Một thành phố tại Hà Lan muốn dùng nhựa tái chế để làm đường giao thông

ND Minh Đức
14/7/2017 14:36Phản hồi: 73
Một thành phố tại Hà Lan muốn dùng nhựa tái chế để làm đường giao thông
Thay vì phải sử dụng những sản phẩm từ dầu mỏ để làm đường như thường thấy xưa giờ, một công ty tại Hà Lan mang tên VolkerWessels muốn sử dụng nhựa tái chế vớt được từ đại dương hoặc phế phẩm từ các nhà máy để biến thành nhựa làm đường, từ đó giúp các thành phố trở nên thân thiện với môi trường hơn. Với tên gọi PlasticRoad, dự án con đường từ rác thải nói trên sẽ được xây dựng thử nghiệm trong vòng 3 năm tới, dùng làm một con đường đi chạy xe đạp và nếu thành công thì sẽ được triển khai rộng rãi hơn nữa.

Theo kế hoạch, các đoạn đường bằng nhựa tái chế sẽ được làm sẵn trong một nhà máy, sau đó chở ra địa điểm xây dựng để lắp ráp lại với nhau tương tự như chơi các khối vuông LEGO vậy. Trong quá trình chế tạo tại nhà máy, những cảm biến giao thông cũng như các chi tiết hỗ trợ đèn giao thông cùng công trình công cộng có thể sẽ được làm ngay trong giai đoạn này. Nhóm phát triển cho biết rằng bên dưới bề mặt đường sẽ có những khoảng trống để luồng dây cáp hoặc những đường ống nước sau này. Sau khi con đường nhựa tái chế này bị hư hỏng, VolkerWessels hy vọng rằng nó có thể được tái chế để tiếp tục sử dụng làm đường thêm một lần nữa.

Vậy liệu nhựa tái chế có thể thay thế được nhựa đường - loại vật liệu đã được các kỹ sư sử dụng trong nhiều năm qua để tạo ra những con đường bình thường cho tới cao tốc? Theo hãng VolkerWessels, những con đường làm bằng nhựa tái chế có thể chịu được nhiệt độ từ âm 40 tới 80 độ C. Với khả năng này thì nó thậm chí còn có độ bền cao gấp 3 lần so với những con đường bình thường và theo hãng là có thể tồn tại được tới 50 năm. Mặt khác, các con đường bằng nhựa tái chế được cho là ít chịu ảnh hưởng của sự ăn mòn hơn, từ đó không cần dành quá nhiều nguồn lực bảo dưỡng.

Quan trọng hơn, việc dùng nhựa tái chế để làm đường thay cho nhựa đường truyền thống sẽ thân thiện với môi trường hơn. Nhựa đường được cho là mỗi năm, nhựa đường tham gia “đóng góp” 1,6 triệu tấn CO2 vào khí quyển mỗi năm, chiếm 2% trên tổng số lượng phát thải của hệ thống giao thông đường bộ. Được biết, hiện kế hoạch của VolkerWessels vẫn mới dừng lại trên bàn giấy nhưng họ tin rằng công tác xây dựng thật ngoài đời sẽ nhanh chóng được xúc tiến. Được biết, thành phố Jamshedpur tại Ấn Độ đã sử dụng nhựa tái chế trong quá trình xây dựng một con đường dài 50 km. Một phần trong con đường này đã sử dụng hỗn hợp nhựa đường với những loại rác thải nhựa xé nhỏ.

Tham khảo Theguardian
73 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ngã xe bớt đau hơn, màu mè hơn
Và đặc biệt mấy cô đồng nát Việt Nam thích lắm
@quocanh_ltk Nhựa tái chế từ thập cẩm các loại nhựa nhiều màu sắc khác nhau nên thường có màu đen (bịch ny long đen), khi đã tái chế (hỗn hợp) thì không còn sử dụng lại, trừ khi tái chế cùng mục đích lần tái chế 1 nhưng chi phí sẽ cao hơn và ô nhiễm hơn.
Ở VN tái chế nhựa kiểu này rất ô nhiễm, mùi rất hôi, ai có nhà gần mấy xưởng ó keo này hít phê. Thợ ó keo nhựa lương rất cao nhưng làm không lâu, chỉ có chủ cả là giàu 😃
@heobanhki Bác bị ám ảnh hàng của nguơí anh em.....
Mơì bác xem baì về rác thaỉ...
Sống chung với… rác

Chắc một trong những đặc điểm của quang cảnh VN rất quen mắt mà ai cũng rõ là… rác. Dân mình bị chê ở dơ vì không chỉ khách du lịch thỉnh thoảng ghé viếng thăm mới nhận thấy mà ngay chính người dân sống trong nước cũng thừa nhận ở đâu và lúc nào cũng gặp chính là rác.
Trừ những biệt thự, khu chúng cư cao cấp,… còn thường thì rác tùm lum từ trong nhà ra ngoài ngõ, đường phố, quán ăn, công viên, khu vui chơi, trên xe ô tô…
Nhà cửa thành phố quá chật chội. Không ai muốn để rác lâu trong nhà nên cứ đầy một bịch là tống ngay ra đường. Miễn trong nhà mình sạch sẽ, còn ngoài ngưỡng cửa, rác nghễu nghện thành núi bao phủ chung quanh cũng mặc kệ. Mặc dù rải rác có thùng đặt bên vệ đường nhưng ít ai mất công đi quá vài bước bỏ rác vào. Thuận tay vứt ngay trước cửa nhà hoặc đầu hẻm sát vỉa hè. Tuy nhiên lưu ý xa một chút dưới lòng đường, cẩn thận chớ đặt bịch rác thẳng cửa nhà người ta nhìn ra mà nên đặt vị trí vào khoảng giữa hai căn nhà để không bị chủ nhà ra cự lộn. Vì thế từng đống rác nhỏ kéo dài điểm trang cho hết cả chiều dài đại lộ.
Tiện lợi nhất là phi tang rác thẳng xuống sông vì nó sẽ chìm xuống nước hoặc trôi nổi đi nơi khác chứ không nằm chình ình đó mãi. Nhiều con kênh đặc lừ, đen xì chẳng còn thấy nước đâu. Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè vớt mỗi ngày bốn, năm tấn rác. Thành thử hàng ngàn tỉ đồng đổ xuống mà tình trạng ô nhiễm của những con kênh này chẳng khả quan là mấy.
Thật ra có quy định vất rác bậy bị phạt tiền. Đặc biệt, hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng cũng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Mức phạt này tăng gấp 10 lần mức phạt cũ. Thế nhưng có ai được trả lương để đứng canh chừng cột đèn, gốc cây, bờ kênh… để phạt người vất bậy đâu. Nếu có người đứng gác gốc cây này thì ta đổ rác cột đèn kia… nên việc phạt là bất khả thi.
Cũng may mắn là bây giờ rác được bỏ vào bịch cột lại chứ trước kia người ta cứ xách thùng ra ngoài rồi thản nhiên dốc hết rác xuống đường. Sau đó một cơn gió thổi rác bay tả tơi khắp nơi.
Thứ gì cũng có thể vất ra ngoài. Nhà có đám ma. Khi quan tài vừa ra xe tang thì người nhà mang hết hoa quả vừa được bày trang trọng trên bàn thờ, không thèm mang ra đều hẻm đổ để công nhân vệ sinh hốt mà đổ hết trên miệng cống. Và miệng cống lại nằm trước cửa nhà hàng xóm. Bà hàng xóm tiếc của những trái cây này đâu cần kiêng cữ gì đâu, có thể gói vào bọc cho chị bán vé số, ông chạy cyclo… nhưng lại bị vất không những dưới đất mà còn trên miệng cống thì ai dám nhặt nữa.
Phụ huynh đưa đón con, em đi học. Nhân thể, trẻ thường tận dụng thời gian để ăn bữa phụ trên xe; ăn xong, ly mì, giấy gói xôi, ly nước, hộp sữa bỏ đâu? Cứ thế mà thả tự do xuống giữa đường chứ cũng chẳng thèm ngó bên vỉa hè có thùng rác công cộng nào để ném vào chăng.
Nhưng khu vui chơi, công viên khi người dân rời chỗ chơi, nhất là các cuộc lễ hội vừa kết thúc bao giờ cũng để lại một bãi chiến trường ngập ngụa trên ghế đá, bãi cỏ, lối đi…Nào giấy báo lót chỗ ngồi, ly nước nhựa, hộp xốp thức ăn, giấy vệ sinh… không thiếu thứ rác nào không có mặt.
Thường chỉ là rác thải gia đình hàng ngày, nếu là những loại rác đặc biệt nặng nề, công kềnh như xà bần xây dựng, bàn ghế, gường tủ, máy móc hư thải… phải thuê người mang đến bãi rác mất công và tốn tiền, nhiều người mang ra vất đại ngoài đường. Kiếm chỗ vắng vẻ, len lén khuân ra để đó rồi biến. Ai mà biết chủ nhân của đống rác để ngầy ngà than phiền.
Người Việt có thói quen xả rác bừa bãi, nhất là ở quán ăn bình dân. Cuống rau, xương xẩu, nhất là khăn giấy phủ đầy mặt đất gặp khi trời mưa, nước đổ quết chặt nền nhà. Đặc biệt khăn giấy nhiều tiệm ăn dùng là giấy vệ sinh chứ không phải giấy ăn. Trên bàn là các tô thức ăn bốc khói thơm phức, dưới chân là bãi rác ghê gớm. Hỏi chủ quán sao không để thùng rác dưới mỗi bàn ăn thì được trả lời “từng để rồi nhưng khách đều thả ra ngoài nên bỏ thùng rác luôn”. Một xe bún bình dân ở Bình Thạnh rất nổi tiếng vì đã được đưa lên báo ngoại quốc. Bà chủ từng đi lao động xuất khẩu Đức một thời gian, có thể võ vẽ vài câu tiếng Đức. Đó là lý do khách ngoại quốc rủ nhau kéo đến khá đông chứ bún chẳng ngon mấy. Và mặc dù quen mắt lắm rồi nhưng chớ ai nhìn xuống bãi rác nhớp nháp dưới chân thì khỏi ăn. Mặc dù đã góp ý nhiều lần nhưng xem chừng bà chủ coi đó cũng là một “đặc sản” của quán. Nhân viên phụ bàn chẳng thèm quét chứ đừng nói để chiếc giỏ rác nhỏ cạnh bàn
Len lỏi vào trong hẻm là các xe rác tư nhân thu tiền tháng và thường đi vào giờ cố định trong ngày vào buổi chiều. Còn quét và gom rác ngoài đường là công nhân thuộc công ty Môi trường đô thị.
Có lời ca bài hát nói về hình ảnh người quét rác vô cùng lãng mạn:
Người phu quét lá bên đường.
Quét cả nắng vàng quét cả mùa Thu.
Người phu quét lá bên đường.
Quét cả nắng hồng quét Hạ buồn tênh

(TCSơn)
Dĩ nhiên trong thực tế, người phu chẳng tâm trí đâu để ý đến quét nắng quét mưa bốn mùa mà chỉ cặm cụi với rác.
Nhân viên vệ sinh đã thông báo đi lấy rác của khu dân cư trong vòng ba tiếng đồng hồ từ 7 giờ đến 10 giờ tối. Chỉ quét vào buổi tối để ban ngày tránh người và xe cộ qua lại đông đúc, đỡ thấy cảnh người công nhân lầm lũi. Mặc dù quy định là thế nhưng rác quá nhiều, vừa quét xong hốt sạch, đống rác mới lại mau chóng lù lù hiện ra. Vì thế một cung đường người công nhân phải quét đi quét lại nhiều lần, cứ kéo lê xe rác đi suốt ngày từ sáng sớm đến tận khuya lơ khuya lắc.
Rác chợ có giá hơn rác sinh hoạt vì rau quả hỏng, đầu tôm, ruột cá… bán cho nhà vườn ủ phân nên đa số công nhân thích quét chợ. Có những nhà kinh doanh, buôn bán hàng ăn thức uống thải rác nhiều quá, thường tặng thêm tiền cho công nhân đổ rác. Nội xe nước mía một lần đổ nguyên sọt bã mía đã đầy thùng xe rác rồi. Dù không trả thêm nhưng các nhà dân biết điều, nếu đổ rác vào thùng hay bỏ các túi rác ngoài vỉa hè, mỗi tháng đều trả tiền cho công nhân vệ sinh, số tiền này ít hơn giá đổ cho xe rác tư nhân trong hẻm một chút.
Nhưng có những người chua ngoa, đanh đá thì ngược lại. Như vừa rồi ở phố cổ Hà Nội, khi chị công nhân vệ sinh nhắc nhở hàng bán nước mía đổ rác vào thùng ngay đó chứ đừng vất bừa bãi thì hai vợ chồng cửa hàng này chửi “con rác rưởi” và đánh đấm chị đến ngất xỉu. Lý lẽ của họ là do đã đóng phí vệ sinh nên được toàn quyền muốn vứt rác đâu tùy ý và việc vứt rác bừa bãi cũng là một hành động tạo công ăn việc làm cho người công nhân!
Việc này cho thấy trong xã hội, đa số vẫn coi quét rác là một nghề thấp kém và người công nhân vệ sinh như một loại công dân hạng hai.
Thật ra rác không phải thứ hoàn toàn bỏ đi mà phải coi là một nguồn tài nguyên vì có thể tái chế, ngay cả phần rác cuối cùng còn lại sau khi lượm lặt kỹ, cũng được đốt để tạo nguồn nhiệt điện.
Một số nơi trong thành phố từng thí điểm phân loại rác. Mỗi ngày trong tuần thu một loại rác khác nhau trong những bao khác màu để dễ phân biệt. Dân chúng hưởng ứng rất tích cực. Thế nhưng sau đó, tất cả những bao này lại vất chung vào một đống vì chưa biết tiêu thụ, tái chế ra sao. Ngay cả nhà máy rác tân tiến do ngoại quốc xây dựng cũng khó hoạt động vì rác VN… tạp quá. Do đó trước khi rác được đưa vào nhà máy lại phải qua tay người phân loại. Bởi vậy việc phân loại rác được thí điểm nhiều lần gần hai mươi năm qua mà vẫn dậm chân tại chỗ, không cách nào cải tiến nổi.
Rác có thể tái chế thì vất bỏ không thương tiếc. Thứ cần bỏ lại mang đi tái chế mới ngược ngạo.
Kinh hoàng nhất là rác thải y tế như chai thuốc, dây truyền, ống thở… ngay cả kim tiêm còn dính máu… được một vài dân làng ở Hà Nội, Hưng Yên mua đi bán lại như một thứ nhựa nguyên liệu. Họ mang về nghiền nát rồi tái chế thành ly, ống hút, hộp đựng cơm… là những vật dụng người dân dùng hàng ngày. Biết rõ những nguy hiểm tiềm ẩn trong các món đồ gia dụng tái chế này nên chính những người làm ra chúng cũng chẳng dám đụng vào dùng. Sản phẩm tung ra thị trường với giá rẻ còn chính người sản xuất chúng thì sắm hàng cao cấp về dùng.
Nếu muốn tận dụng rác mà thiếu nhân công thì một công đôi chuyện có thể giải quyết bằng cách nuôi… bò. Ở bãi rác Đồng Tràm (Phú Quốc, Kiên Giang) cao ngất bằng ngọn cây và xộc mùi hôi thối, hàng chục con bò với đôi sừng còi cọc và bụng phình to bất thường, không cần người chăn, tự kéo nhau vào chen chúc giữa những người nhặt rác để tranh kiếm miếng ăn. Thôi đừng nghĩ tới đường đi của những con bò này từ bãi rác lên bàn ăn mà từ bỏ luôn món thịt bò!
Những người làm nghề moi rác hay còn gọi là “móc bọc”, tay cầm chiếc que sắt dài móc rách các bọc rác để nhặt bao nilon, giấy vụn, chai thủy tinh, lon nước ngọt… bỏ vào chiếc bị đeo trên vai. Bị phản đối vì làm vương vãi các bọc rác theo chiều gió bay lả tả khắp nơi nên hiện nay, họ chỉ moi vào buổi tối trước giờ xe rác đến hốt khi hầu hết các nhà mặt tiền đường đã đóng cửa.
Khi xe tới bãi tập trung, lại sẵn một đội quân nhặt rác chuyên nghiệp đổ xô vào để nhặt nhạnh sàng lọc trước khi rác được chôn lấp mặc kệ việc chôn lấp này ảnh hưởng xấu đến đất, nguồn nước ngầm… nhưng đó là chuyện tương lai, không quan trọng
Hiện tại thì cứ yên phận sống chung với rác.
SGCN
@TsanHoang Trả lời phát cho máu, ko biêtd viết gì bên trong mà dài thế
Kaz.Sieghart
ĐẠI BÀNG
7 năm
Khi nào Việt Nam hết ngập rồi tính tiếp :v
@Kaz.Sieghart Em học môi trường. Và em chắc với bác Sài Gòn không bao giờ hết ngập!
Ngdthtrung
ĐẠI BÀNG
7 năm
@edios Đúng rồi. Theo mình quan trọng nhất là giáo dục. Muốn tương lai thay đổi, ít ra giáo dục tại thời điểm hiện tại có dấu hiệu đổi thay tích cực thì mới hy vọng 10 - 20 hay 30 năm sau thay đổi đc. Nhưng đến việc giao dục bây giờ còn tệ thì mong chờ gì tương lai.
@nagativesupole riêng cái vấn đề ngập nước thì đúng là chả bao giờ hết thật. thế giới nó cũng vậy chả riêng sài gòn haha
@tourismBB Ở đâu thì em không biết, em nghĩ không dễ gì các nơi mưa vừa mà ngập được. Còn ở Sài Gòn/ ngày trước Quận 2 với Quận 7 là hồ điều tiết tự nhiên, tức nó là vùng thấp, nước sẽ đổ dồn xuống đó, nay các đại gia giàu tiền giàu quyền nâng nền lên, xây biệt thự chung cư các kiểu, nên nước không chảy ra được và bị ứ đọng trong thành phố. Nên giờ chỗ nào ngập, mà có tiền thì nâng lên là hết ngập, và thành chỗ khác lại ngập...
Hội đồng nát tỉnh Hải dương thích điều này😃😃😃😃
Aduckuba signature
k biết độ bền thế nào chứ đừng như bọn sêm sêm lấy linh kiện cũ làm điện thoại mới hút máu ng dùng là đc kkkkk
@dualshock.
Kể kả kũ nó vẫn dùng dc như đồ mới, tiết kiệm chi phí bảo vệ dc cả môi trường thì tội gì mà k sùng, hãy cất cái tôi quá khổ của bạn đi
Aduckuba signature
@dualshock. Liên quan méo gì ở đây nhỉ. Muốn nó thải độc ra môi trường hay muốn thế nào?
Vịt 2019
TÍCH CỰC
7 năm
@dualshock. Xúi dại vl, nhỡ còn pin Note 7 ở dưới đường nó Bùm cho nát xe à 😁
@dualshock. Quá xàm lờ
Nhìn đẹp thế :eek: Cơ mà mình nghĩ chắc là đi đường làm bằng bê tông asphalt vẫn sướng hơn 🆒
Eric8x
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đến một lúc nào đó trái đất không còn dầu mỏ để khai thác thì con ngưởi mới biết quý trọng đồ tái chế để sử dụng lại như hiện nay .
sslgvn
TÍCH CỰC
7 năm
nhìn nước người ta mà ham

nước này trung tâm sài gòn còn nhiều con đường đất gập ghềnh ngập úng nặng đất dai dơ dáy hư xe của dân còn chả buồn làm

http://2sao.vn/dan-keu-troi-khi-song-tren-“con-duong-dau-kho”-n-42321.html


Đường số 10 này từ 2000 tới giờ có việc ngang qua là quá kinh hoàng, sát ngay bên siêu thị aeon tân phú quận bình tân lơ đẹp
Vịt 2019
TÍCH CỰC
7 năm
Nước người ta, thấy đường mình đi hàng ngày mà hãi...
vớ đc mấy bà đốt vàng mã thì xác định cái đường 😁
n3.9592
TÍCH CỰC
7 năm
Ước gì tất cả số vốn đầu tư nghìn tỷ vào các tượng đài ở Việt Nam sẽ để dành đầu tư xây dựng một nhà máy như thế này
hungbya
TÍCH CỰC
7 năm
Mình nhớ bài này đã đọc ở đâu rồi, search Google thì từ năm 2015. TT dạo này cũng hay đào mộ ghê gớm.
U Minh
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đi sau VN mấy chục năm
Mình tái chế lốp xe từ lâu rồi Mod k biết à 😁
jeratech
ĐẠI BÀNG
7 năm
Ở việt nam nên cán bớt công lộ giao thông thành nhựa đường ! Sẽ tạo độ vui thích ! Tiết kiệm chi phí và cân bằng sinh thái 😆)
hình như bài này mình đã xem bên vnexpress hồi năm ngoái rồi thì phải
Chắc phải nhờ người ta đến làm cho VN vì chi phí làm đường ở việt nam mắc nhất thế giới
@Phu Thanh 528
Bọn tham ô mà ra cả, vì chúng mà học sinh như em lặn lội đạp xe về nhà bj xe fi ngag qua tjat nc vào quần áo, ôi chao, khổ chưa
Chẳng lẽ lại dùng máy bay đi học
Aduckuba signature
Obama Jack
ĐẠI BÀNG
7 năm
Ai biết cái phần mềm vẽ cảnh này không chỉ với
marklost
TÍCH CỰC
7 năm
😃 Vừa nhìn tiêu đề đã biết có đua xe...........😁
Toàn những ahbp chưa bao giờ ra khỏi giếng ngồi bốc phét

http://news.zing.vn/paris-lut-lich-su-ngay-truoc-them-euro-2016-post654603.html


http://m.baomoi.com/canh-tuong-ngap-lut-kinh-hoang-o-chau-au/c/19533591.epi


http://tiepthigiadinh.sunflower.vn:3979/mua-lon-khien-nhat-ban-ngap-nang-nhieu-nguoi-mat-tich/


http://m.vietnamnet.vn/vn/the-gioi/the-gioi-do-day/ngap-lut-nang-tai-my-quan-tai-noi-lenh-phenh-giua-pho-321418.html


Nếu éo biết cách Google thì để anh dạy cho nhé.
sslgvn
TÍCH CỰC
7 năm
@8800 Carbon Arte mùa mưa là hàng phút hàng giờ nhé bạn 😃
@8800 Carbon Arte Anh biết chú sẽ nói như vậy 😁. Bình thường mưa ở mấy nước đó , người HN có khi còn ko thèm mặc áo mưa. Loại mưa điên cuồng vào mùa hè như HN với SG ở mấy nước đó nó cũng mấy chục năm mới có 1 lần thôi, và lần nào mưa cũng lụt luôn. Mấy đứa người Nhật với EU gặp mưa HN là lắc đầu bảo tao chưa từng thấy mưa như vậy ở nước tao. Chú mà ko có điều kiện sống ở xứ giãy chết để trải nghiệm thì cứ hỏi đám giãy chết đang sống ở VN thì biết.

Đấy là còn chưa kể xứ giãy chết bọn nó hay xây thành phố trên đồi, rất nhiều dốc (chú mà chăm đi du lịch thì biết) để thoát nước cực tốt mà nó còn ngập, HN với SG là đồng bằng nước thoát kịp thế éo nào được.
@sskkb vậy là chúng ra phải xây đồi ở HCM rồi xây nhà trên đồi đó rồi ? wow tôi cảm nhận đc không khí trên đồi rồi . nhưng tôi cũng ghét mưa đá lắm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019