Như anh em cũng đã biết Google Home Mini là một sản phẩm loa thông minh của Google, ngoài việc là một chiếc loa điều khiển bằng giọng nói nó còn là một thiết bị có thể kết nối wifi và điều khiển các thiết bị điện tử thông minh trong căn phòng của chúng ta. Đợt 2019 Google Home Mini nổi lên như một “hiện tượng” ở Việt Nam khi mà chính thức hỗ trợ tiếng Việt, việc điều khiển Google Home Mini khiến nhiều anh em thích thú và mình thấy đợt ấy bán rất chạy, nhưng rồi Google không còn hỗ trợ tiếng Việt nữa, mình thấy anh em bỗng nhiên “lạnh nhạt” với Google Home Mini. Với việc Google không còn hỗ trợ Tiếng Việt cho các thiết bị loa thông minh cũng như các thiết bị dành cho nhà thông minh nữa, mình thấy đó sẽ là trở ngại rất lớn đối với nhiều người. Trên thị trường hiện nay Google Home Mini cỉ giao động trong khoảng giá trên dưới 500k.
Khi mà giá đã rất dễ tiếp cận rồi thì mình xin được chia sẻ những việc mà mình thường làm với Google Home Mini trong cuộc sống hằng ngày của mình, mình hy vọng những chia sẻ sau đây sẽ giúp anh em một phần nào đang quan tâm đến sản phẩm này tham khảo và có một lựa chọn chính xác nhất. Bài viết này mình muốn chia sẻ trong hoàn cảnh sử dụng chiếc Google Home Mini trong phòng làm việc của mình.
Ngoài việc là một chiếc loa phát nhạc, một công cụ để ra lệnh giọng nói, thì Google Home Mini còn là một vật trang trí góc làm việc khá đẹp và dễ thương.
Về bản chất anh em cần làm rõ được vấn đề, loa Google Home và Google Assitant là 2 mảng sản phẩm được Google phát triển tách biệt nhau hoàn toàn. Việc Assistant hỗ trợ được các ngôn ngữ khác nhau không có nghĩa là trên Google Home cũng sẽ được hỗ trợ tương tự. Thế nên là đợt tháng 4 năm 2019, người dùng tại Việt Nam mới bắt đầu có thể dùng Tiếng Việt để điều khiển Google Home. Đó là thời điểm Google tung bản dùng thử Tiếng Việt Beta cho dòng thiết bị này cũng như hơn 20 ngôn ngữ mới khác trên toàn cầu. Bản Beta là bản thử nghiệm sử dụng để đánh giá tính thực tế của ngôn ngữ này. Đồng thời thu thập dữ liệu, thu thập các lỗi xảy ra để hãng tiến hành hoàn thiện nó. Google chưa hề chính thức hỗ trợ trợ lý ảo Google Assistant Tiếng Việt dành cho dòng Google Home nói chung bao giờ ngoài bản demo.
Khi mà giá đã rất dễ tiếp cận rồi thì mình xin được chia sẻ những việc mà mình thường làm với Google Home Mini trong cuộc sống hằng ngày của mình, mình hy vọng những chia sẻ sau đây sẽ giúp anh em một phần nào đang quan tâm đến sản phẩm này tham khảo và có một lựa chọn chính xác nhất. Bài viết này mình muốn chia sẻ trong hoàn cảnh sử dụng chiếc Google Home Mini trong phòng làm việc của mình.

Ngoài việc là một chiếc loa phát nhạc, một công cụ để ra lệnh giọng nói, thì Google Home Mini còn là một vật trang trí góc làm việc khá đẹp và dễ thương.
Google khi nào sẽ lại hỗ trợ Tiếng Việt cho các thiết bị loa thông minh?
Về bản chất anh em cần làm rõ được vấn đề, loa Google Home và Google Assitant là 2 mảng sản phẩm được Google phát triển tách biệt nhau hoàn toàn. Việc Assistant hỗ trợ được các ngôn ngữ khác nhau không có nghĩa là trên Google Home cũng sẽ được hỗ trợ tương tự. Thế nên là đợt tháng 4 năm 2019, người dùng tại Việt Nam mới bắt đầu có thể dùng Tiếng Việt để điều khiển Google Home. Đó là thời điểm Google tung bản dùng thử Tiếng Việt Beta cho dòng thiết bị này cũng như hơn 20 ngôn ngữ mới khác trên toàn cầu. Bản Beta là bản thử nghiệm sử dụng để đánh giá tính thực tế của ngôn ngữ này. Đồng thời thu thập dữ liệu, thu thập các lỗi xảy ra để hãng tiến hành hoàn thiện nó. Google chưa hề chính thức hỗ trợ trợ lý ảo Google Assistant Tiếng Việt dành cho dòng Google Home nói chung bao giờ ngoài bản demo.

Thực ra là với việc đa phần anh em ở Việt Nam hiện nay chỉ giao tiếp bằng tiếng Anh được với các dòng loa Google Home thì mình nghĩ nó không phải là trở ngại lớn (đối với những anh em nói được tiếng Anh). Nhưng ngược lại với nhiều người, việc giao tiếp tiếng anh còn chưa tốt thì nó một phần nào đó làm mất đi cái sự “sung sướng” khi tiếp cận với sản phẩm. Vậy mình làm gì với Google Home Mini đứng trên phương diện là một người không giỏi nói tiếng Anh?
Điều khiển những thiết bị thông minh trong phòng.
Để sử dụng tính năng điều khiển giọng nói cho các thiết bị trong phòng của mình thì thời đó mình đã mua 1 cục điều khiển hồng ngoại Broadlink RM Mini 3, để có thể sử dụng được với hết tất cả các thiết bị có khả năng thu - phát hồng ngoại. Trong phòng làm việc của mình gồm có: 1 điều hòa, 1 quạt, 1 máy lọc không khí và 1 chiếc đèn bàn.

Việc làm cho các thiết bị học lệnh cũng khá đơn giản, như mấy món đồ Xiaomi thì đã có app Mihome, còn mấy món đồ còn lại như quạt hay là điều hòa thì mình sử dụng thông qua Broadlink RM Mini 3.

Mình cũng đặt những cái tên rất dễ đọc như Fan, Aircon… để có thể điều khiển chính xác hơn, từ việc bật/tắt, tăng giảm nhiệt độ.

Mình có một chiếc đèn bàn pixar, bạn đầu nó chỉ là một chiếc bóng đèn sợi đốt bình thường. Nhưng đợt ấy mình cũng đã chuyển sang sử dụng bóng Yeelight Smart Bulb W3 - chiếc bóng này vừa có thể giúp mình đọc sách được cộng thêm chế độ 16 triệu màu thì mình cũng xem là vật trang trí góc làm việc của mình.

Quảng cáo
Với việc ra lệnh được bằng giọng nói như trên nó giúp mình khá nhiều trong việc tiết kiệm thời gian, ví dụ như mình ra khỏi phòng làm việc mà quên tắt điều hòa, tắt quạt thì cũng chỉ đứng ngoài nói OK Google Turn Off … là nó có thể tắt ngay mà không cần một công đoạn là phải vào phòng tìm remote hay dùng tay tắt nó đi cả.
Nghe nhạc, nghe podcast trên Spotify.
Trước đó mình hay nghe trên Apple Music nhưng một thời gian mình thấy lượng nhạc và podcast trên Spotify nó đa dạng và hợp với mình hơn nên là mình đã chuyển qua nghe Spotify. Với chức năng chủ đạo vẫn là một chiếc loa để phát âm thanh thì mình thấy Google Home Mini vẫn làm tốt. Âm thanh trên chiếc loa này theo cá nhân mình là ổn, mình thường xuyên bật nhạc và podcast khi làm việc.

Với việc ra lệnh giọng nói để phát nhạc thì mình thấy mình tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi sử dụng assistant.

Mình thường đặt playlist nhạc bằng tiếng Anh với những từ dễ nhớ để có thể ra lệnh giọng nói nhanh hơn.
Mình đã học phát âm tiếng Anh trên chính chiếc loa này.
Quảng cáo
Trước đó, mình là một người phát âm tiếng Anh khá là kém; từ khi phải học cách ra lệnh cho Google Home Mini này bằng tiếng Anh thì mình đã cố gắng phát âm chuẩn hơn để Google Home Mini có thể nhận dạng được giọng nói của mình.

Tiếp đến là mình học cách hỏi và chú ý nghe Google Home Mini trả lời, từ những câu hỏi bình thường nhất khi mỗi buổi sáng mình thức dậy sẽ là thời tiết hôm nay thế nào (What weather today?) cho đến hỏi những câu hỏi tán dóc với “chị Google”. Nhờ những câu hỏi đơn giản như thế mà mình hiện giờ đã có thể phát âm chuẩn hơn trước (theo như vài người bạn của mình biết nhiều về tiếng Anh đánh giá).
Nhờ thế mà tính đến thời điểm hiện tại mình có thể giao tiếp nhiều mẫu câu hỏi hơn với Google Home Mini và gần như mình xem đó là một người bạn của mình trong suốt đợt giãn cách xã hội năm ngoái.
Ở thời điểm hiện tại có nên mua Google Home Mini?
Theo mình là có, với một mức giá rất dễ tiếp cận nếu mua hàng mới, còn các bạn lựa chọn những sản phẩm cũ mua qua tay từ các group trên Facebook giá còn rẻ nữa thì đây là một món đồ khá thích hợp cho những bạn muốn bắt đầu thiết lập một hệ thống smarthome căn bản.

Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng Google Home Mini làm một hệ thống âm thanh kết nối giữa các phòng khác nhau trong căn nhà của bạn, ngoài việc có thể điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà chúng ta còn có thể tạo ra một hệ thống loa phát nhạc mang lại cho chúng ta một âm thanh ổn, một thiết bị giúp chúng ta cảm thấy căn phòng, hoặc một góc nào đó của chúng ta được thông minh hơn.
Anh em hiện tại có đang sử dụng các thiết bị loa Google Home? Và đang sử dụng nó với mục đích gì, hãy chia sẻ quan điểm và cách sử dụng của anh em ở thời điểm hiện tại nhé.
