Sự phổ biến của các dịch vụ stream nhạc đang khiến nhạc số đóng vai trò quan trọng hơn trong nhu cầu giải trí hằng ngày của con người. Tuy nhiên, nhiều lúc anh em audio tinhte hẳn sẽ đau đầu khi đọc đến định dạng nhạc mà mình đang sử dụng: Hi-res? Non Hi-res ? FLAC? AAC? DSD? Nếu anh em vẫn còn đang lờ mờ về việc này thì hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé.
MP3: Định dạng lossy phổ biến nhất hiện nay với thế mạnh là dung lượng file nhỏ do đã được nén lại. Nhược điểm đi kèm là chất lượng âm thanh chưa tốt do tổn thất dữ liệu trong quá trình nén giải nén âm thanh.
AAC: MP3 của nhà táo, vẫn là file nén nhưng nghe tốt hơn MP3 thông thường. Tuy nhiên, chỉ hỗ trợ trên các dịch vụ stream của Apple hay nhạc mua từ Itunes.
1. Nhìn chung về định dạng nhạc số
Sau khi Sony giới thiệu về chuẩn Hi-res 2 năm trước đây và được Hiệp hội Âm thanh Nhật Bản (JAS) công nhận, anh em có thể hình dung thế giới của định dạng nhạc số như sau:
MP3: Định dạng lossy phổ biến nhất hiện nay với thế mạnh là dung lượng file nhỏ do đã được nén lại. Nhược điểm đi kèm là chất lượng âm thanh chưa tốt do tổn thất dữ liệu trong quá trình nén giải nén âm thanh.
AAC: MP3 của nhà táo, vẫn là file nén nhưng nghe tốt hơn MP3 thông thường. Tuy nhiên, chỉ hỗ trợ trên các dịch vụ stream của Apple hay nhạc mua từ Itunes.
OGG: Hay còn được biết đến với tên đầy đủ hơn là Ogg Vorbis, đây là MP3 320kbps bản sử dụng bởi Spotify và không bị giới hạn bởi bản quyền.

FLAC: Định dạng nhạc lossless được nhiều người dùng sử dụng nhất với khả năng hỗ trợ Hi-res, lưu trữ metadata (thông tin về album, ngày phát hành, nghệ sĩ,...) và dung lượng chỉ bằng một nửa so với file WAV. Do không dính bản quyền nên đây là định dạng thường xuyên được tận dụng để lưu trữ, chia sẻ nhạc Hi-res. Apple không thích số đông nên không hỗ trợ FLAC.
WAV: Định dạng âm thanh được ghi lại trên các đĩa CD, chất lượng âm thanh tốt nhưng đổi lại là rất ngốn dung lượng lưu trữ do đây là file không nén. Bên cạnh đó, WAV cũng không hỗ trợ tốt metadata.
AIFF: Không chơi FLAC nhưng Apple sở hữu một phiên bản WAV của riêng mình. Thừa hưởng thế mạnh về chất lượng âm thanh và có nền tảng hỗ trợ metadata tốt nhưng không mấy phổ biến trên thị trường. (Cá nhân thì đây là định dạng mình hay dùng nhất).
WMA Lossless: Phiên bản lossless của Windows Media Audio nhưng bây giờ thì chả còn thấy ai dùng hay được hỗ trợ nữa.
DSD: Định dạng nhạc đơn bit sử dụng bởi Super Audio CDs. Có 3 phiên bản là 2,8 mHz, 5.6 mHz và 11.2 mHz. Hiện đang được xem là định dạng có chất lượng âm thanh tốt nhất hiện nay nhưng không phù hợp với việc streaming.
MQA: Định dạng thuộc chuẩn Hi-res tốt nhất cho dịch vụ stream. Hiện đang được sử dụng trong gói TIDAL Master.
Quảng cáo
2. Xu hướng lưu trữ và sử dụng nhạc số năm 2020
Ở thời điểm hiện tại, thế mạnh về dung lượng lưu trữ của các định dạng nhạc lossy vẫn được thể hiện thông qua sự phổ biến trên các dịch vụ stream nhạc như Apple Music hay Spotify. Tuy nhiên, sự phát triển của các mô hình stream nhạc Hi-res như Tidal, Amazon Music HD,... với giá thành ngày một phải chăng có thể là cột mốc đánh dấu cho sự chuyển mình trong việc lưu trữ dữ liệu của ngành công nghiệp giải trí. Tương tự, người chơi âm thanh cũng có nhu cầu sử dụng sản phẩm âm thanh với chất lượng tốt hơn phù hợp hơn với đẳng cấp thiết bị âm thanh của mình, đặc biệt là khi vấn đề ổ cứng đã không còn là nỗi băn khoăn ở năm 2020. Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi sử dụng các định dạng âm thanh của mình hòng giải đáp băn khoăn của anh em về việc nên ưu tiên các định dạng nhạc nào.Lossy: MP3 vs AAC
Ở Việt Nam, đa số anh em có lẽ sẽ thân thuộc với việc lựa chọn nhạc 320 hay 128 từ Nhaccuatui hay Zing Mp3 thay vì mua nhạc AAC từ Apple Store. Cá nhân mình nhận thấy cả hai định dạng không có sự khác nhau quá lớn về phần chất lượng âm thanh. Tuy nhiên, mình đánh giá cao AAC hơn về độ ổn định trên nhiều bản thu cũng như việc hỗ trợ file metadata trên nhiều nền tảng hơn dù là hàng của Apple.Lossless: WAV vs FLAC vs AIFF
Do được phát triển dựa trên nền tảng PCM nên thi thoảng các bản thu định dạng WAV, AIFF sẽ có chất lượng nhỉnh hơn FLAC nhưng sự khác biệt này không thực sự quá đáng kể. Tuy nhiên, trải nghiệm RIP file cũng như quản lý nhạc lại có sự khác biệt to lớn giữa 3 định dạng nhạc số. Việc cập nhật Metadata trên WAV đã từng là một cơn ác mộng khi mà định dạng này không chỉ hỗ trợ lưu các thông tin kèm rất kém cỏi mà còn xảy ra lỗi khi sử dụng đa nền tảng khiến thông tin đi kèm không thể hiển thị được bởi hệ thống khác. FLAC khắc phục điểm yếu này của WAV rất tốt nhưng AIFF mới là kẻ chiến thắng cuối cùng. Sự dễ dàng, chính xác mỗi khi cập nhật Metadata trên file AIFF là mấu chốt trong việc mình quyết định RIP và lưu trữ toàn bộ nhạc trên CD của mình ở định dạng này.DSD: DSF hay DFF
Về cơ bản, DSD đơn thuần là một phương thức lưu trữ âm thanh, không có mối liên hệ nào giữa DSD và các thông tin đính kèm (DSD). Do đó khái niệm file DSD, chính xác hơn, để nói về định dạng nhạc chất lượng DSD, anh em cần nói về DSF và DFF. Cân nhắc về mức độ tiện dụng, mìn khuyến cáo anh em nên ưu tiên DSF. DFF không cho phép anh em lưu trữ tags cũng như tách biện storage thông tin và âm thanh ra riêng biệt nên nhiều khi anh em sẽ bị mất toàn bộ thông tin về cover, nhạc sĩ,... khi chép nhạc lên thiết bị mới.Tổng kết lại, mình hi vọng anh em có được những trải nghiệm âm thanh thoải mái và dễ dàng hơn với những kiến thức cũng như kinh nghiệm về các định dạng âm thanh nêu trên. Nếu anh em có ý kiến khác vui lòng chia sẻ bằng comment để thảo luận thêm.