Món ăn bổ dưỡng chữa bệnh kiết lỵ ít người biết

2 KHỎE
8/2/2022 11:1Phản hồi: 0
Món ăn bổ dưỡng chữa bệnh kiết lỵ ít người biết
Kiết lỵ là một bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa và khá phổ biến ở nước ta. Tuy ai cũng có thể mắc bệnh kiết lỵ, song trẻ em lại là đối tượng hay mắc căn bệnh này nhất. Ngoài biện pháp thuốc kháng sinh/ nước truyền, ít ai biết được kiết lỵ có thể được chữa khỏi nhờ vào hai món ăn ngon bổ dưỡng áp dụng theo bài thuốc của Lão nhà quê.

1. Bệnh kiết lỵ là gì?

Kiết lỵ là một bệnh nhiễm khuẩn ở ruột già. Nguyên nhân chính do các loại vi khuẩn như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn salmonella (hai loại vi khuẩn hay được tìm thấy trong trứng sống), … hoặc do các amip. Các vi khuẩn thông qua đường thức ăn (ví dụ như thực phẩm sống, thực phẩm bẩn), nước uống (ví dụ như nước bẩn) hoặc phân/ chất thải của người mắc kiết để xâm nhập vào cơ thể. Người bệnh kiết lỵ có các triệu chứng điển hình như: đi ngoài ra máu, đau bụng, sốt, đi ngoài liên tục. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong do cơ thể mất nước quá nhiều.

Với khí hậu nóng, ẩm, Việt Nam có môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, nhất là vào thời điểm mùa hè. Nói như vậy không có nghĩa là vào các thời điểm khác trong năm thì khả năng bị bệnh kiết thấp hơn. Một môi trường không sạch sẽ, thói quen ăn uống không vệ sinh đều là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh kiết lỵ.

2. Làm gì khi bị kiết lỵ?


Người bị bệnh kiết lỵ được kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn, thực hiện truyền nước (nếu cần) để bổ sung nước cho cơ thể. Trong những trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ có biểu hiện đi ngoài nhiều thì được sử dụng các loại thuốc chấm dứt tình trạng tiêu chảy cùng với sử dụng các loại nước cung cấp điện giải bù nước cho cơ thể (ví dụ như Oresol).

Trường hợp kiết lỵ ở trẻ em thì các loại thuốc và phương pháp sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ.


Bệnh kiết lỵ gây đi ngoài ra máu

3. Phòng bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ có thể phòng tránh bằng cách thực hiện đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt:
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi. Trong trường hợp ăn các món sống (ví dụ như rau sống, gỏi, v.v.) cần đảm bảo vệ sinh từ khâu chọn nguyên liệu cho đến chế biến. Tốt nhất là hạn chế ăn các món này để tránh giun sán, vi khuẩn.
  • Đảm bảo vệ sinh nguồn nước của gia đình. Phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng ở chum vại, chum vại nên có nắp đậy.
4. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh kiết lỵ
4.1.Rau sam

Rau sam có tính hàn, vị chua, có tác dụng chữa bệnh lỵ, giun sán, trị mụn nhọt rất tốt. Bạn có thể dùng rau sam để nấu canh hoặc kết hợp với các loại rau khác để nấu canh. Sử dụng 2 lần/ ngày.

4.2. Diếp cá
Diếp cá nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, song ít ai biết diếp cá còn có thể trị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy. Bạn xay diếp cá rồi chắt nước uống, ngày dùng 2~3 lần.

Quảng cáo



4.3. Sung
Các thành phần trong sung có thể chữa các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, chữa trĩ nội trĩ ngoại. Bạn rửa sạch sung và ăn theo bữa 2~3 lần trong ngày.

5. Món ăn chữa kiết lỵ theo bài thuốc của Lão nhà quê
Lão nhà quê xin giới thiệu với bạn hai món ăn vừa chữa bệnh kiết lỵ vừa giúp trị chứng nóng trong, đi ngoài, hay trung tiện (xì hơi) nhiều.

5.1. Món trứng chiên với lá mơ
Lá mơ có vị ngọt bùi, hơi cay, có tác dụng hư lao, bổ trung ích khí, ích tinh, sát trùng, bền chắc ruột già. Chính vì vậy, lá mơ có tác dụng trừ vi khuẩn độc hại gây bệnh ở ruột già.

Cách làm: Lấy 2 lòng đỏ trứng gà + 15~20 lá mơ thái chỉ thật nhỏ, trộn đều rồi đem lên chảo chiên. Mỗi ngày ăn 1 lần đến khi khỏi hẳn. Ăn 4 ngày nghỉ 3 ngày.

Quảng cáo


5.2. Nước bột sắn dây
Bột sắn dây ngoài tác dụng làm mát cơ thể, làm đẹp (trị mụn, trị tàn nhang), chữa ngộ độc rượu thì còn có tác dụng chữa bệnh kiết lỵ

Nguyên liệu: 3~5 thìa bột sắn dây + ½ ~1 quả chanh + đường

Cách làm: Cho 3~5 thìa bột sắn dây và lượng đường tùy thích. Đổ nước lọc đến điểm giữa cốc. Khuấy cho tan đường và bột sắn dây rồi đổ nước sôi vào điểm đầy cốc. Vừa đổ vừa đánh cho đều. Vắt ½ ~ 1 quả chanh, vừa uống vừa nhấm nháp. Uống 4 ngày nghỉ 3 ngày.


Lá mơ và bột sắn dây chữa kiết lỵ


Để phòng tránh bệnh kiết lỵ, bạn nên đảm bảo sinh hoạt, ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh. Ngoài ra, nên tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng việc áp dụng BÀI THUỐC VỚI GỪNG của Lão nhà quê hỗ trợ chữa bách bệnh.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019