Vào ngày thứ Sáu 26/2/2021, một tảng băng trôi dày 150m, có diện tích rộng 1.270 km², gần bằng khu vực Đại Luân Đôn (Anh Quốc) đã tách ra khỏi Thềm băng Brunt, gần một trạm khảo sát Nam Cực của Anh.
Ở đây, chúng tôi xin giải thích thêm về diện tích của khu vực Đại Luân Đôn (the Greater London) cho bạn đọc của Hành tinh Titanic hình dung ra được độ lớn của tảng băng trôi:
Đại Luân Đôn hay Luân Đôn (tiếng Anh: Greater London) là một hạt và đồng thời cũng là một vùng của Anh hình thành nên ranh giới hành chính của Luân Đôn. Nó được chia thành 33 huyện gồm 32 khu tự quản Luân Đôn (tạo nên hạt nghi lễ của Đại Luân Đôn) và thành phố Luân Đôn (là một hạt riêng biệt nhưng vẫn thuộc khu vực)
Sự kiện tách rời này xảy ra chỉ cách trạm nghiên cứu Halley của Anh hơn 20km, nhưng không có ai ở trong căn cứ vào thời điểm ấy, và do đó không có nguy cơ nào đối với tính mạng con người.
Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS), đã tạm cắt bớt nhiệm vụ điều hành trạm Halley kể từ năm 2017 vì lo ngại một tảng băng có thể sắp tách ra. Họ đã ghi lại được cảnh quay về các vết nứt lớn tại Thềm băng Brunt của Nam Cực hồi đầu tháng.
Những vết nứt lớn trên lớp băng ở khu vực này của Nam Cực được phát hiện lần đầu tiên cách đây một thập kỷ, và kể từ đó, BAS đã theo dõi khu vực này chỉ để xem xét trường hợp xảy ra một sự kiện như vậy. BAS có một loạt thiết bị GPS trên phiến băng Brunt. Những thông tin này về chuyển động của băng sẽ được gửi trở lại trụ sở của cơ quan ở Cambridge.
Adrian Luckman, chuyên gia người Anh về băng và là giáo sư địa chất tại Đại học Swansea ở Wales, đã xem xét hình ảnh của vết nứt trong những tuần gần đây và ước tính thời điểm khối băng lớn có thể vỡ ra khỏi sông băng.
Ông nói:
“Mặc dù hiện tượng vỡ ra các phần lớn của thềm băng ở Nam Cực là một điều hoàn toàn bình thường trong cách chúng hoạt động, nhưng các sự kiện tan vỡ lớn như sự kiện được phát hiện tại Thềm băng Brunt vào thứ Sáu vẫn khá hiếm và thú vị. Với ba rãnh nứt dài đang phát triển nhanh chóng trên hệ thống phiến băng Brunt trong 5 năm qua, tất cả chúng tôi đều dự đoán rằng một điều gì đó ngoạn mục sắp sửa xảy ra."
“Thời gian sẽ trả lời liệu việc tách ra này có gây ra nhiều mảnh vỡ hơn trong những ngày và tuần lễ sắp tới hay không. Tại Đại học Swansea, chúng tôi nghiên cứu sự phát triển của các vết nứt ở thềm băng bởi vì trong khi một số dấu hiệu sẽ dẫn đến các sự kiện tách vỡ lớn, còn một số khác thì không, và điều đó là lý do giải thích tại sao các thềm băng lớn lại tồn tại”.
Nguồn tham khảo:
https://www.theguardian.com/.../iceberg-size-of-greater...
https://www.bbc.co.uk/news/amp/science-environment-47692895
Ở đây, chúng tôi xin giải thích thêm về diện tích của khu vực Đại Luân Đôn (the Greater London) cho bạn đọc của Hành tinh Titanic hình dung ra được độ lớn của tảng băng trôi:
Đại Luân Đôn hay Luân Đôn (tiếng Anh: Greater London) là một hạt và đồng thời cũng là một vùng của Anh hình thành nên ranh giới hành chính của Luân Đôn. Nó được chia thành 33 huyện gồm 32 khu tự quản Luân Đôn (tạo nên hạt nghi lễ của Đại Luân Đôn) và thành phố Luân Đôn (là một hạt riêng biệt nhưng vẫn thuộc khu vực)
Sự kiện tách rời này xảy ra chỉ cách trạm nghiên cứu Halley của Anh hơn 20km, nhưng không có ai ở trong căn cứ vào thời điểm ấy, và do đó không có nguy cơ nào đối với tính mạng con người.
Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS), đã tạm cắt bớt nhiệm vụ điều hành trạm Halley kể từ năm 2017 vì lo ngại một tảng băng có thể sắp tách ra. Họ đã ghi lại được cảnh quay về các vết nứt lớn tại Thềm băng Brunt của Nam Cực hồi đầu tháng.
Những vết nứt lớn trên lớp băng ở khu vực này của Nam Cực được phát hiện lần đầu tiên cách đây một thập kỷ, và kể từ đó, BAS đã theo dõi khu vực này chỉ để xem xét trường hợp xảy ra một sự kiện như vậy. BAS có một loạt thiết bị GPS trên phiến băng Brunt. Những thông tin này về chuyển động của băng sẽ được gửi trở lại trụ sở của cơ quan ở Cambridge.
Adrian Luckman, chuyên gia người Anh về băng và là giáo sư địa chất tại Đại học Swansea ở Wales, đã xem xét hình ảnh của vết nứt trong những tuần gần đây và ước tính thời điểm khối băng lớn có thể vỡ ra khỏi sông băng.
Ông nói:
“Mặc dù hiện tượng vỡ ra các phần lớn của thềm băng ở Nam Cực là một điều hoàn toàn bình thường trong cách chúng hoạt động, nhưng các sự kiện tan vỡ lớn như sự kiện được phát hiện tại Thềm băng Brunt vào thứ Sáu vẫn khá hiếm và thú vị. Với ba rãnh nứt dài đang phát triển nhanh chóng trên hệ thống phiến băng Brunt trong 5 năm qua, tất cả chúng tôi đều dự đoán rằng một điều gì đó ngoạn mục sắp sửa xảy ra."

“Thời gian sẽ trả lời liệu việc tách ra này có gây ra nhiều mảnh vỡ hơn trong những ngày và tuần lễ sắp tới hay không. Tại Đại học Swansea, chúng tôi nghiên cứu sự phát triển của các vết nứt ở thềm băng bởi vì trong khi một số dấu hiệu sẽ dẫn đến các sự kiện tách vỡ lớn, còn một số khác thì không, và điều đó là lý do giải thích tại sao các thềm băng lớn lại tồn tại”.
Nguồn tham khảo:
https://www.theguardian.com/.../iceberg-size-of-greater...
https://www.bbc.co.uk/news/amp/science-environment-47692895