Tin chấn động của ngày hôm nay 25/3, đó là ông Han Jong-Hee, hiện vẫn đang là giám đốc điều hành mảng smartphone và điện tử tiêu dùng của Samsung Electronics vừa mới qua đời vì nhồi máu cơ tim, gây chấn động tập đoàn công nghệ Hàn Quốc, trong bối cảnh kinh doanh đang gặp khó khăn. Ông Han, 63 tuổi, được bổ nhiệm làm đồng CEO của Samsung Electronics vào tháng 12 năm 2021. Đồng CEO còn lại của hãng phụ trách mảng sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện công nghệ khác.
Hiện chưa có người kế nhiệm ông Han được hội đồng quản trị chỉ định. Một phát ngôn viên của Samsung xác nhận thông tin về việc ông Han đột ngột từ trần. Samsung đưa ra tuyên bố chính thức: “Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và những người thân yêu của ông trong thời điểm khó khăn này."
Samsung sản xuất vô vàn giải pháp thiết bị điện tử và đồ gia dụng, từ smartphone đến cả máy giặt và TV. Họ cũng là một nhà cung cấp linh kiện công nghệ lớn cho các tập đoàn công nghệ khác, từ cảm biến máy ảnh đến chip nhớ, rồi cả tấm nền màn hình. Tuy nhiên, tập đoàn có trụ sở tại Suwon, Hàn Quốc này đã gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây, khi ngành công nghiệp công nghệ chứng kiến sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo.
Đối thủ SK Hynix đã vượt mặt Samsung để trở thành nhà cung cấp sớm nhất cho Nvidia, cung cấp loại bộ nhớ HBM xếp chồng thế hệ mới, thứ công nghệ vô cùng cần thiết cho chip AI và các công nghệ liên quan. Năm 2024, lần thứ hai liên tiếp, Apple xuất xưởng nhiều điện thoại thông minh hơn doanh số của Samsung, giành lấy vị trí dẫn đầu ngành smartphone của họ. Rồi TSMC đã gia tăng khoảng cách về công nghệ, củng cố vị thế thống trị trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn trên các tiến trình tiên tiến nhất, và gần đây công bố kế hoạch đầu tư thêm ít nhất 100 tỷ USD vào sản xuất bán dẫn trên lãnh thổ Mỹ.
Hiện chưa có người kế nhiệm ông Han được hội đồng quản trị chỉ định. Một phát ngôn viên của Samsung xác nhận thông tin về việc ông Han đột ngột từ trần. Samsung đưa ra tuyên bố chính thức: “Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và những người thân yêu của ông trong thời điểm khó khăn này."
Samsung sản xuất vô vàn giải pháp thiết bị điện tử và đồ gia dụng, từ smartphone đến cả máy giặt và TV. Họ cũng là một nhà cung cấp linh kiện công nghệ lớn cho các tập đoàn công nghệ khác, từ cảm biến máy ảnh đến chip nhớ, rồi cả tấm nền màn hình. Tuy nhiên, tập đoàn có trụ sở tại Suwon, Hàn Quốc này đã gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây, khi ngành công nghiệp công nghệ chứng kiến sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo.

Đối thủ SK Hynix đã vượt mặt Samsung để trở thành nhà cung cấp sớm nhất cho Nvidia, cung cấp loại bộ nhớ HBM xếp chồng thế hệ mới, thứ công nghệ vô cùng cần thiết cho chip AI và các công nghệ liên quan. Năm 2024, lần thứ hai liên tiếp, Apple xuất xưởng nhiều điện thoại thông minh hơn doanh số của Samsung, giành lấy vị trí dẫn đầu ngành smartphone của họ. Rồi TSMC đã gia tăng khoảng cách về công nghệ, củng cố vị thế thống trị trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn trên các tiến trình tiên tiến nhất, và gần đây công bố kế hoạch đầu tư thêm ít nhất 100 tỷ USD vào sản xuất bán dẫn trên lãnh thổ Mỹ.
Nhờ các ưu đãi từ chính quyền tổng thống Biden, thông qua đạo luật CHIPS, trước đây Samsung từng cho biết sẽ đầu tư hàng chục tỷ USD để mở rộng fab gia công chip ở Texas. Nhưng những khoản đầu tư đánh cược này hiện có thể bị coi là bất lợi, khi tổng thống Trump đang thu hồi các chính sách thời tổng thống Biden. Samsung cũng có một cơ sở gia công chip với quy mô đáng kể tại Mexico, nhưng nơi này hiện phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu 25%, khiến tập đoàn Hàn Quốc cân nhắc chuyển nhiều hoạt động sản xuất hơn về Mỹ.
Giá cổ phiếu của Samsung Electronics đã giảm khoảng 22% trong vòng một năm qua. Điều này trái ngược hoàn toàn với Apple, SK Hynix và TSMC. Giá cổ phiếu những tập đoàn này trong 12 tháng qua đều tăng ít nhất 25% về giá trị.

Tình hình khó khăn của công ty được nêu bật trong một thông điệp gần đây, gửi đến các giám đốc điều hành từ chủ tịch Samsung Electronics, ông Lee Jae-yong. Trong một video hội thảo gần đây được chia sẻ, ông Lee được trích dẫn nói rằng công ty đang đối mặt với thời khắc “sống còn”. Những người tham gia đã nhận được một tấm bảng khắc dòng chữ: "Nhân viên Samsung mạnh mẽ trong khủng hoảng, giỏi xoay chuyển tình thế và quyết liệt trong cạnh tranh."
Ông Han gia nhập Samsung từ năm 1988. Trong sự nghiệp 37 năm của mình, ông được ghi nhận là người có công giúp công ty trở thành cái tên hàng đầu trong ngành TV và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác. Tại cuộc họp cổ đông thường niên của công ty tuần trước, ông Han thừa nhận những khó khăn của Samsung và cam kết sẽ xoay chuyển tình hình. Khi ấy ông Han phải đưa ra tuyên bố: “Tôi chân thành xin lỗi các cổ đông vì giá cổ phiếu gây thất vọng."
Samsung cũng đã đưa ra lời xin lỗi vào mùa thu năm ngoái ,vì tụt hậu trong cuộc đua chip xử lý và chip nhớ phục vụ cuộc đua AI. Điều này xảy ra vài tháng sau khi công ty thay thế đồng CEO phụ trách mảng kinh doanh sản phẩm bán dẫn. Ông Jun Young-hyun, đồng CEO hiện tại, được bổ nhiệm vào tháng 11.
Đặc biệt đáng lo ngại là sự thu hẹp lợi thế công nghệ của Samsung so với các công ty khởi nghiệp Trung Quốc. Ví dụ, theo CINNO Research, một công ty dữ liệu có trụ sở tại Thượng Hải, Samsung chiếm 40% thị phần màn hình AMOLED cho điện thoại thông minh toàn cầu vào năm 2024, giảm 20% trong hai năm do các thương hiệu Trung Quốc chuyển sang sử dụng nhà sản xuất trong nước.

Quảng cáo
Samsung, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, cũng đang đối mặt với những bước tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Hiện tại Bắc Kinh đang ưu tiên phát triển và tự chủ chuỗi cung ứng nội địa. Semiconductor Manufacturing International Corp. (SMIC) hiện là nhà sản xuất chip hợp đồng số 3 thế giới và đã thu hẹp khoảng cách với Samsung. Theo TrendForce, các nhà sản xuất bộ nhớ của Trung Quốc có thể chiếm 10% thị trường bộ nhớ toàn cầu trong năm nay, sau khi hầu như không có chút tỉ lệ thị phần nào cách đây 5 năm.
Năm 2024, Samsung báo cáo doanh thu hàng năm tăng 16% so với cùng kỳ, lên khoảng 301 nghìn tỷ Won, tương đương khoảng 205 tỷ USD. Lợi nhuận hoạt động của mảng linh kiện, bao gồm kinh doanh sản phẩm chip bán dẫn, đạt 15,1 nghìn tỷ won, đảo ngược khoản lỗ từ năm trước, nhưng chỉ bằng khoảng một phần ba so với mức đỉnh trước đại dịch.
Tuy nhiên, Liu Yushi, nhà phân tích cấp cao tại CINNO Research, cho biết Samsung vẫn có công suất sản xuất chip lớn nhất thế giới và có đủ năng lực tài chính để tiếp tục đầu tư vào các công nghệ quan trọng: “Cái gọi là cuộc khủng hoảng ‘sống còn’ hiện tại phản ánh nhiều hơn cảm giác khẩn trương và cấp bách bên trong nội bộ Samsung, chứ cũng không giống một mối đe dọa ngay lập tức ảnh hưởng đến sự tồn vong của hãng."
Theo WSJ