Cuối cùng mình đã có thể mở hộp chiếc máy mà anh em fan Sony mong chờ. Sức mạnh khủng khiếp bên trong thân hình nhỏ bé thì mức giá 51 triệu cũng có lý của nó.
Vẫn là màu cam đặc trưng của Sony
Giống như nhiều chiếc máy khác của nhà sản xuất Nhật Bản, A7C II vẫn được bảo hành chính hãng 2 năm

Vẫn là màu cam đặc trưng của Sony

Giống như nhiều chiếc máy khác của nhà sản xuất Nhật Bản, A7C II vẫn được bảo hành chính hãng 2 năm

Đương nhiên là phải mở sensor full-frame ra để xem bên trong có gì trước rồi
Nếu như A7C là một “phiên bản mini” của Sony A7 III thì chính chiếc A7C II năm nay là một bản giản thể tương tự của chiếc A7 IV. Về mặt thông số cảm biến thì anh em sẽ thấy sự xuất hiện của Exmor R CMOS 33MP cho khả năng quay video 4K và bổ sung thêm AI để anh em có thể bắt nét và nhận dạng chủ thể chính xác nhất.

Vòng dial quen thuộc với các chếc độ M/S/A/P của Sony với hoạ tiết các đường tròn đồng tâm

Bên cạnh là nút quay và phía ngoài cùng là nút gạt On/Off

Trong khi ở phía ngược lại là tên của máy: Sony Alpha 7C II…

Chứ ở phía trước, anh em chỉ thấy là 7C thôi chứ không có số II.
Quảng cáo

Tổng thể góc nghiêng của chiếc máy này, ở góc này theo ý kiến cá nhân của mình là góc đẹp nhất để ngắm chiếc A7C II. Mình đang lắp chiếc ống kính hơi to, chứ mà anh em lắp những chiếc kiểu FE 50mm F2.5 G hay FE 24mm f/2.8 G vào là bao đẹp.

Bên phía cạnh trái là nơi chứa toàn bộ cổng kết nối của máy…

Bao gồm cổng USB-C (đã được chuyển từ dưới lên trên), cổng mic, khe thẻ SD (chỉ 1 thẻ duy nhất, có lẽ đây là giới hạn nếu so với những chiếc máy lớn hơn như A7 IV), jack tai nghe và mini HDMI.

Phần báng cầm cũng đã được thay đổi, thay vì nhựa như A7C hay ZV-E1 thì giờ đã được làm da giống những chiếc A7… không C.
Quảng cáo

Các vòng quay và nút chức năng quen thuộc của Sony.

Màn hình xoay lật được, mình thấy anh em Sony dùng màn hình cũ, những chiếc máy không xoay lật được hay đi dán màn hình vì sợ trầy kho bỏ trong balo, giờ thì không lo nữa.

Màn hình LCD này có kích thước 3 inch với 1.03 triệu điểm ảnh, giờ đây anh em có thể chạm màn hình và di điểm lấy nét cực nhanh.
Chiếc Sony A7C II cũng sẽ có đến 759 điểm lấy nét tự động với độ bao phủ 94%, đồng thời, anh em vẫn sẽ có đầy đủ AF/AE và khả năng chụp 10 khung hình/giây với màn trập cơ hoặc điện tử. Gần như mọi thông số của A7 IV đều được Sony mang lên chiếc máy mới của mình, A7C II nhỏ hơn, rẻ hơn và có khả năng lấy nét tốt hơn với AI (còn nếu so với A7C tiền nhiệm thì tăng hiệu suất lấy nét động vật hơn 40% và 60% lấy nét vào mắt).
Ngoài ra, chiếc Full-frame nhỏ gọn mới của Sony cũng bổ sung hàng loạt công nghệ tiên tiến khác bao gồm ổn định hình ảnh 7 stop, anti-flicker, chụp lossless RAW, các Creative Look presets mới như trên 1 số máy gần đây,…

Nút Menu ở phía trên, mình vẫn… không thích lắm nhưng đúng là hết chỗ nhét ở bên dưới.

3 chức năng S&Q, quay và chụp được đặt trong 1 cần gạt nhỏ.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/11/8191177_tren-tay-sony-a7c-ii-tinhte-18.jpg)
EVF OLED của Sony A7C II có độ phóng đại 0.7 lần và độ phân giải 2.36 triệu điểm ảnh. Các nút điểu khiển ở mặt sau của A7C II nếu so với A7 IV thì sẽ thiếu mất cái nút joystick.

Giao diện mới của Sony là một trong những giao diện trực quan và dễ sử dụng nhất, mình nói khá kỹ ở bài về ZV-E1.
Về phần video thì A7C II có thể quay ở định dạng 4K/60p 10-bit màu 4:2:2, HLG, có luôn S-Log3 và S-Cinetone, đồng thời sẽ cho anh em áp các LUT màu vào máy. Còn với Slow-motion 120p thì sẽ quay ở FullHD bên cạnh các tính năng timelapse.

Trên tay Sony ZV-E1: Cảm biến của A7S III, bộ xử lý của A7R V và thân hình tựa như A7C
Chiếc máy ảnh được mệnh danh là full-frame vlog mới của Sony mang tên ZV-E1 có nhiều nét thú vị. Nó dường như là một sản phẩm “lấy mỗi thứ một ít” từ những chiếc máy đặc sắc nhất của Sony để nhét vào bên trong một thân hình nhỏ gọn và đi kèm các…
tinhte.vn

Mặt đáy của máy, không có gì quá đặc biệt.

Lắp pin vô chụp thử xem sao.

Mà nói đến pin thì mình lắp viên NP-FZ100 của KingMa vào vẫn chạy tốt.
Mình sẽ có thêm bài trải nghiệm với hình ảnh và video đầy đủ hơn về chiếc A7C II này, anh em chờ xem nhé. Hình ảnh trong bài này được chụp bằng Nikon Z8 và chiếc Plena 135mm mới.

Global Shutter trên Sony A9 III là gì, lợi ích của nó như thế nào?
Sony A9 III là chiếc máy ảnh Full-frame đầu tiên có Global Shutter là một điều thú vị và nhiều nhận định cho rằng nhiếp ảnh từ giờ sẽ rẽ sang 1 trang khác.
Sơ qua 1 chút về Global Shutter
Đầu tiên, anh em sẽ không còn thấy sự xuất hiện của màn…
tinhte.vn