Độ ổn định, tốc độ truy cập, khả năng mở rộng, dữ liệu dc bảo mật vì sever vật lý nằm tại đơn vị.Nhược điểm thì đúng như bạn nói là hệ sinh thái của Nas còn ít, tính tương thích với các ứng dụng khác nhau còn nhiều giới hạn
@linhtmt113 Thế là bạn còn đỉnh hơn mình rồi, mình mới mày mò ở góc độ sử dụng cá nhân và công việc nhẹ nhàng. Bạn làm cho bệnh viện chắc phải setup con NAS khủng hơn con mình đang dùng nhiều
@Ngon Bổ Xẻ Ds918+ thôi bạn , sau dần mới mua thêm bay mở rộng dung lượng lưu trữ. Chủ yếu là giải được bài toán kinh phí thấp cho chủ đt, khi mà chi phí đi thuê máy chủ với cloud sau 2 năm bằng tiền bỏ ra mua sắm thiết bị 😅
@linhtmt113 Hay quá, không ngờ 918+ đã gánh được bệnh viện rồi. Lượng user và device tầm bao nhiêu hả bạn
@Ngon Bổ Xẻ User chỉ cung cấp cho 3 phòng ban &1 admin sử dụng khi có yêu cầu của bảo hiểm cần truy xuất số lượng flim dc chi trả. Còn bây giờ nhiều bv nó thuê pm Pacs để truyền dẫn & lưu trữ ảnh trên Cloud. Mà cái Cloud ý thì khác quái gì Nas đâu. Có hơn là nhân viên nó nhàn hơn khi k phải quản lý tb, bù lại thì giá thuê nó cũng chat lắm. Đơn vị nào tài chính mạnh tiền nhiều thì cứ thuê thôi.
Vẫn xài cả 3.
1. HDD để lưu trữ dữ liệu định kỳ. Cắm HDD, chạy sync, check file hỏng. Nếu file hỏng, phục hồi từ bên chưa hỏng.
2. Cloud, NAS để sync dữ liệu giữa các devices. Cloud thì có hệ sinh thái google đi kèm, NAS thì có bảo mật và riêng tư.
@vanthoan Thế cũng khá giống cách mình đang dùng hehe
Chủ yếu lưu file hình ảnh thì cấu hình raid mấy ok bạn? Mình thấy ae hay cấu hình raid 0
@phongdinh89 Lưu trữ dữ liệu quan trọng thì Raid1 hoặc Raid5, còn muốn lưu dữ liệu tạm với tốc độ cao thì Raid0
@phongdinh89 Raid 0 là dùng toàn bộ số lượng ổ cứng để lưu dữ liệu, bạn hình dung nó như mạch nối tiếp ý. Ví dụ bạn có 2 cái ổ 1TB, bạn dùng raid 0 sẽ có tổng 2TB để sử dụng. Nhưng nếu 1 trong 2 ổ bị hỏng thì bạn có thể sẽ mất 1TB dữ liệu


Còn raid 1 thì 2 ổ mắc song song với nhau. Bạn lưu trữ gì nó cũng sẽ lưu giống hệt nhau vào cả 2 ổ. Phòng trường hợp 1 ổ hỏng thì vẫn còn 1 ổ tốt để dự phòng, tất nhiên lúc này bạn chỉ có tổng 1TB
lehman1
ĐẠI BÀNG
một năm
@Ngon Bổ Xẻ raid0 mất 2tb nha, nguy cơ x2, ngta chỉ raid0 khi cần tăng tốc VD: game, OS..
@lehman1 Vậy à bạn, mất là mất cả luôn à, vậy quá rủi ro
Lưu cái gì mà lưu dữ dằn dị? 😂
@maidng Dữ liệu ngày càng phình to mà bạn 😁
@maidng Nhiều lắm. Đơn giản nhất là ảnh, ảnh hiện nay chụp ngày càng phình to dung lượng. Chưa kể video chưa edit.
lehman1
ĐẠI BÀNG
một năm
@maidng tài liệu khoa học nippon
Bài viết quá hay & các cmt cũng hay nữa chủ topic nhiệt tình đáng học hỏi
Hun cái nè
@Huy Nguyen Le Cám ơn bạn, theo dõi mình nhé vì mình còn rất nhiều chủ đề về NAS sẽ chia sẻ trong tương lai
NAS này bạn cấu hình Raid mấy thế
@Anonymox Cám ơn bạn 😁
@Anonymox vậy giờ mà muốn set-up hệ thống nas tại nhà thì nên build hệ thống hybrid raid ah bác,hic
@toilachi9 uh, mà nó cũng chỉ là format theo định dạng SHR thôi mà
@Ngon Bổ Xẻ Mail hoặc nhờ support hãng xem, mình nhớ trc cũng nhờ hãng nó sp để chuyển Raid mà k mât dữ liệu khi nâng cấp thêm ổ đĩa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019