Một số trẻ nhiễm HIV được điều trị từ giai đoạn sớm vẫn có khả năng sống khỏe mạnh

MinhTriND
24/7/2017 21:22Phản hồi: 12
Một số trẻ nhiễm HIV được điều trị từ giai đoạn sớm vẫn có khả năng sống khỏe mạnh
Một đứa trẻ 9 tuổi ở Nam Phi được chẩn đoán nhiễm HIV khi vừa tròn 1 tháng tuổi, nhưng trong vòng 8 năm rưỡi qua, virus dường như bị ức chế hoàn toàn trong cơ thể cậu bé này dù không cần phải điều trị định kì. Trước đây, thế giới từng ghi nhận 2 trường hợp tương tự: những đứa bé mang virus HIV trong người nhưng hoàn toàn bị kiểm soát mà không cần dùng thuốc chỉ sau một đợt điều trị.

Chẳng bao lâu kể từ thời điểm bị chẩn đoán bệnh, đứa bé bắt đầu được điều trị theo phương pháp kháng retro virus (antiretroviral treatment - ARV) trong suốt 40 tuần. Sau đó, mọi liệu pháp đều được dừng lại và sức khoẻ của cậu bé luôn được các nhà khoa học theo dõi một cách sát sao. Xét nghiệm máu được thực hiện lần cuối cùng vào năm 2015 cho thấy virus HIV đang bị ức chế, hay nói cách khác, mật độ của virus trong máu không thể được phát hiện bằng cách sử dụng các xét nghiệm thông thường. Một xét nghiệm khác được tiến hành sau đó dựa trên mẫu lấy từ giai đoạn sớm xác nhận quá trình thuyên giảm đã diễn ra ngay khi ngừng điều trị.

Những thông tin đầy hứa hẹn bên trên là kết quả của một nghiên cứu rất lớn được thực hiện nhằm vào giải pháp trị liệu ARV từ giai đoạn sớm từ đó làm giảm khả năng tử vong và giảm thiểu nhu cầu điều trị cả đời đối với những trẻ sơ sinh nhiễm HIV. "Việc này thật sự rất hiếm có", Tiến sĩ Avy Violari, người đứng đầu các thử nghiệm lâm sàng nhi khoa tại Phòng Nghiên cứu HIV trong Chu kỳ sinh sản tại Đại học Witwatersrand, Nam Phi, cho biết khi trình bày những phát hiện của ông và các cộng sự tại Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 9 diễn ra tại Paris (Pháp) hôm thứ 2 vừa qua.

"Qua việc nghiên cứu những trường hợp này, chúng tôi hy vọng sẽ có thể hiểu được làm thế nào để có thể dừng điều trị lại", cô Violari nói với tờ CNN. Cho đến nay, khoa học vấn chưa tìm ra giải pháp điều trị hoặc vắc-xin chống lại HIV, và điều trị suốt đời ở những trẻ em mắc bệnh là phương pháp chất chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn, trong đó bao gồm các phản ứng phụ và cả việc phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt phác đồ điều trị hàng ngày.

Lợi ích của việc điều trị từ giai đoạn sớm


Trẻ em được xác định là một phần của nghiên cứu mang tên CHER bắt đầu tiến hành từ năm 2005 đến năm 2011. Hơn 370 trẻ sơ sinh nhiễm HIV được chọn ngẫu nhiên để được điều trị ARV ngay lập tức trong vòng 40 tuần hoặc 96 tuần. Một nhóm thứ ba không được điều trị ngay lập tức, thay vào đó, chúng sẽ được trị liệu theo các phương pháp tiêu chuẩn lúc bấy giờ.

Khi thử nghiệm bắt đầu, phương pháp điều trị tiêu chuẩn dựa trên việc đếm số lượng các tế bào miễn dịch bị thiệt hại do virus, được gọi là tế bào CD4 trong cơ thể. Trong khi đó, những liệu pháp mới bắt đầu bằng việc tiến hành ngay lập tức các giải pháp chữa trị, bất kể số lượng tế bào CD4 nhiều hay ít. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở trẻ sơ sinh nhiễm HIV, bệnh tình tiến triển rất nhanh chóng trong vòng vài tháng đầu đời và thường dẫn đến tử vong sau đó. Ước tính của UNAIDS (Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS ), có khoảng 110.000 trẻ em đã chết vì các bệnh liên quan đến AIDS chỉ tính riêng năm 2015.

Bên cạnh đó, các bác sĩ nhi khoa cũng lo lắng về các phản ứng phụ và những ảnh hưởng sức khoẻ nhất định như một hệ quả của phương pháp điều trị suốt đời bằng thuốc kháng virus đối với những trẻ em may mắn sống sót. Trong năm 2015, hơn 1.8 triệu trẻ em sống chung với HIV và ghi nhận có thêm 150.000 trường hợp nhiễm mới, đa số là ở Châu Phi.

Về cơ bản, CHER là một cuộc thử nghiệm nhằm tìm hiểu liệu tỷ lệ tử vong có thể giảm và liệu việc điều trị từ sớm có thể giúp trẻ khỏe mạnh đủ để có thể ngừng điều trị trong một thời gian nhất định hay không. "Chúng tôi hy vọng có thể biến nó trở thành một căn bệnh có tốc độ tiến triển chậm hơn”, Violari nói.

Qua kết quả thử nghiệm, các nhà nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong đã giảm 76% và mức độ tiến triển HIV giảm 75% ở những trẻ được điều trị ngay lập tức, ở cả 2 trường hợp là trong vòng 40 hoặc 96 tuần. Ở nhóm trẻ được điều trị theo giải pháp thông thường, kết quả tạm thời ghi nhận có nhiều trường hợp tử vong do đó việc thử nghiệm theo cách này đã dừng lại sớm hơn.

Theo Violari, trẻ em được điều trị từ giai đoạn sớm trong thử nghiệm cần quay trở lại để tiếp tục điều trị sau khoảng hai năm, tính theo trung bình. Có khoảng 10 trường hợp không cần phải quay lại điều trị vì lượng virus trong cơ thể những đứa trẻ này khá thấp - chỉ từ 1.000 đến 3000 trên mỗi mililit máu. Nói cách khác, những đứa bé này hoàn toàn khỏe mạnh, ít nhất là về mặt lâm sàng.

Tuy nhiên, đối với trường hợp của đứa bé 9 tuổi đề cập ở đầu bài, việc xác định mật độ virus HIV trong cơ thể là điều không thể thực hiện được. “Đó là đứa trẻ duy nhất có sự thuyên giảm”, Violari nhận định. "Chúng tôi không thể nhìn thấy virus trong máu bằng các kỹ thuật tiêu chuẩn nhưng vẫn nhìn thấy các mảnh vụn virus trong tế bào", cô nói thêm và giải thích những mảnh vỡ này dường như không thể tái tạo, ít nhất cho đến hiện tại. Điều này khiến các nhà khoa học hy vọng đứa trẻ sẽ hoàn toàn được chữa khỏi.

Chỉ có ba trường hợp

Quảng cáo



Cậu bé ở Nam Phi là trường hợp thứ ba trên thế giới được ghi nhận về sự thuyên giảm HIV dài hạn sau khi trải qua điều trị ở giai đoạn sớm và sử dụng một cách hạn chế các thuốc chống retrovirus sau đó. Trường hợp đầu tiên là một em bé sinh ra ở Mississippi năm 2010, được điều trị ARV chỉ trong 30 giờ sau khi sinh cho đến khi 18 tháng tuổi. Sự thuyên giảm được duy trì ở bé gái này trong vòng 27 tháng, cho đến năm 2015, khi virus HIV bắt đầu lại được tìm thấy trong máu.

Kế đó là trường hợp ghi nhận vào năm 2015 của một thiếu niên người Pháp hiện đã 20 với người mẹ bị nhiễm HIV. Ngay sau khi sinh, cô bé đã được điều trị ARV và chỉ ngừng các liệu pháp khi được tuổi 6. Kể tử đó, mật độ virus trong máu luôn được duy trì ở mức không thể tìm thấy bằng các kỹ thuật thông thường. Asier Saez Cirion đến từ Viện Pasteur ở Pháp, người đã trình bày những phát hiện về trường hợp vào năm 2015, cũng vừa xác nhận cô gái đó hiện giờ vẫn còn trong tình trạng thuyên giảm virus và duy trì sức khoẻ tốt, đồng nghĩa với việc virus đã được kiểm soát trong hơn 13 năm.

Xét đến trường hợp của cậu bé 9 tuổi ở Nam Phi, virus được kiểm soát trong gần 9 năm qua nhưng chỉ trải qua trị liệu trong 40 tuần. Tuy nhiên, Violari cũng nhấn mạnh trường hợp này rất hiếm. "Không phải ai cũng có thể thuyên giảm”, cô nói. Có 3 người lớn cũng từng được báo cáo có thể đạt được sự thuyên giảm cho đến nay, thường được gọi là những bệnh nhân Boston và bệnh nhân Berlin, nhưng tất cả họ đều được cấy ghép tủy để đạt được điều đó, chứ không phải điều trị sớm bằng thuốc kháng virus.

Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Hoa Kỳ, đơn vị tài trợ cho dự án CHER cho biết: "Trường hợp ở Nam Phi cho bạn biết điều đó có thể xảy ra ở một số trẻ sơ sinh”. Khi được đặt câu hỏi về việc liệu tỷ lệ trẻ sơ sinh được điều trị đạt được kết quả tương tự sẽ như thế nào, Fauci cho rằng ông cũng không chắc. Ông tin rằng kết quả này chỉ trở nên quan trọng nếu có một tỷ lệ đáng kể trẻ sơ sinh được bảo vệ, từ đó mới có thể áp dụng liệu pháp trên như một cách tiếp cận tiềm năng.

Kiểm soát HIV

Violari đồng ý kết quả đầy hứa hẹn vừa nhận được không có nghĩa là phương pháp tương tự sẽ được áp dụng cho tất cả trẻ sơ sinh nhiễm HIV, nhưng thay vào đó, điều được quan tâm phân tích trong thời gian tới có lẽ là các điều kiện sinh học đặc biệt bên trong cơ thể hoặc hệ miễn dịch của cậu bé 9 tuổi, những yếu tố giúp bảo vệ cơ thể của đứa bé này khỏi sự hoành hành của virus và điều trị sớm có thể chỉ đóng vai trò như chất xúc tác để thúc đẩy quá trình.

Quảng cáo



Violari và nhóm của cô hy vọng việc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đứa bé này cũng như số khác từ cuộc thử nghiệm CHER sẽ làm sáng tỏ thêm vấn đề. "Chúng ta cần phải xem xét đâu là điểm khác biệt giữa các trường hợp", cô nói. Những nỗ lực này sau cùng có thể sẽ cho ra đời các liệu pháp điều trị mới hiệu quả hơn hay thậm chí là vắc-xin ngăn chặn hoàn toàn HIV.

Tham khảo: CNN, Ảnh: New York Post
12 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

1 trong những ly do vk không cho mấy ông đi mat xa là mắc công vác cầu gai về nhà lây bệnh vk con
Chung Tú
TÍCH CỰC
7 năm
@thi 95 Không biết là không cho đi massa thì chồng ở nhà có được vợ massa bù cho không :v
HuluHala
TÍCH CỰC
7 năm
@Chung Tú Không, phải rửa chén và lau nhà nhé ;)
Chung Tú
TÍCH CỰC
7 năm
@HuluHala https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2017/07/4098866_IMG_5292.jpg
IMG_5292.JPG
xtmg1
CAO CẤP
7 năm
Một trong những tác hại của những bài viết như thế này là làm cho người ta bớt sợ HIV và tiếp tục sa đọa, điều đó vô cùng tai hại.thà như ngày xưa báo chí nhắc đến HIV như là 1 thảm họa diệt vong loài người
hiepps
TÍCH CỰC
7 năm
Sợ quá, giờ yên tâm đi chân trần đá bóng rồi ;)
Vấn nhớ ko nhầm trên thế giới có 1 người duy nhất miễn nhiễm với HIV dù làm bằng cách nào kể cả tiêm trực tiếp
@nguyentuannb Chắc phải còn nhiều người, nhưng ai dại mà thử :=)))))
caochau199
ĐẠI BÀNG
7 năm
Có một sự thật là virus nói chung chưa bao giờ được coi là một sinh vật hay một cơ thể sống
macinPhone
TÍCH CỰC
7 năm
cái protein sốc nhiệt nổ banh nhà lồng của Nga đâu, thử sức viéi HIV xem sao? Nga cái gì cũng đỉnh nhất thế giới mà
masoi912
ĐẠI BÀNG
7 năm
chắc khoảng 10 năm đổ lại sẽ chữa được bệnh này 😃, mấy năm gần đây thấy có nhiều thử nghiệm
hình như MOD này thích bị chửi vì dịch sai hay sao ấy. bản gốc từ CNN:
Rare case of 9-year-old in HIV remission for years -- without drugs
bản dịch của MOD: Một số trẻ nhiễm HIV được điều trị từ giai đoạn sớm vẫn có khả năng sống khỏe mạnh.

từ 2013, nếu uống thuốc đầy đủ thì AIDS là bệnh mãn tính và bênh nhân sẽ chết vì tuổi già nhé.

http://edition.cnn.com/2013/12/01/health/hiv-today/index.html
bản này dành cho em đọc thôi:
http://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(13)61809-7/abstract

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019