Mình không còn học thuộc lòng nữa, và con mình cũng sẽ như vậy!

19/1/2022 8:37Phản hồi: 184
Mình không còn học thuộc lòng nữa, và con mình cũng sẽ như vậy!
Sau khi tốt nghiệp đại học, trải qua nhiều công việc thì mình vẫn giữ thói quen học để tích lũy kiến thức thông qua nhiều nguồn như Youtube, sách và các trang học trực tuyến. Điều khác biệt so với thời học sinh là mình không còn học thuộc lòng nữa.

Đạt giải nhì sinh học thành phố năm cấp 2

Năm cấp 2, trường mình chiêu mộ học sinh vào các đội tuyển để tham dự kì thi cấp quận và cấp thành phố. Ai giỏi môn nào thì đăng ký vào đội tuyển đó, mình thì chả biết mình giỏi cái nào, chỉ nghe lời bạn bè là vô đội Sinh học thì học thuộc lòng là đi thi được, chả cần động não, OK!

Kết quả là năm lớp 9 năm đó mình được giải nhất môn Sinh học Quận Tân Phú và giải nhì cấp thành phố. Tất cả những gì mình phải làm là nghe giảng và học thuộc lòng theo đề cương kiến thức Sinh học lớp 6 (thực vật), 7 (động vật), 8 (cơ thể người) và 9 (gen). Đội tuyển Sinh cũng là đội đạt được nhiều giải nhất so với các đội khác.

Tất nhiên bây giờ mình không nhớ mô tê gì kiến thức gì cả, chỉ còn lại hai cái bằng khen.

Screen Shot 2022-01-19 at 15.09.50.png

Giải nhất cấp quận 2006

Screen Shot 2022-01-19 at 15.10.01.png
Giải nhì thành phố 2007

Mình cất hai bằng khen này lâu rồi, hiện tại với mình nó không có giá trị gì cả, mình sẽ không kể với con gái mình là xưa ba nó đạt giải nhờ học thuộc lòng, mình muốn con có cách học tốt hơn mình ngày đó.

Bài học về sơ đồ tư duy từ cô giáo dạy Địa Lý cấp 3

Khi học cấp 3, vào tiết Địa Lý, khác với các giáo viên khác, cô giáo dành rất nhiều thời gian hướng dẫn cho lớp về việc vẽ biểu đồ xương cá để phân tích và hiểu một vấn đề. Mình nhớ nhất bài học cô thuyết trình về đặc điểm địa hình ba miền ở Việt Nam, cô treo bản đồ Việt Nam lên bảng và thuyết trình mượt mà không cần nhìn sách, sau đó hướng dẫn lớp mình về vẽ sơ đồ xương cá bài học để thuyết trình giống cô. Mình nghĩ: “cô giảng lâu mới nhớ được vậy chứ đời nào tụi em làm được, về cứ học thuộc lòng bài cho chắc."

Lần đầu được học về sơ đồ xương cá (sau này mình mới biết nó là sơ đồ tư duy), mình về vẽ ra như cô chỉ (miền Bắc - các khu vực -- đặc điểm từng khu, miền Trung - các khu vực -- đặc điểm từng khu). Sau đó mình mở vở định sẽ học thuộc lòng để lên thuyết trình, mà nhìn tiêu đề lớn (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) thì đầu tự chạy ra phần đặc điểm địa hình! Ui, hay quá, mình lấy Atlas bản đồ Việt Nam ra và nhìn vào để tập nói, nhìn vào từng khu vực trên bản đồ thì đều nhớ được thông tin. Hôm thuyết trình, cô mời xung phong nhưng không ai lên, mình làm học trò ngoan giơ tay bước bên bục, dùng thước chỉ vào bản đồ, mô tả rành mạch thông tin địa hình từng khu vực mà không cần nhìn vở, mình nhớ rõ cảm xúc của cô giáo - cổ ngạc nhiên vô cùng vì nhiều lớp cổ dạy ù lì kêu không đứa nào lên (dù cho nhìn vở nói). Sau đó thì đi lớp nào dạy cổ cũng khoe tên mình, lâu lâu được mấy em gái lớp khác hỏi thăm và khen, trời nó vui kinh khủng ^^

2048_Screen Shot 2022-01-19 at 15.32.43 copy.jpg
Mỗi lần viết bài tinhte mình thường soạn dàn bài bằng Mind Node, việc này giúp mình phân tích và trình bày bài viết/ video rõ ràng và rành mạch hơn, không cần phải viết kịch bản rồi học thuộc.

Trở thành giáo viên Tiếng Anh

Hành trình trở thành giáo viên mình đã chia sẻ trong bài viết này:

Quảng cáo


https://tinhte.vn/thread/kha-nang-moi-nguoi-khong-chi-co-mot-hay-lam-nhieu-viec-khac-nhau-de-biet-minh-la-ai.3441043/

Khả năng mỗi người không chỉ có một, hãy làm nhiều việc khác nhau để biết mình là ai

Chào mọi người, hôm nay mình xin chia sẻ về quá trình khám phá năng lực của bản thân sau khi tốt nghiệp đại học. Vào luôn nhé. 1. "Con định thi đại học nào, học ngành gì?" Đó là câu hỏi của cô giáo chủ nhiệm lớp 12 của mình…
tinhte.vn


TVT_6400.jpg
Qua 6 năm đi dạy, học viên đa dạng độ tuổi từ các bạn cấp 2 đến các thầy 60-70 tuổi, mình nhận ra môn tiếng Anh thời mình đi học cấp 2, cấp 3 đúng nghĩa là học thuộc lòng:
  • Chép từ vựng và nghĩa tiếng Việt ra giấy, 1 từ 3 hàng, 1 Unit có khoảng 20 từ.
  • Ngữ pháp học theo cấu trúc để đi thi, ví dụ If loại 1, 2, 3.
  • Bài thi tiếng Anh các cấp và thi Đại học chỉ xoay quoanh ngữ pháp và từ vựng, không có nói và viết.
  • Không được học phát âm cơ bản.

Do vậy mình mất rất nhiều thời gian để lấy lại căn bản cho các bạn học viên, dạy lại căn bản phát âm, cách sử dụng từ vựng khi nói và viết, và dặn các bạn tuyệt đối không học thuộc lòng từ vựng.

Mình nhận thấy các bạn hiểu nhầm rằng biết càng nhiều từ vựng tiếng Anh thì sẽ càng giỏi, sẽ nói và viết được, học 1000 - 2000 từ. Tuy nhiên, khi mình đưa ra một từ vựng cơ bản như HELP thì:
  • Các bạn không phát âm được âm H
  • Các bạn không phát âm âm đuôi P
  • Các bạn không hiểu rõ cách sử dụng của HELP trong câu: HELP + somebody + đi với To hoặc không có To đều được. Ví dụ: I help her do homework và I help her to do homework đều đúng.
  • Các bạn có thói quen tra từ điển chỉ nhìn nghĩa, không đọc ví dụ để hiểu cách sử dụng. Ví dụ cung cấp là PROVIDE, nhưng các bạn viết vào câu thường sai vì không hiểu PROVIDE dùng trong câu thế nào. Tra trừ điển Cambridge ta sẽ có câu ví dụ: “We have concerns about whether the government will be able to provide viable social services for poorer families/provide poorer families with viable social services.” → Như vậy thì khi dùng ta sẽ có PROVIDE + something FOR somebody hoặc PROVIDE + somebody WITH something.

Tích lũy từ vựng không phải chỉ dừng ở việc biết nghĩa là sẽ nói và viết đúng, chỉ cần hiểu cách sử dụng của 100 từ cơ bản thôi là có thể nói và viết cơ bản rồi. Và câu hỏi mình thường nhận được nhiều nhất là làm sao để học và nhớ lâu từ vựng, 1 ngày 10 từ chẳng hạn.

Nếu còn học cấp 2 thì chắc mình sẽ chép ra vở, 1 chữ 3 - 5 hàng và tất nhiên sẽ không sử dụng để nói hay viết được. Giờ khi mình gặp từ mới thì mình sẽ tra từ điển để hiểu cách phát âm, cách sử dụng của từ khi nói và viết và ứng dụng từ vựng trong công việc của mình.

Quảng cáo



Ví dụ như cụm: adversely affect - mang nghĩa ảnh hưởng xấu - mình dùng rất thường xuyên, hầu như bài viết nào mình cũng bỏ nó vào khi cần nên không cần học thuộc mình vẫn nhớ và sử dụng đúng. Các bạn xem từ điển sẽ thấy affect là động từ, dễ nhầm với danh từ của nó là effect, cách sử dụng trong câu của 2 từ này cũng khác nhau:
  • Smoking can adversely affect people's health. (thuốc lá có hại cho sức khỏe con người)
  • Smoking can have an adverse effect on people's health. (dùng effect thì phải có have và on)

Hiểu rõ từ vựng (phát âm, ý nghĩa, cách sử dụng) và vận dụng nhiều sẽ giúp ghi nhớ tự nhiên và lâu dài.

Tự học lập trình

Mình tự học lập trình: https://tinhte.vn/thread/chia-se-tu-hoc-lap-trinh-khong-phai-la-hoc-mot-minh.3429967/

[Chia sẻ] Tự học lập trình không phải là học một mình!

Chào mọi người, hôm nay mình sẽ chia sẻ chi tiết con đường mình đã thực hiện trong việc tự học lập trình. Vào luôn nhé. 1. Cơ duyên - Khoảng hai năm trước mình giữ chức Giám đốc học thuật của một trung tâm…
tinhte.vn



2048_IMG_6384 copy.jpg
Nếu dùng một tính từ để mô tả kiến thức lập trình thì “mênh mông” sẽ là không đủ, mà phải là “Tràng giang đại hải bát ngát vô tận”. Ban đầu khi đọc documents của Swift và Javacript thì mình kiểu: “Bỏ bu rồi! học mà nhớ hết đống này chắc đầu bạc như vôi”. Chữ bình thường nó đã khó, này còn thêm kí tự lung tung các kiểu.

Dần dần, qua nhiều lần trầm kha, mình đã hiểu là học lập trình mà chơi kiểu thuộc lòng thì chắc cú là phiêu lưu vào lòng đất. Mình chỉ đọc, đọc để hiểu bản chất của vấn đề, đọc mà không hiểu thì đi hỏi, hỏi chừng nào ra thì thôi. Ví dụ như khái niệm: Optional và Optional Chaining trong Swift, lần đầu đọc mình chỉ muốn chửi *** Cái quái gì mà khó hiểu thế, lên Youtube xem thêm video rồi đọc thêm nhiều phần giải thích (tiếng Anh, tiếng Việt) mà vẫn không hiểu nó là cái gì. Khúc này mình muốn bỏ cuộc rồi, may mà có bạn Mentor động viên, giải thích cho mình rằng đọc mà thấy nó khó hiểu là đúng, mình không hiểu không phải mình dốt, không có gen lập trình mà là vì chưa vận dụng đủ nhiều, bỏ vào Xcode (phần mềm làm iOS App) xem code nó chạy nhiều hơn, dần dần sẽ hình dung được.

Thật vậy, khi mình thực hành code theo ví dụ của documents nhiều lần, rồi code ra 2-3 App thì mình mới ngộ ra được: “À! thì ra nó là như vậy, optional là cách giúp cho App vận hành an toàn, tránh bị crash khi nhận dữ liệu từ server gửi về.” Một lần hiểu và mình nhớ mãi, khó mà quên được ^^

Kết

Hiểu rõ bản chất của vấn đề + vận dụng thực tế thường xuyên sẽ giúp ghi nhớ tự nhiên và lâu dài. Đó là điều mình rút ra được qua kinh nghiệm làm việc và tự học.

Mình đã có con gái và mình mong con mình sẽ có cách học tập khoa học và tốt hơn mình ngày xưa.
Hy vọng bài viết hữu ích cho mọi người ạ ^^
184 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

iamcp
TÍCH CỰC
2 năm
Năm nay bác không tham gia TTBC chứ em cũng vote mod rồi đó. Hâm mộ bác khoản vọc vạch!
@thangngocit Chủ yếu cái người ta muốn là tạo ra những con vẹt. Bạn hiểu hôn? Dayh nó biết tư duy rồi hệ lụy phía sau kéo dài lắm.
@thanh_nhan thôi bạn đừng bàn chính trị ở đây. mình không thích. quay lại bàn theo chủ đề tác giả đề cập
Trúc Kiếm
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nospecial Ku em làm chỗ mình lấy vợ cùng tuổi, lúc nó lấy vợ nó mới học hết cấp 3 mình hỏi sao em lấy chồng sớm thế. Dạ anh ạ em lấy chồng thế là muộn bạn bè em lấy chồng hết rồi.
Pnmr560
TÍCH CỰC
2 năm
@thangngocit Đúng ví dụ tư duy con vẹt
RedT
TÍCH CỰC
2 năm
Rất ngưỡng mộ thầy ^^
Toàn bài viết hay và hữu ích mà ko thấy Mod trong TTBC 21 ta
@PVTuat Đóng góp mới 1 tháng thôi mà haha
@qsangp Ủa vậy hả a
riruan
TÍCH CỰC
2 năm
@PVTuat Một số mod có tên trong TTBC nên đọc bài này
Khi còn đi học những môn toán lý hóa mà phải học thuộc công thức là mình chịu thua. Vì không có khả năng học thuộc. Tuy nhiên đến giờ vẫn nhớ kiến thức phổ thông kha khá vì khi đó đã tự hình thành tư duy để liên hệ những kiến thức đó với thực tế. Đó là vì sao hồi đó điểm mình khá lẹt đẹt, nhưng không giáo viên nào chê mình kém

Mình thích những người biết tư duy hơn những con vẹt biết học thuộc. Mình thích cách giáo dục khuyến khích suy nghĩ hơn là chỉ nhồi và nhét. Mình thích học sinh và sinh viên (và cả một số giáo viên) hiểu được việc đi học là để học kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đi tìm kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức chứ không phải chỉ tập trung vào kỹ năng ghi nhớ kiến thức.
Run4yrlife
TÍCH CỰC
2 năm
@Ngon Bổ Xẻ Mọi người có vẻ chê bai “học thuộc lòng”. Mình thì không nghĩ vậy.
Học thuôc lòng hay tư duy là hai trong số nhiều con đường để ghi nhớ 1 vấn đề nào đó.
Cái vấn đề là học xong để làm gì? Làm sao ứng dụng thì giáo dục Vietnam nói chung còn thiếu; thành thử học cho có, học không hành thì quên.
Quên thì đổ lỗi do học vẹt.
Văn ôn, võ luyện!
hoanlkpr
TÍCH CỰC
2 năm
@Run4yrlife Học Thuộc Lòng vs Ghi nhớ là 2 khái niệm khác nhau, Ví Dụ dễ hiểu là bạn đọc một cuốn tiểu thuyết 1000 trang bạn vẫn nhớ từng chi tiết toàn cuốn tiểu thuyết vì nó hay nhưng 1000 từ trong 1 trang giấy lại học thuộc lòng trong vài chục phút vài tiếng mới nhớ hết dc nội dung.
Học Thuộc Lòng nó ko tốt cho thời đại bây giờ quá phí thời gian vì mỗi thập kỷ là lượng kiến thức nó sẽ nhiều thêm, thế hệ sau phải nhớ nhiều hơn thế hệ trước phí thời gian để học thuộc lòng trong khi vẫn phải tiếp thu nhiều kiến thức mới.
Thay vì bắt học thuộc lòng thì bắt họ nhớ để tìm ra là đủ vì sau này có internet máy móc hỗ trợ rồi, hãy để thời gian đó cho thế hệ gen Z sáng tạo ra những thứ mới mà Gen Y đã từng như vậy.
linh0125
TÍCH CỰC
2 năm
@hoanlkpr Bạn nói phiếm diện quá, bạn đang phân biệt nhớ và thuộc lòng, bạn cho rằng thuộc lòng là nhớ mà chả hiểu cái quái gì, còn mình thì đồng quan điểm vs bạn trên vì cho rằng thuộc lòng là hiểu và nhớ nó!
hoanlkpr
TÍCH CỰC
2 năm
@linh0125 Ghi nhớ là khái niệm có trước học thuộc lòng, học thuộc lòng là sản phẩm cửa việc ghi nhớ, học thuộc lòng dựa trên mức độ phân tích của não bộ của bạn để bạn ghi nhớ, Học Thuộc Lòng Là Tổng Hợp của những lớp nhỏ thông tin mà bạn dc ghi nhớ thôi.
VD dễ hiểu để nhớ 1 dãy số dài đi 214387687 nếu bạn ko tách từng số như vậy 21-43-87-687 mình chắc chắn thì rất khó nhớ.
Một cuốn tiểu thuyết bạn đọc đã tách nhỏ từng câu chuyện của mỗi nhân vật và não đã tổng hợp lại thành tổng hợp nội dung của quyển sách.
Mỗi bài văn câu thơ học thuộc lòng não lại phân tích ra hình ảnh liên quan để cho nội dung để nhớ.
Sau này mình tiếp cận với tâm lý học thì thấy giáo dục Vn mình còn quá kém, chỉ biết cách nhồi nhét chưa giáo dục được thế nào phải biết tiếp thu kiến thức, giống kiểu đúc cho ăn bắt nuốt mà ko cho nhai thưởng thức và tiêu hóa những kiến thức đó vậy tới 1 lúc lại bội thực kiến thức.
Nhìn khối lượng bài vở của trẻ em thiệt là mệt mỏi... học đến nỗi ngày nào mình cũng nhận bệnh nhân hết: hư ổ cứng, màn hình liệt, màn bị lưu ảnh, sạc dt bị chảy, vvv
trường thcs đặng thành côn là nơi mình thi tốt nghiệp 2010 😆)) nay đã 12 năm 🤣🤣🤣
utkz2319
TÍCH CỰC
2 năm
Phải thừa nhận thực tế là người thông minh không phải số đông, với người có tư duy kém, học thuộc lòng là cách vớt vác khả thi nhất, khó mà tăng iq của một người lên, tăng trưởng kiến thức bằng cách học thuộc lòng sẽ đơn giản hơn.
Trong trường học, những học sinh thông minh thường được châm chước việc học thuộc, còn những học sinh kém, học thuộc lòng có lẽ là cách dễ nhất để cải thiện điểm số, nó cũng cho thấy thái độ của học sinh đó với việc học, phẩm chất của học sinh đó.
Nói tóm lại, cần cù bù thông minh, nếu không đủ giỏi, phải thật chăm chỉ
MrT-TrM
ĐẠI BÀNG
2 năm
@utkz2319 Bạn sửa chỗ “Cần cù bù siêng năng” thành “Cần cù bù thông minh” là chuẩn với ý Bạn viết 😃
hoangnam96kt
ĐẠI BÀNG
2 năm
@utkz2319 hình như câu "cần cù bù siêng năng" là của thầy khác =)))
iamscare1
ĐẠI BÀNG
2 năm
@utkz2319 Lạy câu "Cần cù bù siêng năng", hậu quả của việc để nội dung Internet xâm nhập quá lâu và nhiều
utkz2319
TÍCH CỰC
2 năm
@iamscare1 Dùng internet quá 180 phút bị đầu độc mất rồi
@hoangnam96kt Thày nào tiéng việt tệ quá ..

Cần cù là siêng năng rồi ...
LouTran
ĐẠI BÀNG
2 năm
Cảm ơn anh. Bài viết rất hay a
Bạn viết bài ko sai hoàn toàn nhưng có một số điểm ko chính xác.

1. Bạn đoạt giải kia chắc chắn ko chỉ do học thuộc lòng. Ko có ai chỉ nhờ thuộc lòng mà đoạt giải học sinh giỏi cả, kể cả môn Văn. Việc bạn chẳng nhớ gì nữa là do tự bạn ko dùng đến và quên đi, chứ ko phải do bạn học thuộc lòng nên quên. Hai việc khác nhau, không nên đánh tráo như vậy
2. Học ngoại ngữ, từ vựng cần nhớ là việc hiển nhiên. Nó ko liên quan đến chuyện sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Bạn lấy chữ HELP ra để ví dụ thù mình phản bác lại là nếu bản thân nghĩa gốc của chữ HELP bạn ko nhớ, ko thuộc từ thì HELP TO hay HELP không TO cũng chẳng để làm gì. Ngay đến bạn làm giáo viên, có khi bạn cũng chẳng biết dùng hết được chữ GET ấy chứ.
3. Bạn nói Địa Lý với Sinh Học là học thuộc lòng và bạn nói chấp nhận cho con bạn điểm 6 là 1 quan điểm sai lầm, đáng tiếc hơn là bạn cũng đang làm giáo dục. Địa lý và Sinh học là khoa học tự nhiên, cần tư duy, logic… ghi nhớ (chứ ko phải học thuộc lòng) chỉ là 1 phần.

Túm lại cái ý chính của bài là “không cần học thuộc lòng” thì ko sai, nhưng ví dụ bạn đưa ra ko đúng, mập mờ giữa các khái niệm và có cái nhìn ko đúng về các môn học bạn không quan tâm.
Bạn còn trẻ (khi bạn học lớp 9 thì tôi đã đi làm gần 10 năm), cho nên những cái bạn thấy không hẳn đã đúng, nên cân nhắc khi chia sẻ, nên có tư vấn của mọi người để các bài viết của bạn có chất lượng hơn.
linh0125
TÍCH CỰC
2 năm
@jimbo89 E cũng đồng quan điểm với bác. Em có là người chạy nhanh nhất hành tinh thì cũng không bao giờ tuyên bố Con tôi sẽ không đi bộ nữa!
finnfinns
TÍCH CỰC
2 năm
@dac Bài viết nhầm lẫn giữa "học thuộc lòng" và "phương pháp học". Trong bài có đoạn: học tiếng Anh bằng cách chép ra giấy nghĩa của từ rồi học. Thì cái này là sai về phương pháp học nên không nhớ lâu hoặc có nhớ cũng không dùng được. Hiện nay rất nhiều phương pháp tốt hơn đã được đề cập nhiều: học từ trong ngữ cảnh, theo ví dụ, trong 1 câu cụ thể, và để nhớ thì sẽ cần có mốc thời gian ôn lại cụ thể; hoặc đơn giản là để nhớ thì phải sử dụng lặp lại liên tục. Cũng tương tự như những môn học khác, mình thấy GV các cấp không có bắt học sinh phải nhớ định nghĩa từng dấu chấm dấu phẩy. Chỉ là khi không biết phương pháp học để ghi nhớ tốt, người lớn hay bậc phụ huynh toán bắt con em mình phải nhớ từng câu chữ và cho rằng đó là học. Vì vậy người viết cần ghi rõ ngay từ đầu thế nào là "học thuộc lòng" và "phương pháp học sai". Cũng tương tự những người bình luận, chỉ bắt bẻ về việc có nhiều thứ phải nhớ "thuộc lòng", nhưng có phải ngồi học theo kiểu thuộc từng dấu chấm dấu phẩy là tốt. Nên hai bên đều không rõ ý như nhau.
hippo86
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dac @dac Bác nói đúng, em đồng ý quan điểm của bác.
Trong bao nhiêu các để "học" thì học thuộc lòng là 1 trong những cách cổ xưa, nhưng vẫn còn có giá trị mà con người vẫn còn sử dụng, dễ truyền đạt.
Giờ 1 đứa cấp 1, bày cho nó tư duy ghi nhớ kiểu mindmap thì sao nó thực hành cho nổi.
digikei
CAO CẤP
2 năm
@Tấm Cám Lấy 9 cây đinh đóng 9 lần vào đầu cháu bé 3 tuổi theo bạn là sai hay chưa hợp lý ? Mời bạn chỉ cách đóng đinh ...hợp lý hơn?
Vượt đèn đỏ ẩu gây tai nạn chết người, theo bạn nó chưa hợp lý thì vượt đèn đỏ sao cho hợp lý ?
Bạn thấy mình tào lao không ? Có những thứ trong cuộc sống nó bắt buộc phải là sai hoặc đúng, chứ không phải lúc nào cũng lẻo lự lý luận là hợp lý hay không.
Vì thế trên đời mới có màu trắng và màu đen, có lúc là hoặc sai/đúng chứ không có chuyện chỉ có mỗi màu xám trên đời ( trộn chung 2 màu thành xám...hợp lý)
Muốn trả treo, thể hiện lý luận này nọ thì phải có ít nhất một vài tư duy thực tế cơ bản như tôi đã nêu. Chứ đừng vội vàng gom được ở đâu vài câu nghĩ là chân lý lại đem chém gió như đúng rồi. Hợp lý không bạn ?
Còn khoe khoang thêm cái câu tại tùy lúc này hay lúc khác nào, mà nó có hợp lý hay không, biến đúng sai đảo cho nhau, thì thôi em xin, câu nói ba phải nhất thế giới này, dành cho mấy thím đuối lý, nói bậy đi cãi cùn ba phải. Vậy thì đi đến cái thời điểm, lúc khác mông lung ấy mà nói chuyện, nhảy vào mồm người khác lúc này để lý sự chi? Có thấy lãng xẹt không? Đang nói chuyện lúc này, lại đem cái lúc khác vào khoe, vậy đang ăn cơm nói chuyện đi *a luôn đi cho hợp lý. Khác nào kiểu chém gió: ờ, có thể có, có thể không. Vậy là không biết có hay không? Ba phải thế trẻ 3 tuổi nói cũng được. Nói chuyện kiểu chẳng biết xảy ra ở đâu, khi nào, tại sao mà.
Mình cũng không thích học thuộc lòng. Cái nào thích làm thì làm nhiều sẽ tự nhiên mà nhớ thôi, không cần phải thuộc mặc dù người khác nhìn vô thấy có vẻ mình ráng học thuộc dữ lắm :p
Các môn thuộc bài lúc trước học khá dở, điểm thấp nhưng thôi, cái đó ở mức độ vừa phải cho bản thân. Ông trời không cho mình đầu óc nhớ tốt và mình cũng chấp nhận điều đó nên cứ để thế cho thoải mái.
Mình thích học toán. Đối với mình 12 năm học toán nó khá thú vị. Hầu như tất cả mọi thứ đại số, giải tích, số học đều có thể quy hết về hình học được nên thành không cần thiết phải nhớ tất cả mọi thứ (tất nhiên ở mức độ cấp 3). Lên đại học thì học toán lý thuyết nhiều, nên ép buộc đầu óc phải ráng nhớ nhiều hơn nhưng việc đó là cần thiết.
Đi làm thì code nhiều nó quen. Code python là chủ yếu nên ko biết các bác khác code các ngôn ngữ khác có phải học quá nhiều về syntax ko 😁
Các bác thích học các môn khác như lý hóa sinh... chia sẻ thêm về cách ngày xưa các bác học nó như thế nào với!! Vật lý 12 nhiều công thức quá nên học mệt não hehe
Akinori
TÍCH CỰC
2 năm
Hán Tự mà k học thuộc lòng thì thua ^^
@Akinori Động từ bất quy tắc của t.Anh mà không học thuộc lòng, cứ auto phang -ed là cũng thua.
Mà t.Anh còn dễ, sang t.Pháp nó còn chia động từ theo từng loại chủ ngữ, từng thời, 1 động từ nó có thể chia tới 36 kiểu khác nhau, ko học thuộc lòng thì ... đầu hàng sớm.
Akinori
TÍCH CỰC
2 năm
@sskkb một số ngôn ngữ động từ con chia theo giới tính nữa =]]]
@Akinori ví dụ tiếng Đức, đồ vật cùng có giới tính 🤣
Ủng hộ
Screenshot_20220119-203907_Chrome.jpg
huynhtuananh
ĐẠI BÀNG
2 năm
lâu rùi mới có bài tâm sự hay như này
Định luật, định lý và nhiều thứ khác phải thuộc từng câu từng chữ, một câu 1 chữ là đúc kết bao đời, không thiếu không thừa không sai, đó không chỉ là hiểu mà còn là sự tôn trọng.
Người mentor và người thầy tự thân mà chủ topic gặp được đều là người tử tế... 😁
KhanhNX12
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ngưỡng mộ thầy từ bài tự học lập trình. Truyền cảm hứng rất nhiều cho mình để tự học như vậy (mình đang học javascript từ con số 0, chưa hề biết ngôn ngữ lập trình nào trước đó). Xin thầy tips tự học nói tiếng anh tại nhà được k ạ? Mình đọc hiểu, nghe phim cũng khá mà không thể nào nói được.
@KhanhNX12 Tự nói tiếng Anh tại nhà thì hơi khó, bạn nên tìm một người hướng dẫn để có khởi đầu tốt, việc trò chuyện sẽ giúp việc nói tự nhiên hơn là tập nói một mình.
goodbye77
TÍCH CỰC
2 năm
Mình thấy Mod cũng ko phải đúng hẳn, não người lập trình là để nhớ rồi quên, trừ khi đc thực hành nhắc lại thường xuyên, từ đó mới có cách học là chép lại, nhắc lại, và trong ngôn ngữ là kỹ năng shadowing. Học ngoại ngữ mà ko học thuộc lòng từ vựng thì chịu nhé, kể cả ông có tư duy logic thế nào vì trước khi học ngữ pháp thì ông phải biết nghĩa từ đã. Và mình thấy với hầu hết ngoại ngữ, cứ chăm học từ vựng là 80-90% đọc hiểu ok rồi, khỏi cần ngữ pháp.
@darklight_vtp Mình lại thấy nó ko giống học thuộc lòng lắm. Khi đọc sách báo từ nào ko biết tra xong chưa chắc đã nhớ nó luôn, nhưng gặp nó lặp đi lặp lại 1 tg tự nhiên nhớ nó luôn vì đụng nó ở nhiều ngữ cảnh khác nhau.
Học thuộc lòng đơn thuần chỉ biết 1 ngữ cảnh duy nhất lặp đi lặp lại, nhớ dc 1 tg là mất khả năng ứng dụng nó vì ko biết ngữ cảnh khác
@ngocnono Mình hay tra từ điển anh anh trên mạng, tra luon cả những ngữ cảnh khac nhau của từ đó để hiểu rõ hơn. Tra kiểu rễ cây biết thêm được rất nhiều từ khác nữa.
@tan.phan.vt Bạn giống tôi. Khi mọi người trong lớp chạy đua theo thang điểm, họ không suy nghĩ rằng thang điểm không còn liên quan đến việc chính là sử dụng thành thạo ngôn ngữ quốc tế trong khoa học, kinh doanh và giao tiếp. Sau khi học thuộc 3000 từ cơ bản thì bạn phải dùng nó bằng cách đọc sách, báo và xem nhiều. Chứ học xong mà không xài thì tôi cũng như họ trả lại thầy cô dạy. Để nhớ từ thì cũng phải đọc gần như hàng ngày báo tiếng anh. Dùng chiêu học thuộc lòng và game cách ra đề hơi dễ đoán thì điểm cao có khó gì đâu. Nhưng tại sao lại đi lừa mình và huyễn hoặc mình với điểm 10 mình là giỏi rồi. Nên chẳng quan tâm đến điểm TA chi nữa.
@tan.phan.vt học thuộc lòng (learn by heart) thực chất là ghi nhớ, có nhiều phương pháp, cách map nó với 1 hình ảnh - sự kiện là phương pháp hiệu quả nhất, 1 số phương pháp khác như viết đi viết lại nhiều lần, đọc thầm - đọc thành tiếng nhiều lần, dán giấy khắp nơi để bắt gặp nhiều lần, ...
đặg trần côn thì xưa mình có bà chị dạy học ở đó
haikbvn
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bác giỏi quá. Ngưỡng mộ 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019