Trong bối cảnh đồng Yên suy giảm và sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng quá tải nghiêm trọng. Do đó, một số nhà hàng tại Nhật đã bắt đầu áp dụng chính sách "nhìn mặt khách để tính tiền".
Shogo Yonemitsu, người điều hành Tamatebako, một nhà hàng buffet hải sản ở Shibuya cho biết: “Mọi người cho rằng đó là hành động phân biệt đối xử, nhưng thực sự rất khó để chúng tôi phục vụ cho du khách quốc tế với năng lực hiện tại. Chúng tôi không tính thêm phí cho du khách, mà chỉ giảm giá 1000 yên (khoảng 6.5 USD) cho người dân địa phương mà thôi.”
Anh Yonemitsu cũng cho biết thêm rằng vấn đề không chỉ đơn giản là tăng thêm công suất phục vụ và kê thêm bàn, mà quán còn phải thuê thêm nhân viên biết nói tiếng anh để nhận đơn gọi món, xử lý việc đặt chỗ và giải thích cho du khách mọi thứ. Theo anh, nếu không chăm sóc kỹ càng, có thể dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Theo dữ liệu của chính phủ, số lượng du khách đến Nhật Bản đạt kỷ lục 17,78 triệu người trong nửa năm đầu 2024 và dự kiến sẽ phá kỷ lục năm 2019 với 31,88 triệu khách. Đáp lại, nhiều vùng ở Nhật Bản đã bắt đầu tính thuế du lịch, giới hạn số lượng du khách và thậm chí là cấm bán rượu để hạn chế những hành vi vượt quá chuẩn mực của khách.
Shogo Yonemitsu, người điều hành Tamatebako, một nhà hàng buffet hải sản ở Shibuya cho biết: “Mọi người cho rằng đó là hành động phân biệt đối xử, nhưng thực sự rất khó để chúng tôi phục vụ cho du khách quốc tế với năng lực hiện tại. Chúng tôi không tính thêm phí cho du khách, mà chỉ giảm giá 1000 yên (khoảng 6.5 USD) cho người dân địa phương mà thôi.”
Anh Yonemitsu cũng cho biết thêm rằng vấn đề không chỉ đơn giản là tăng thêm công suất phục vụ và kê thêm bàn, mà quán còn phải thuê thêm nhân viên biết nói tiếng anh để nhận đơn gọi món, xử lý việc đặt chỗ và giải thích cho du khách mọi thứ. Theo anh, nếu không chăm sóc kỹ càng, có thể dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Theo dữ liệu của chính phủ, số lượng du khách đến Nhật Bản đạt kỷ lục 17,78 triệu người trong nửa năm đầu 2024 và dự kiến sẽ phá kỷ lục năm 2019 với 31,88 triệu khách. Đáp lại, nhiều vùng ở Nhật Bản đã bắt đầu tính thuế du lịch, giới hạn số lượng du khách và thậm chí là cấm bán rượu để hạn chế những hành vi vượt quá chuẩn mực của khách.
Đầu năm nay, một thị trấn nghỉ dưỡng ở chân núi Phú Sĩ đã dựng tấm lưới lớn để chắn tầm nhìn ra đỉnh núi, sau khi quá nhiều du khách đổ xô đến đến chụp ảnh, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và giao thông.
Trong khi đó, cơ quan quản lý du lịch ở Hokkaido tháng này đã kêu gọi các doanh nghiệp áp dụng mức giá thấp hơn cho người dân Nhật Bản. Mặt khác, tỉnh Hyōgo đang xem xét tính phí vào cửa cho du khách quốc tế cao hơn 6 lần so với cư dân địa phương, tại thành Himeji, nơi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Elisa Chan, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khách sạn tại Đại học Trung văn Hong Kong, cho biết việc điều chỉnh giá có thể là một cách hiệu quả để chống lại tình trạng quá tải du lịch. “Chủ doanh nghiệp sẽ muốn đảm bảo rằng nhu cầu du lịch tăng đột ngột sẽ không làm mất đi những người khách hàng địa phương, việc giảm phí cho cư dân sẽ là một giải pháp cho vấn đề này.”
Mặc dù việc tính giá chênh lệch là một điều rất lạ ở Nhật, nhưng điều này lại khá phổ biến ở các nước khác trên thế giới. Và vì giá thường viết bằng tiếng địa phương nên đôi khi nhiều du khách cũng không biết việc họ đã phải trả nhiều tiền hơn thông thường. Tuy nhiên ở Nhật Bản, mọi doanh nghiệp đều có quyền tự quyết định liệu họ có muốn áp dụng phân loại khách hàng để tính giá chênh lệch hay không.
Theo CNN