Một số điều có thể bạn chưa biết về Nhà thờ Đức Bà Paris

ND Minh Đức
16/4/2019 14:24Phản hồi: 210
Một số điều có thể bạn chưa biết về Nhà thờ Đức Bà Paris
Cả thế giới kỳ thực vẫn chưa hết bàng hoàng trước trận hỏa hoạn khủng khiếp đã phá hủy nhiều thành phần của Nhà thờ Đức Bà Paris - công trình kiến trúc hơn 850 năm tuổi, là niềm tự hào của không chỉ người Pháp mà còn là điểm đến mơ ước của vô số người trên thế giới. Ngọn lửa đã khiến cả phần mái vòm, tháp sau và nhiều bộ phận khác bị thiêu hủy. Bên dưới đây là 13 thông tin mà có thể bạn chưa biết về công trình lịch sử nổi tiếng này.

Bên dưới Nhà thờ từng là một công trình tôn giáo của người cổ đại


Notre_Dame_Tinhte_11.jpg

Île-de-la-Cité, hòn đảo trên sông Sein, nơi Nhà thờ đang được xây dựng, từng là nền đất của một thành phố Gallo - Roman gọi là Lutetia. Ngôi Nhà thờ có thể đã được xây dựng trên tàn tích của một ngôi đền trước đó. Vào khoảng năm 1710, một mảnh được cho là một phần của bàn thờ chạm khắc để thờ cúng sao Mộc và một số vị thần khác được phát hiện trong một cuộc khai quật bên dưới vị trí mà ngày nay là chỗ ngồi của Ca đoàn nhà thờ. (Dù hiện tại vẫn chưa rõ những di tích của bàn thờ khai quật được là được dùng ở đó hay chỉ là tàn tích mang từ nơi khác tới)

Đến khoảng những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, người ta phát hiện thêm những tàn tích kiến trúc bổ sung cho trước đó có niên đại từ cổ đại nằm trong một hầm mộ bên dưới quảng trường trước nhà thờ. Từ đó càng củng cố cho giả thuyết rằng bên dưới nhà thờ Đức Bà khi xưa đã từng được chọn làm nơi tiến hành những nghi lễ thờ phụng của tôn giáo Pagan - một tôn giáo của những nhóm cư dân gốc La Mã theo đa thần giáo.


Một số thành phần của nhà thờ Đức Bà sử dụng lại phù điêu từ nhà thờ La Mã

Notre_Dame_Tinhte_9.jpg

Mặt tiền phía Tây của Nhà thờ Đức bà có 3 lối vào, mỗi cổng vòm đi vào đều được trang trí bằng rất nhiều bức tượng, phù điêu của các vị Thánh và những cảnh tượng thiêng liêng. Tuy nhiên có một điểm khác biệt ở một cổng vào là cổng Thánh Anne. Cổng này có phông cách thiết kế sớm hơn so với những cổng còn lại. Nếu quan sát và so sánh kỹ, bạn sẽ thấy những tấm tym-pan chứa phù điêu trên đó (tympanum), điển hình như hình ảnh Đức Bà và chúa Jesus, trông tư thế sẽ cứng và ít tự nhiên hơn so với những bức tượng khác.

Nguyên nhân chính là các phù điêu này được tái sử dụng lại từ một nhà thờ La Mã trước đó. Một cuộc điều tra tiến hành vào năm 1969 đã chỉ ra rằng những tấm tym-pan này không được tạo ra cho phong cách nhà thờ Đức Bà mà đã được tận dụng và điều điều chỉnh lại để có thể sử dụng phù hợp hơn với kiến trúc Gothic.

Có một “khu rừng” trên mái nhà thờ

Notre_Dame_Tinhte_10.jpg


Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc có khung dầm gỗ trên mái lâu đời nhất Paris. Lúc xây dựng từ thế kỷ 12, người ta đã dùng tới khoảng 21 héc ta cây gỗ và cứ mỗi một thanh là một cây gỗ riêng. Chính vì vậy là mái vòm chứa phần dầm gỗ này được mệnh danh là “the Forest”, nghĩa là “khu rừng”

Ngôi nhà thờ đầu tiên sử dụng kỹ thuật trụ vòm bên ngoài để đỡ tường

Quảng cáo



Notre_Dame_Tinhte_2.jpg

Nhà thờ Đức và là một trong những công trình kiến trúc đầu tiên sử dụng các chuỗi trụ vòm bên ngoài nhà thờ. Đó là một phần vòm kéo dài từ phần trên của bức tường và nối liền với một trụ lớn đi thẳng xuống đất để chịu lực, giúp giữ các bức tường được đứng vững, không bị các lực phát xuất từ trần vòm bằng đá và tải trọng gió đặt tác động lên mái. Đối với nhà thờ Đức Bà, các trụ vòm này được bố trí xung quanh gian chính của nhà thờ từ thế kỷ 12 nhằm hỗ trợ thêm cho bức tường mỏng do yêu cầu phải có nhiều cửa kính cỡ lớn để lấy sáng vào bên trong. Và những trụ vòm bên ngoài dần trở thành một biểu tượng cho phong cách thiết kế Gothic, bất chấp có nhiều tranh luận về việc liệu Nhà thờ Đức Bà có phải là nhà thờ đầu tiên sử dụng nó hay không.

28 bức tượng các vị vua trong Kinh Thánh của nhà thờ đều không có đầu


Notre_Dame_Tinhte_5.jpg

Vào năm 1793, giữa làn thuốc súng của cuộc cách mạng Pháp, 28 bức tượng các vị vua trong Kinh Thánh trong nhà thờ đã bị một đám đông kéo xuống bằng dây thừng và chặt đầu. Cũng trong năm này vua Louis XVI đã bị chém đầu và bất kỳ biểu tượng nào có liên quan tới chế độ quân chủ lập hiến đều bị tấn công. Những mảnh vỡ của tượng có niên đại lên tới hơn 700 năm sau đó đã bị vứt thành đống trước cổng nhà thờ, dần biến thành một bãi rác bốc mùi và nhếch nhác vào năm 1796. Khi đó, bộ trưởng bộ nội vụ đã quyết định bán “mớ đá” này cho một công trường xây dựng gần đó làm vật liệu. May mắn thay một luật sư đồng thời là một người Công giáo đã mua nó về, ban đầu để xây dựng nhà nhưng phát hiện ra điểm đặc biệt của các bức tượng, mang đi chôn cất theo giáo luật. Sau nhiều cuộc biến loạn, mãi tới 1977, những đầu tượng của các vị vua mới được tái phát hiện dưới hầm ngầm của ngân hàng ngoại thương Pháp.

2 ngọn tháp phía trước không hoàn toàn giống nhau

Quảng cáo



Notre_Dame_Tinhte_7.jpg

Thoạt nhìn thì 2 ngọn tháp phía trước nhà thờ Đức Bà khá giống nhau, tuy nhiên nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy tháp Bắc lớn hơn một chút so với tháp Nam. Nguyên nhân là do, giống như những phần khác của nhà thờ, 2 ngọn tháp này cũng được xây dần theo thời gian và phản ánh xu hướng kiến trúc cũng như người lãnh đạo xây dựng từng giai đoạn.

Những quả chuông của nhà thờ từng được nấu chảy để làm pháo


Notre_Dame_Tinhte_14.jpg

Không chỉ có tượng của những vị Vua trong Kinh Thánh bị phá hủy trong Cách mạng Pháp. Ngôi nhà thờ Đức Bà cũng như bao nhà thờ khác ở Pháp cũng hứng chịu những ảnh hưởng không nhỏ trong dòng chảy lịch sử biến động cuối thế kỷ 18, bao gồm cả các cuộc binh biến, chính trị và cả sự chuyển hóa về tư duy, tôn giáo. Hai mươi quả chuông của nhà thờ (ngoại trừ quả khổng lồ là Emmanuel) đã bị tháo xuống để nấu chảy làm pháo. Mặc dù các quả chuông đã được thay thế vào thế kỷ 19 nhưng vẫn không đạt được độ tinh xảo như phiên bản trước, đồng thời tiếng kêu vang cũng khó chịu hơn. Tới năm 2013, một dàn chuông mới đã được trang bị và trả về đúng âm thanh mà nó vốn có từ thế kỷ 17.

Napoléon và Victor Hugo đã từng cứu nhà thờ


Vào năm 1804, khi Napoléon Bonaparte quyết định cử hành lễ đăng quang hoàng đế, ông đã chọn nhà thờ này nhưng tình trạng khi đó khá tệ do ảnh hưởng của hàng thế kỷ suy tàn, sự phá hoại của cách mạng Pháp, trong khi cả thành phố không ngừng phát triển và thay đổi. Trong nhiều năm trước đó, nhà thờ bị sử dụng như một nhà kho. Và khi đó, Napoléon ra lệnh khôi phục lại nhà thờ để tổ chức một buổi lễ hoành tráng nhất cuộc đời ông.

Tuy nhiên, các hoạt động phục chế phục vụ buổi lễ đăng quan của Napoléon chưa đủ để khắc phục những suy hư về cấu trúc của nhà thờ. Sau đó, văn hào Victor Hugo đã lấy hình tượng Nhà thờ này để đại diện cho hình ảnh của cả nước Pháp trong cuốn tiểu thuyết Notre-Dame de Paris (thường được dịch là Thằng gù Nhà thờ Đức Bà) xuất bản năm 1831 của ông. Trong đó, Hugo đã dùng hình ảnh căng nhà thờ để gợi lên một cách sinh động về tình trạng suy đồi của Pháp vào thế kỷ 19: (đoạn bên dưới trích từ chương 1 của quyển 3 trong tác phẩm, mình xin lược dịch từ tiếng Anh, anh em đừng chê nha)

Và sự thành công của cuốn tiểu thuyết đã thúc đẩy quá trình phục dựng ngôi nhà thờ vĩ đại này trên quy mô lớn sau này với sự giám sát của kiến trúc sư Jean-Baptiste-Antoine Lassus và Eugène Viollet-le-Duc.

Tượng quái vật là được bổ sung sau này, không phải thời trung cổ


Góc chụp từ trên máng xối của nhà thờ Đức Bà với bức tượng con quái vật phun nước này là một trong những hình ảnh phổ biến, thường hay xuất hiện trên phim ảnh hoặc các bức ảnh du lịch. Tuy nhiên ít người biết rằng những bức tượng này được đặt lên từ thế kỷ 19 chứ không phải lúc xây dựng ban đầu. Cụ thể, từ giữa những năm 1843 và 1864, những bức tượng này đã được đặt lên trong đợt phục hồi triệt để dưới sự giám sát của Eugène-Emmanuel Viollet-le-Duc.

Notre_Dame_Tinhte_13.jpg

Nguyên nhân ư? Victor Hugo trong tiểu thuyết đã từng mô tả các máng xối rộng trên nhà thờ Đức Bà và Viollet-le-Duc được cho là đã lấy cảm hứng từ góc nhìn thơ mộng này để đặt những bức tượng. Những hình ảnh được chụp bằng kỹ thuật cũ hồi xưa trước cuộc đại tu cho thấy một ngôi nhà thờ rất khác so với cái mà chúng ta từng thấy thời hiện đại, với những máng xối từ thời trung cổ vốn đã hư hỏng từ lâu và cũng không hề có một con thú nào trên đó. Tuy nhiên, nhiều hệ thống máng xối trong lần phục chế đầu thế kỷ 19 cũng đã bị sụp đổ và ngày nay được thay bằng những ống nhựa PVC nhằm đảm bảo an toàn.

Và không chỉ các máng xối mà Viollet-le-Duc còn thừa nhận đã bổ sung thêm một số điểm khác. Trong số đó là các bức tượng 12 Thánh Tông Đồ mà ông bổ sung thêm, ông thừa nhận đã dùng chính gương mặt mình cho tượng thánh Thomas.

Một mảnh mũ gai khi tử nạn của Chúa nằm bên trong bụng con gà trên tháp


Sáng giờ nếu nhìn những bức ảnh chụp nhà thờ, bạn có thể sẽ nhận thấy có một con gà trên đỉnh. Con gà trống này không đơn thuần là một vật trang trí. Vào năm 1935, ba di vật nhỏ được cho là một mảnh của mũ gai mà Chúa Jesus từng đội khi chịu tử nạn, một số mảnh của Thánh Denis và thánh Genevieve (vị thánh bảo trợ của thành phố) đã được tìm thấy và đặt vào bên trong con gà này, sau đó đặt trên đỉnh nhà thờ. Ý tưởng ở đây là tạo ra một cột thu lôi cả về vật lý lẫn tâm linh để bảo vệ giáo dân bên trong.

Nhà thờ sở hữu cây đàn Đại phong cầm lớn nhất nước Pháp


Notre_Dame_Tinhte_12.jpg

Cây đàn đại phong cầm trong nhà thờ được cấu thành từ gần 8000 ống (một số có niên đại từ thế kỷ 18)) và có 50 phím đàn để chơi, biến nó trở thành một trong những cây đàn đại phong cầm lớn nhất nước Pháp. Cuộc cách mạng Pháp đã để lại nhiều vết chém trên phần gỗ của cây đàn và tới 2013, người ta đã phục chế hoàn toàn để kỷ niệm 850 năm nhà thờ.

Tất cả mọi con đường đều dẫn về nhà thờ Đức Bà Paris


Notre_Dame_Tinhte_4.jpg

Bên dưới đất ngoài nhà thờ có một điểm đánh dấu nhỏ hình tròn với ngôi sao bằng đồng 8 cánh nằm chìm trong đá. Trên đó là dòng chữ Point zéro des routes de France (tạm dịch: điểm khởi đầu cho mọi con đường) và là điểm mốc để đo khoảng cách giữa Paris tới những thành phố khác của Pháp. Mảnh mốc này được đặt vào năm 1924, sau đó tạm thời bị lấy đi vào những năm 1960 trong một cuộc khai quật nhằm thực hiện kế hoạch xây hầm xe dưới lòng đất. Tuy nhiên kế hoạch bị đình lại khi các công nhân phát hiện ra những tàn tích kiến trúc nằm trong một hầm mộ.

Những tổ ong cho mật người nghèo


Bên trên nhà thánh liền kề phía sau nhà thờ Đức Bà có một tổ ong mật. Nó được đặt ở đó vào năm 2013, trong đó nuôi những con ong Buckfast, một giống được lai tạo bởi một tu sĩ hiền lành mang tên Brother Adam. Những con ong sẽ đi lấy mật từ những vừa hoa gần đó, bao gồm cả quảng trường Jean XXIII ngay phía sau nhà thờ để về làm mật. Và có thông tin cho biết những giọt mật này được nhà thờ trao cho người nghèo.

Notre_Dame_Tinhte_1.jpg
nha tho.png

Tham khảo 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
210 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chắc người ta sẽ sớm trùng tu thôi, hôm nay xem hình nội thất thấy ít hư hại 0447F12C-4325-4743-9760-1390E0603543.jpeg 09E5A8F6-6CB7-49FF-8E93-F6F54912AAB8.jpeg
@dinhmanhht86 @Zer0D4y
Screen Shot 2019-04-17 at 10.01.20 AM.jpg
@berberin xd9 Có ai bắt b tin đâu
@Zer0D4y mấy loại ng đó chấp nó làm gì.nó chỉ tin chùa ba vàng thôi
@TonyNguyen1231 Chú đúng là 1 trong số khá nhiều thanh niên VN nói chuyện theo kiểu tự thể hiện sự mê tín và kém lịch sự, ưng mỉa mai người khác nhưng lại ko thể nhìn ra sự mu muội của bản thân. Tui đã từng ở 1 vài nhà dành cho sinh viên Tin Lành và Công giáo ở SG, và nói thiệt là dân theo đạo ở nước ngoài nó cũng thấy rất khó hiểu và hài hước vì sự mù quáng của các thanh niên theo đạo ở nước mình.
Còn chuyện cây thánh giá ở trong hình, 1 là kim loại thì nhiệt độ cháy của nó khá cao, 2 là trần phía trên đầu cây thánh giá ko bị sụp, phần lửa cháy nó ở cách cây thánh giá 1 đoạn khá xa, lúc đầu mái của nhà thờ cháy trên cao, ở dưới ko bị gì, lúc nó sụp xuống cũng là lúc đội cứu hỏa đang xịt nước vào, các mảnh rớt xuống nhiệt độ tuy cũng cao nhưng nhờ có nước chữa cháy nên thậm chí cả hàng ghế gỗ nằm ngay sát đó nó cũng ko cháy nữa là cây thánh giá kim loại nằm sâu trong góc kia.
3 là do làm bằng kim loại nên khi có ánh sáng hắt vào thì nó phản xạ lại, chính vì vậy người ta dùng kim loại để làm thánh giá ở nhà thờ này chứ ko làm bằng gỗ như ở nhiều nhà thờ khác, chủ yếu là do yếu tố tâm linh =)) dễ làm mu muội mấy thành phần mù quáng như mấy thanh niên ở VN đây. Ko có ánh sáng hắt vào thì nó tỏa sáng bằng niềm tin
Dù chưa từng đến nơi đây nhưng thâm tâm thật sự mong rằng nhà thờ sẽ được phục chế sớm nhất và y như cũ nhất có thể.
Congcu
CAO CẤP
5 năm
@baby_ghost127 Đúng rồi, làm người cần có đóng góp về giá trị VẬT CHẤT và/hoặc TINH THẦN, không thì không ai nhắc đến mình cả. Chuyện đương nhiên, ai chưa hiểu chuyện đó thì chưa thẳng thắn rồi 😃
bluewolf
TÍCH CỰC
5 năm
@cheetah_fast Mấy cái nhà mà bạn kể ghi lịch sử vào chỗ nào thế? So cái nhà với đĩa CD, DVD, vãi thật.
@trantrungkien.ct Chuẩn, đây là di sản và cũng là nơi quan trọng để giáo hoàng tổ chức những buổi trọng đại, hơn nữa còn là nơi để du khách thập phương hiểu hơn về văn hoá thời xửa thời xưa rồi,phải phục dựng lại.
edios
TÍCH CỰC
5 năm
@Fibbo Việc sính ngoại là vẫn có, nhưng ko phải luôn xuất phát từ sĩ diện. Có những thứ hàng ngoại luôn tốt hơn hàng nội, xưa hay bây giờ đều thế. Thêm nữa là sính ngoại ở đây ko phải mỗi sính phương Tây bạn nhé, thành cổ của bạn nói cũng là ở ngoại quốc đấy. Mình đâu có nói giá trị lịch sử của nó thua kém? Chỉ là vị thế của nó sẽ ko nhận được sự quan tâm của xã hội thôi, kể cả báo chí có đưa tin. Đến đây bạn lại lái về con nhà giàu với nhà nghèo, thì mình nói đơn giản thế này, thằng nào có nhiều người biết đến, nổi tiếng về du lịch, kiếm được nhiều tiền từ du lịch, thì nó giàu, nó được nhiều người quan tâm hơn là chuyện bt đúng ko ?. Còn con nhà nghèo của bạn nói là gì, uh công trình lịch sử cũng có nhưng ít người biết, ngoài công trình lịch sử cũng ko còn gì khác để khám phá ngoài một đất nước nghèo, trên thơ văn sách báo phim ảnh cũng ko xuất hiện. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao báo chí ko bao giờ đưa tin về a X, chị Y đầu ngõ ngã gãy chân, gãy tay trong khi lại đưa tin về ca sĩ A, B giàu có đứt tay, xước chân ? Họ cũng cùng là con người đấy chứ ? Nên nhớ là truyền thông hiện giờ chỉ nhắm đến những đối tượng được quan tâm nhiều hơn từ cộng đồng mà thôi.

Mình nói bạn ghét phương Tây là vì bạn luôn bảo là ghét sính ngoại nhưng lại chỉ VD phương Tây vào là vì thế, nhưng chắc là ko, bạn chỉ ghét những người sính phương Tây thái quá thôi phải ko ? Mặt khác của việc bạn nói, Phương Tây có những điều tốt đẹp đáng học tập nhưng nhiều bạn ở trên này mỗi khi nhắc đến cái gì tốt đẹp của phương Tây lại auto *chất thải*, còn khi có chuyện xấu thì ko thấy trách "auto đẹp đẽ" gì ? . Sự thiên vị trong xã hội này đều có căn nguyên của nó cả, ko có gì yêu thích ghét theo kiểu vô lý đâu.
Nhà thờ đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử. Cảm ơn mod, bài viết quá hay
Khắc phục tốn kém hơn xây mới, tiếc cho công trình vĩ đại, tin lành nhà thờ đơn giản hơn nhiều
@centernc Đơn giản thì ai tham quan, sao thu hút du lịch. Đầu tư không bao giờ là lãng phí.
Vụ cháy này dễ có kịch bản dàn dựng của một đạo diễn nào lắm chứ bộ.
Em hỏi ngu: Sao chúa không phun mưa dập lửa như phim Tây Du Ký?
@xuandien_tnxp ngta sống có cái đức khi bị tai nạn là có ng khuyên góp.còn mấy cái thể loại sống ko có đức sau này có bị cái gì cũng ko thèm ai để ý tới đâu.đừng có kích động ngta
@Nguyen N°5 Vô thần có giải thích cũng không có tác dụng đâu bạn ơi, kệ đi.
@xuandien_tnxp Phim Tây Du Ký liên quan đến Phật nhiều hơn và mình cũng có câu hỏi tương tự khi đọc còm vô nghĩa của bạn:
https://amp.vnexpress.net/thoi-su/chua-co-o-ha-noi-chay-rui-thiet-hai-700-trieu-dong-3907696.html
@ThuanNguyen94 https://vnexpress.net/the-gioi/hinh-anh-giong-chua-jesus-trong-vu-chay-nha-tho-duc-ba-gay-chu-y-3910948.html
kietvo897
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tiếc thay cho một biểu tượng của thế giới. Giờ có vẻ dị ứng với cách mạng, đặc biệt là cách mạng văn hoá. Thế giới đã phải chịu bao nhiêu tổn thất. Cách mạng vô sản Trung Quốc, chủ nghĩa vô thần, cách mạng vô sản Pháp, cách mạng Đông Âu....
kietvo897
ĐẠI BÀNG
5 năm
@THANCHAU Mình nói cách mạng văn hoá mà bạn, còn cách mạng tư sản thì là chuyện khác rồi
@kietvo897 Biểu tượng của Pháp thôi 😆 dẹp đi cũng không sao hết
@THANCHAU Lầm gì , biết mà vẫn cố tình nói thì có
Kiến trúc tuyệt vời!
bluewolf
TÍCH CỰC
5 năm
@hakuruno Hồi đó có máy ghi âm chưa nhỉ? Sao biết trả về đúng âm thanh vốn có của nó???
@bluewolf Trong số chuyên gia trùng tu có ông hồi đó làm lao công ở nhà thờ
Hy vọng nó được phục chế lại
@red.domino1503 Cũng thắc mắc như bạn
mấy ông thiết kế nhà thờ này là thiên tài cmnr , 850 năm trước 😃 sao ngày xưa k có máy móc mà người ta thiết kế nhiều công trình vcl thật
u11dead
TÍCH CỰC
5 năm
@daigiahungyen bản chất của cả vũ trụ là: cá lớn nuốt cá bé. Cá bé chả qua k đủ sức để "nuốt" cá khác thì "phải chịu" thôi bạn ơi. Bản chất 1 quốc gia đã là kiểu "vơ vét" của các thành viên của nó rồi (người dân) hoặc vơ của nước bé hơn. Thằng vơ ít thằng vơ nhiều, thằng vơ kín thằng vơ lộ liễu.
Bạn đọc wiki đi để xem mấy thằng châu âu với mỹ, nhật nó thiệt hại bao nhiêu tiền và mạng vào chiến tranh và so với việt nam đi. Đừng đọc lịch sử việt vì nó hoàn toàn khác với thực tế.
u11dead
TÍCH CỰC
5 năm
@daigiahungyen đang nói việc gần 1000 năm trước. Chứ bây giờ thì xây nó không thành vấn đề, vấn đề là tiền. Giờ ông nào giàu như billgate thì chắc đủ tiềm lực để xây kim tự tháp chứ cái nhà thờ xá gì.
Eti
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cuộc sống ở Paris, nói sao đây, luôn hào nhoáng ở vẻ bề ngoài. Cơ sở vật chất cũ kỹ được che giấu sau lớp sơn, có hỏng gì là người ta sơn đè lên thôi.
57442669_645605725875561_9072433820782821376_n.jpg
@Eti ở đâu mà không vậy =)) các thành phố lớn thành phố nào cũng có mấy khu ổ chuột còn gì.
Eti
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ngokimphuc Ý em nói cả pari ấy, mấy quận gần cite là tiêu biểu. Khách du lịch chỉ nhìn được bề ngoài tráng lệ của các công trình, vô ở nhìn thấy cầu thang, nền nhà, wc thì khóc.
ngophat
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Eti thế mới gọi là châu âu cổ kính😁
@Eti Các thành phố cũ, có bề dày văn hoá và kiến trúc thì thường là như thế thôi bác. Còn nếu nó đổi mới cả trong lẫn ngoài thì nó sẽ như Dubai rồi. Ở Paris có nhiều cái điên đầu như toà nhà cao 7-8 tầng mà đèo có thang máy. Cầu thang thì siêu hẹp và dựng đứng, leo cầu thang là 1 thảm hoạ. Nói chung nó có cái hay nhưng cũng có cái dỡ
u11dead
TÍCH CỰC
5 năm
@Eti cổ kính để bảo tồn. Chứ trình độ kĩ sư xây dựng thì chắc nó xây cái tòa tháp cao nhất thế giới quá dễ dàng. Cả phong cách bọn âu nó thích ở nhà kiểu 3-5 tầng cho an toàn chứ không thằng nào nó thích chui vào cái nhà chọc trời để chờ chết cả.
một dàn chuông mới đã được trang bị và trả về đúng âm thanh mà nó vốn có từ thế kỷ 177.
Các tỷ phú ủng hộ trùng tu hiện tại được 226 triệu đô la rồi
DuyJoseph
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Pl.Thanh Sang Hiện tại lên được 600 và đang tăng nữa nè
ziiobian
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Pl.Thanh Sang Hiện tại là hơn 700 tr đô rồi. Có điều đọc báo thấy họ bảo là tiền không phải vấn đề, quan trọng là làm sao tìm được vật liệu, các thứ hư hại bên trong để thay thế mới lo cơ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019