Nếu bạn đang sử dụng một đường truyền cá nhân đủ mạnh, nhưng lại cảm thấy mọi thứ từ khá đến rất chậm mỗi khi muốn truy cập mạng, chơi game hay xem video, nhiều khả năng là do vấn đề ở băng thông Internet. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng mạng chậm, có thể do “cá mập”, có thể do nhiều người sử dụng cùng lúc, có thể vì trong khung giờ cao điểm, hoặc cũng có thể do chính chiếc máy tính của bạn. Giả sử đã loại trừ được các nguyên nhân bên ngoài, hãy thử kiểm tra lại chính chiếc PC của mình.
Những thiết bị kết nối mạng khác trong nhà hoạt động bình thường, những thành viên trong gia đình cũng không gặp vấn đề khi sử dụng mạng, nhiều khả năng máy tính của bạn bị nhiễm malware. Thử kiểm tra và đảm bảo máy tính sạch bằng một phần mềm thứ 3, như Malwarebytes. Tiến hành quét kỹ toàn hệ thống, nếu có malware và đã diệt, đảm bảo bạn sẽ thấy mạng nhanh trở lại. Chú ý luôn sử dụng ít nhất một phần mềm antivirus cho hệ thống, hoặc ít nhất là đừng tắt Windows Defender.
Nếu không phải do malware, bạn có thể tiến hành kiểm tra tình trạng đường truyền mạng từ máy tính của mình bằng câu lệnh netstat. Từ menu Start, gõ Command Prompt, nhấn Crtl + Shift + Enter hoặc nhấn chuột phải và chọn Run as administrator. Cửa sổ Command Prompt chạy ở quyền quản trị sẽ hiện ra. Gõ vào khung nhập lệnh netstat -o và nhấn Enter, cửa sổ sẽ hiện ra thông tin về các kết nối đang hoạt động trên máy tính. Ở đây có 5 thông tin mà chúng ta cần nắm, trong đó Proto (protocol) là giao thức kết nối; Local Address là địa chỉ IP mạng nội bộ; Foreign Address là địa chỉ đích bên ngoài; State là trạng thái hiện tại của kết nối; PID là định danh của ứng dụng.

Những thiết bị kết nối mạng khác trong nhà hoạt động bình thường, những thành viên trong gia đình cũng không gặp vấn đề khi sử dụng mạng, nhiều khả năng máy tính của bạn bị nhiễm malware. Thử kiểm tra và đảm bảo máy tính sạch bằng một phần mềm thứ 3, như Malwarebytes. Tiến hành quét kỹ toàn hệ thống, nếu có malware và đã diệt, đảm bảo bạn sẽ thấy mạng nhanh trở lại. Chú ý luôn sử dụng ít nhất một phần mềm antivirus cho hệ thống, hoặc ít nhất là đừng tắt Windows Defender.

Nếu không phải do malware, bạn có thể tiến hành kiểm tra tình trạng đường truyền mạng từ máy tính của mình bằng câu lệnh netstat. Từ menu Start, gõ Command Prompt, nhấn Crtl + Shift + Enter hoặc nhấn chuột phải và chọn Run as administrator. Cửa sổ Command Prompt chạy ở quyền quản trị sẽ hiện ra. Gõ vào khung nhập lệnh netstat -o và nhấn Enter, cửa sổ sẽ hiện ra thông tin về các kết nối đang hoạt động trên máy tính. Ở đây có 5 thông tin mà chúng ta cần nắm, trong đó Proto (protocol) là giao thức kết nối; Local Address là địa chỉ IP mạng nội bộ; Foreign Address là địa chỉ đích bên ngoài; State là trạng thái hiện tại của kết nối; PID là định danh của ứng dụng.

Bạn có thể thử tìm kiếm các địa chỉ Foreign Address trên Google, hoặc cụ thể hơn là ở website urlscan.io. Thông thường đây là các địa chỉ máy chủ đám mây cung cấp dịch vụ cho các website khác. Nếu cảm thấy nghi ngờ, bạn hãy để ý phần PID, ghi nhớ số này.

Tiếp tục mở Task Manager bằng tổ hợp phím tắt Ctrl + Shift + Esc, chuyển qua tab Details và Services để tìm xem PID tương ứng là của ứng dụng hoặc dịch vụ nào. Nếu cảm thấy nghi ngờ, hãy nhấn chuột phải vào process hoặc service đó và chọn End task/End process tree/Stop. Sau đó thử kiểm tra lại liệu đường truyền đã trở về bình thường hay chưa.

Task Manager của Windows cũng cung cấp một công cụ theo dõi sử dụng tài nguyên hệ thống. Chuyển qua tab Performance, nhấn vào Open Resource Monitor ở cạnh dưới.

Resource Monitor cho phép theo dõi 4 thành phần chính của hệ thống gồm CPU, Memory, Disk và Network. Tab Network cho phép chọn ứng dụng để theo dõi theo thời gian thực, có hiển thị PID, băng thông gửi, nhận và tổng băng thông, cung cấp thông tin khá đầy đủ và chi tiết để bạn có thể quản lý. Nếu thấy một ứng dụng đáng ngờ (tên, cách sử dụng băng thông bất thường, địa chỉ IP kết nối đến không đáng tin cậy...) thì hãy bắt đầu kiểm tra ngay.