Từ hồi những chiếc máy in 3D trở nên phổ biến, anh em modder chế cháo đồ chơi PC hay máy chơi game lại càng được thả sức sáng tạo, chỉ cần học thêm kiến thức sử dụng phần mềm CAD để tạo ra những bản vẽ đưa vào máy in 3D để tạo ra những chi tiết như ý muốn. Mới đây nhất, kênh YouTube Restoration Technique đã nhét phần cứng của cả chiếc máy PS4 Slim vào chassis nhựa nhỏ gọn, kẹp thêm màn hình LCD 7 inch để tạo ra một chiếc máy PS4 di động. Video không đăng lại được trên các trang web khác nên mình đính link dưới cuối bài để anh em có thể xem nếu muốn.
Đầu tiên, lý do lựa chọn PS4 Slim thay vì chiếc máy PS4 gốc hoặc PS4 Pro, là vì chiếc máy này tiêu tốn ít điện năng nhất. Modder không muốn dùng bộ nguồn biến điện xoay chiều thành điện một chiều, nên sẽ sử dụng hệ thống pin và mạch điều khiển điện áp để PS4 Portable thực sự nhỏ gọn và di động.
Kế đến, modder quyết định không gọt bỏ bo mạch chủ của chiếc máy để tiết kiệm diện tích. Kích thước của máy PS4 di động sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kích thước của bo mạch chủ, rồi xếp chồng lên đó là bo mạch điều khiển màn hình LCD, những chi tiết bo mạch và linh kiện của tay cầm DualShock 4, và cả những linh kiện khác nữa.
Nhắc tới linh kiện khác, thay vì sử dụng lại ổ HDD tốc độ 5400 vòng/phút như trong máy PS4 Slim, thứ rất dễ hư hỏng do va đập, modder lựa chọn SSD NVMe kích thước 2240. Nhưng vẫn cần cổng chuyển từ chân M.2 sang kết nối SATA.
Đầu tiên, lý do lựa chọn PS4 Slim thay vì chiếc máy PS4 gốc hoặc PS4 Pro, là vì chiếc máy này tiêu tốn ít điện năng nhất. Modder không muốn dùng bộ nguồn biến điện xoay chiều thành điện một chiều, nên sẽ sử dụng hệ thống pin và mạch điều khiển điện áp để PS4 Portable thực sự nhỏ gọn và di động.
Kế đến, modder quyết định không gọt bỏ bo mạch chủ của chiếc máy để tiết kiệm diện tích. Kích thước của máy PS4 di động sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kích thước của bo mạch chủ, rồi xếp chồng lên đó là bo mạch điều khiển màn hình LCD, những chi tiết bo mạch và linh kiện của tay cầm DualShock 4, và cả những linh kiện khác nữa.
Nhắc tới linh kiện khác, thay vì sử dụng lại ổ HDD tốc độ 5400 vòng/phút như trong máy PS4 Slim, thứ rất dễ hư hỏng do va đập, modder lựa chọn SSD NVMe kích thước 2240. Nhưng vẫn cần cổng chuyển từ chân M.2 sang kết nối SATA.
Hệ thống tản nhiệt, heatsink và quạt tản nhiệt vẫn phải giữ lại. Để tiết kiệm diện tích, modder phải cưa bớt vài chi tiết trên thermal shield kim loại, và nhổ vài cổng kết nối cũng như chip xử lý điều khiển các cổng kết nối tương ứng trên bo mạch của PS4 Slim.
Tiếp theo là phải tìm cách để đưa tay cầm DualShock 4 vào chassis máy chơi game cầm tay. Cả bo mạch lẫn những chi tiết như nút ấn touchpad đều được đem lên chiếc máy. Tuy nhiên vì giới hạn không gian, không dùng được touchpad như trên tay cầm, chỉ ấn được xuống:
Việc tiếp theo là in 3D lớp vỏ chiếc máy, rồi bên trong đó cần có cả khung để cố định quạt tản nhiệt, cùng những chi tiết để linh kiện máy không chạm vào nhau, tạo ra khoảng cách để không gây đoản mạch.
Quảng cáo
Màn hình 7 inch LCD để đưa tín hiệu hình ảnh từ bo mạch máy PS4 Slim ra cho anh em chơi game cũng cần một bo mạch điều khiển riêng. Cái này phải đặt mua chứ không tự làm được, vì máy đã nhổ mất cổng HDMI trên bo mạch do không cần thiết.
Hệ thống pin cũng phải được tính toán để cấp đủ nguồn cho chiếc máy. Trong trường hợp này, phải đáp ứng được output 12V ở 1.3A. Kết quả là modder sử dụng 6 cell 21700 chia thành 3 cụm 2 cell nối với nhau. Dùng cell 21700 cũng giúp kích thước máy gọn gàng hơn.
Cuối cùng, nói thì ngắn gọn nhưng mọi kỹ năng và kiến thức điện tử đều được đem ra để kết nối mọi linh kiện lại với nhau, rồi phải thêm cả công tắc riêng cho cả nguồn lẫn màn hình, cổng reset tay cầm DualShock 4, nút điều chỉnh âm lượng và độ sáng cho màn hình và loa tích hợp, v.v…:
Quảng cáo