Công nghệ LED thuờng được dùng để làm đèn nền chiếu sáng cho màn hình LCD, cả trên TV lẫn máy tính, điện thoại. Tuy nhiên không phải LED nào cũng giống nhau. Mini LED, đôi khi gọi là sub-milimeter LED, là một công nghệ mới nằm giữa micro LED và LED tiêu chuẩn. Mini LED cũng đã được Apple đem lên iPad Pro 12,9" đời 2021 trở đi. Hãy xem thử vì sao người ta lại muồn dùng Mini LED và tác dụng của nó là gì nhé.
Trước khi bắt đầu, bạn cần hiểu một chút về cách màn hình LCD hoạt động. Màn hình LCD về bản chất chỉ là chỗ hiển thị, bản thân nó không có ánh sáng để bạn có thể nhìn thấy, nên màn hình LCD phải có một lớp đèn nền phía sau để giúp các chip LED (pixel) sáng lên và màu sắc sẽ sinh ra khi ánh sáng đi qua một lớp filter đỏ, xanh dương, xanh lá. Không như màn hình OLED, từng pixel có thể tự phát sáng. Màn hình QLED mà Samsung đang tích cực quảng cáo thực chất cũng là LCD thôi nhưng nó dùng chấm lượng tử kết hợp với đèn nền.
Mini LED cũng được dùng để làm đèn nền cho màn hình LCD, có điều kích thước của nó chỉ khoảng 200 micromet mỗi bóng. Trong khi đó, đèn LED thường dùng cho màn hình TV và máy tính có kích thước đến 1000 micromet, tức 1mm.
Việc thu nhỏ kích thước đèn nền giúp cho số lượng bóng LED trên một tấm LCD có thể tăng lên cao hơn nhiều lần, lên tới hàng nghìn bóng Mini LED thay vì chỉ vài trăm như đèn LED truyền thống.
Trước khi bắt đầu, bạn cần hiểu một chút về cách màn hình LCD hoạt động. Màn hình LCD về bản chất chỉ là chỗ hiển thị, bản thân nó không có ánh sáng để bạn có thể nhìn thấy, nên màn hình LCD phải có một lớp đèn nền phía sau để giúp các chip LED (pixel) sáng lên và màu sắc sẽ sinh ra khi ánh sáng đi qua một lớp filter đỏ, xanh dương, xanh lá. Không như màn hình OLED, từng pixel có thể tự phát sáng. Màn hình QLED mà Samsung đang tích cực quảng cáo thực chất cũng là LCD thôi nhưng nó dùng chấm lượng tử kết hợp với đèn nền.
Mini LED là gì?
Mini LED cũng được dùng để làm đèn nền cho màn hình LCD, có điều kích thước của nó chỉ khoảng 200 micromet mỗi bóng. Trong khi đó, đèn LED thường dùng cho màn hình TV và máy tính có kích thước đến 1000 micromet, tức 1mm.
Việc thu nhỏ kích thước đèn nền giúp cho số lượng bóng LED trên một tấm LCD có thể tăng lên cao hơn nhiều lần, lên tới hàng nghìn bóng Mini LED thay vì chỉ vài trăm như đèn LED truyền thống.
Tuy nhiên, bạn cần để ý rằng Mini LED hay LED truyền thống thì cũng chỉ dùng cho mục đích chiếu sáng, nó không hiển thị thông tin hình ảnh nào cả.
Local Dimming và tác dụng của nó
Ngày xưa các TV dùng đèn LED đặt dọc các cạnh màn hình để chiếu sáng, cách này giảm được số lượng bóng LED cần dùng, tức giá thành rẻ hơn, nhưng hình ảnh không đẹp và không sâu bằng. Công nghệ này gọi là Edge Lighting.
Sau đó người ta di chuyển đèn LED ra đằng sau tấm LCD, gọi là Back Lighting, Direct Lighting hoặc Full Array Backlighting. Cách bố trí đèn LED này khiến số lượng bóng LED cần dùng tăng lên, giá đắt hơn, bù lại bạn có độ sáng tốt hơn, độ tương phản cao hơn.
Và bởi vì đèn LED được bố trí thành các mảng ở sau lưng, TV có thể tắt bật đèn LED ở từng vùng một chứ không cần tắt hết hoặc bật hết như Edge Lighting. Ví dụ, khi bạn đang xem cảnh hành động trong phim, phần đầu súng và viên đạn bắn ra sẽ được chiếu sáng bình thường, trong khi đèn nền ở khu vực đang hiển thị bộ veston của nhân vật chính sẽ giảm độ sáng lại để bạn cảm nhận màu đen đậm hơn. Kĩ thuật này gọi là Local Dimming.
Tất nhiên để điều khiển tắt bật từng bóng thì hơi quá sức với chip xử lý của các TV, nên người ta sẽ cho chúng tắt bật theo từng vùng. Các vùng này gọi là Dimming Zone hay có hãng gọi là Dimming Area, và một chiếc TV càng có nhiều Dimming Zone thì sẽ càng cho hiệu quả tốt hơn, tất nhiên là chip phải xử lý hình ảnh đủ nhanh và đủ mạnh để điều khiển được nhiều vùng thì mới ngon.
Bên trái là TV đèn nền đặt phía sau và có local dimming, còn bên phải là TV Edge Lighting
Quảng cáo
Mini LED sẽ giúp nhiều cho Local Dimming
Tác dụng lớn nhất của Mini LED với màn hình LCD đó là chúng tăng độ chính xác cho quá trình xử lý local dimming. Các vùng Dimming Zone khi đó có thể chia ra cực nhỏ như hình minh họa mà bạn có thể xem ở bên dưới, và việc bật tắt đèn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Thậm chí chỉ một diện tích nhỏ hình ảnh cần đen hơn hoặc sáng hơn thì màn hình Mini LED vẫn có thể điều chỉnh, trong khi ngày xưa thì diện tích các vùng này phải to.
Khi mà 4K, 8K và HDR đang phát triển, việc càng kiểm soát được nhiều vùng dimming zone càng giúp cho hình ảnh trông thực tế hơn, có chiều sâu hơn. Và bởi vì độ sáng tối cũng ảnh hưởng tới khả năng hiển thị màu sắc nên Mini LED cũng sẽ tăng độ chính xác cho hình ảnh.
Hiện tại có Acer, Asus, TCL và vài hãng nhỏ khác đang dùng Mini LED cho các màn hình của mình rồi.
Mini LED vs Micro LED
Một công nghệ cũng đang nổi trong thời gian gần đây là Micro LED hay microLED, nó cũng đang được vài hãng nghiên cứu áp dụng cho thiết bị di động. Micro LED nhỏ hơn Mini LED (một bóng khoảng 100 micromet thôi).
Quảng cáo
Nhưng nếu như Mini LED chỉ có tác dụng như một cái bóng đèn thì Micro LED có nhiều nhiệm vụ hơn. Nó vừa là chỗ tạo ra ánh sáng, vừa là chỗ hiển thị hình ảnh, và bổ sung cả màu luôn. Lúc đó nó sẽ thay thế cho các chip LCD truyền thống. Một pixel của Micro LED sẽ được cấu thành từ các "subpixel" màu RGB. Tác dụng của nó rất gần với OLED vì từng pixel có thể được tắt bật dựa theo hình ảnh, và chuyện đó xảy ra với tốc độ rất nhanh.
Bù lại Micro LED đắt tiền hơn so với LED hay Mini LED nên ứng dụng của nó hạn chế hơn.
Anh em có thể tìm hiểu thêm về Micro LED trong bài này nhé.
Tham khảo: Lifewire