MIT nghiên cứu giải pháp khắc phục dầu tràn bằng nam châm

bk9sw
13/9/2012 17:50Phản hồi: 41
MIT nghiên cứu giải pháp khắc phục dầu tràn bằng nam châm
magnetic_oil_separation.jpg

Thảm họa nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon năm 2001 đã thôi thúc giới nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp hiệu quả hơn để làm sạch dầu tràn. Để tạo xúc tác, một cuộc thi có tên Wendy Schmidt Oil Cleanup đã được quỹ sáng lập X Prize tổ chức và năm nay, viện công nghệ Massachusetts - MIT cũng tham gia với phương pháp phân tách dầu và nước bằng nam châm.

Dầu không có tính từ, nhưng nếu bổ sung hạt nano từ tính huyền phù vào dầu, nó sẽ trở thành một loại chất lỏng từ được biết đến với tên gọi ferrofluid (nước từ). Những nổ lực nghiên cứu trước đây với ferrofluid thường sử dụng quy trình bơm hỗn hợp chứa nước-ferrofluid thông qua một đường ống với các thỏi nam châm lớn đặt bên ngoài nhằm định hướng dòng chảy của nước sang một bên và ferrofluid sang một bên. Tuy nhiên, kĩ thuật này sẽ chỉ hoạt động nếu biết trước nồng độ của ferrofluid với tỉ lệ không đổi - rất khó có khả năng xảy ra trong điều kiện vùng nước bị ô nhiễm bởi dầu tràn.

Các nhà nghiên cứu tại MIT đã thực hiện 2 thay đổi dựa trên phương pháp hiện tại. Thay vì lắp đặt các nam châm bên ngoài đường ống, chúng sẽ được nhúng trực tiếp vào nước và thay vì được định hướng song song với dòng chảy, nam châm sẽ được đặt vuông góc.

Các nam châm vĩnh cửu hình trụ do MIT sử dụng có lực hút mạnh nhất tại 2 đầu, vì vậy, dầu sẽ có xu hướng bị hút vào 2 đầu của nam châm. Tuy nhiên, do một đầu của nam châm được nhúng sâu dưới nước, đầu kia nằm trên mực nước nên dầu sẽ bám vào phần thân phía trên mặt nước dưới dạng các hạt nhọn.

Shahriar Khushrushahi - nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại khoa khoa học máy tính và kĩ thuật điện tử thuộc MIT kiêm tác giả bài báo cáo cho biết công nghệ trên sẽ mang lại hiệu quả phân tách dầu-nước cao và tiềm năng có thể sản xuất theo tỉ lệ lớn và triển khai hoạt động trên biển trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nơi điều kiện bảo trì và nguồn điện rất giới hạn.

Trong thí nghiệm chứng minh, MIT đã sử dụng chuỗi Halbach - một kiểu sắp xếp đặc biệt của các nam châm vĩnh cửu nơi từ trường trên một mặt được tăng cường trong khi tường trường ở mặt còn lại bị triệt tiêu gần bằng 0, qua đó khiến dầu trong bể chứa không bị hút xuống đáy và dầu bám trên thân không bị đẩy lên đỉnh của các thanh nam châm.

Nhóm nghiên cứu cho biết việc bổ sung các hạt nano từ tính vào hỗn hợp dầu-nước giúp tạo ra một loại ferrofluid không bị tác động bởi tàu thuyền. Thêm vào đó, các hạt nano có thể được loại bỏ nhờ kĩ thuật tuyển từ cường lực cao với khả năng thực hiện ở quy mô nhỏ và cho phép phục hồi cả hạt nano lẫn dầu.

Một trong những thách thức còn lại đối với nhóm nghiên cứu là phải xác định được tỉ lệ nước hòa tan trong dầu và phương thức tốt nhất để loại bỏ nó. "Với mắt thường, bạn sẽ không thể thấy được lượng nước hòa tan nhưng tôi chắc chắn là có. Chúng tôi có thể phải thực hiện nhiều vòng lọc để loại bỏ hoàn toàn." thành viên nhóm nghiên cứu - Markus Zahn cho biết.

Về quy mô thương mại, phương pháp tuyển từ có thể được sử dụng kết hợp với các kĩ thuật khắc phục dầu tràn hiện có chẳng hạn như hớt váng dầu - đóng vai trò là bước phân tách đầu tiên và kĩ thuật tuyển từ sau đó sẽ được dùng để hoàn tất công việc.

Nhóm nghiên cứu tại MT sẽ đệ trình một văn bản chi tiết về công việc của mình tại hội nghị quốc tế về từ trường lần thứ 13 (ICMF13) được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng 1 năm tới. Ngoài ra, kĩ thuật tuyển từ của MIT cũng đã được lên lịch cấp bằng sáng chế.


Theo: Gizmag
41 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nam châm cũng có nhiều giá trị ghê.
Dầu tràn hả! Ở Việt Nam dầu tràn thì chẳng cần lo gì đâu o_O
càng ngày con người càng giỏi hơn-->hiệu ứng nhà kính sẽ càng tăng cao...liệu con người trong tương lai có thể khắc phục được lỗ hổng của tầng ozzon không nhỉ?......😃
RedGhostPro
ĐẠI BÀNG
12 năm
@phamvantrinh1991 Cái này đã làm được từ xa xưa rồi bác à.......Nữ Oa đó.........đội đá vá khí thế luôn..........
@phamvantrinh1991
Không nhầm thì đã có dự án vá lỗ thủng tầng ozon rồi bạn ah
@RedGhostPro vá rồi mà vẫn bị thủng tầng ozon--->công nghệ thời nữ oa trong truyền thuyết cũng rút ruột bác nhỉ;)
vậy thì chỉ cần làm cái tàu kéo cục nam châm đi hút dầu tràn thôi! o_O
jnodance
TÍCH CỰC
12 năm
hay quá con người càng ngày càng nhiều phát minh vĩ đại ...Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nam châm đi hút dầu cho xăng dầu giảm giá là vừa 😁
kinh tế đang khủng hoảng anh em chuyển sang buôn bán nam châm đi là vừa
;)
phát minh của mình là...cho lửa vào dầu tràn là cháy hết ...khỏi phải đau đầu...😁
numita
TÍCH CỰC
12 năm
@hieuphan06071985 Trong video đã nói rõ ý tưởng đó rồi: đốt phần dầu loang trên mặt nước là 1 thảm hỏa, lớn hơn cả việc làm tràn dầu.
@numita "THẢM HỎA"....oh.mình quên là ý tưởng đó dc suy nghỉ từ lúc mình 3 tuổi.vậy thì đừng làm tràn dầu là sẻ ko có dầu tràn...hehe......:p
numita
TÍCH CỰC
12 năm
@hieuphan06071985 Ah gõ nhanh quá, thông cảm.
kdtt5390
ĐẠI BÀNG
12 năm
@hieuphan06071985 NÓi vậy mà nghe được. Như vậy sẽ vừa tốn tiền do không thu hồi được, dầu cháy mà không có mục đích thì lại càng gây thêm ô nhiểm cho không khí, nước được làm sạch nhưng không khí lại ô nhiễm. Dầu cháy nó lại sinh ra nhiệt và thế là mấy chú sinh vật đáng yêu ở dưới nước cũng toi theo.
@kdtt5390 Đở tốn tiền thu gom dầu tràn.lại vừa có cá nướng,tôm nướng...ăn nửa.ngon quá còn gì.còn ô nhiểm không khí và thủng tầng ozon thì sẻ có nử Oa vá trời rồi khỏi lo đi bạn .tận hưởng csong đi.đau đầu làm gì....hehe
thế giới sẽ đi về đâu khi con người quá ư là tham lam và ích kỷ
=khai thác không giới hạng+giành giực không nghĩ đến cái hậu quả+tham lam đến tột cùng=cuối cùng là "suy nghĩ cách giải quết những gì đã làm= cái chết và tương lai con cháu là số "0"
Tràn đầu không những uổng phí tài nguyên mà nó còn hủy họai nền sinh thái xung quanh đó
hậu quả của tràn dầu thật nguy hại cho môi trường...nên ý tưởng rất hay và hữu ích
đọc kĩ mà không hiểu công đoạn người ta làm cho dầu nhiễm từ( để nam châm có thể hút) @@
hại não tìm hiểu thêm vậy
Giỏi thật nhìn cái nam châm hút dầu nhìn hay ghê😃
ripinc
ĐẠI BÀNG
12 năm
Thảm họa này xảy ra vào năm 2010 chứ ko phải 2001. Copy & Paste chỗ nào thì cũng phải đọc và suy nghĩ
@ripinc Chuẩn man
anhtienmen
ĐẠI BÀNG
12 năm
MIT mới lên là trường đứng đầu thế giới ấy, qua cam-rít luôn mà
cuong_tnt
TÍCH CỰC
12 năm
Mong là áp dụng vào thực tế sớm.....
wa hay luon.vo tay cho 1 sang che lam khac phuc moi truong cua con ng`
Một công nghệ giúp ngăn chặn nạn ô nhiễm do tràn dầu. Hay!
shocolas
ĐẠI BÀNG
12 năm
Ở Việt Nam cũng có phát minh dùng nâm châm hút đinh sắt chống mấy bác đinh tặc đó!
:p

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019