Một trong những bài toán phức tạp nhất thế giới đã được giải trong khi đang chải răng!

ND Minh Đức
9/4/2017 16:2Phản hồi: 303
Một trong những bài toán phức tạp nhất thế giới đã được giải trong khi đang chải răng!
Bất đẳng thức tương quan Gaussian (CGI) - bài toán đã khiến những nhà toán học giàu kinh nghiệm nhất thế giới phải dành ra hàng thập kỷ để tìm lời giải nhưng bất thành - cuối cùng lại được chứng minh bởi nhân viên thống kê vô danh đã về hưu ở Đức khi ông đang khom người chải răng. Nhưng thay vì được xướng danh ca tụng rộng rãi trong cộng đồng toán học, thành tựu của ông lại bị lờ đi bởi người ta nghĩ rằng làm thế nào một người “bình thường” lại có thể làm được điều đó.

Được đề xuất lần đầu tiên vào những năm 1950s và xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1972, nguyên lý CGI từ đó đến nay đã làm đau đâu nhiều nhà toán học trên khắp thế giới. Nói về GCI, nhà thống kê học Donald Richards tại Đại học bang Pennsylvania cho biết: “Tôi biết nhiều người đã nghiên cứu về nó hơn 40 năm qua. Chính bản thân tôi cũng nghiên cứu nó 30 năm.” Cuối cùng khi Thomas Royen đang đánh răng trong nhà tắm vào buổi sáng 17/7/2014 đã bất ngờ nghĩ ra được cách chứng minh cho bài toán nổi tiếng này.

Royen từng là một nhân viên thống kê ở hãng dược, sau đó chuyển tới làm nhân viên kỹ thuật ở Bingen, Đức vào năm 1985 nhằm có nhiều thời gian hoàn thiện mô hình thống kê mà ông và các nhà thống kê khác dùng để phân tích dữ liệu thuốc. Tới 7/2014, ông vẫn còn làm việc với các mô hình thống kê đó dù đã nghỉ hưu ở tuổi 67. Vào buổi sáng hôm đó, ông đã phát hiện rằng GCI có thể được mở rộng thành một phát biểu về phân phối thống kê mà ông phát triển trong nhiều năm qua.

Đầu tiên, nguyên tắc GCI được nói một cách nôm na là mối quan hệ giữa xác suất và hình học: nếu 2 hình, thí dụ như một hình chữ nhật và một hình tròn, nằm chồng lên nhau, thì khi phóng một mũi phi tiêu vào đó, vùng chồng lên nhau của 2 hình sẽ tăng cơ hội phóng trúng 2 hình.

GCI_Tinhte.jpg
Chi tiết hơn như trong thí dụ bên trên, bạn có một hình chữ nhật màu xanh và một hình tròn màu vàng. Bạn đặt cái này chồng lên cái kia đồng tâm, tạo thành như một tấm bảng phóng phi tiêu. Bây giờ bạn phóng một bó phi tiêu vào đó và bạn sẽ nhận thấy rằng sẽ có một đường cong chuông (bell curve hoặc phân phối chuẩn hoặc phân phối Gauss) của những vị trí hình thành xung quanh trung tâm, trong đó đa số các phi tiêu nằm trên vùng chồng chập của 2 hình.


Bất đẳng thức tương quan Gaussian hay GCI chỉ ra rằng tỷ lệ của những phi tiêu cắm vào trong vùng chồng của hình tròn và hình chữ nhật luôn luôn lớn hơn hoặc bằng tích giữa xác suất cắm vào hình chữ nhật và xác suất cắm vào hình tròn. Nghe có vẻ đơn giản nhưng để chứng minh bất đẳng thức này về mặt toán học không phải là điều dễ dàng.

Loren Pitt, nhà toán học tại Đại học Virginia kể rằng ông đã lần đầu tiên tìm cách chứng minh bất đẳng thức này từ năm 1973: “Khi còn là một nhà toán học trẻ đầy kiêu ngạo, tôi đã bị sốc khi biết rằng nhiều người đi trước, bao gồm cả những chuyên gia toán học lẫn khoa học đều không thể trả lời câu hỏi này. 50 năm sau hoặc hơn, chính tôi cũng không biết câu trả lời.”

Cuối cùng đã để cho Royen tìm ra được cách tính một đạo hàm quan trọng để chứng minh GCI. Do không biết cách dùng LaTeX (một công cụ gõ văn bản giống như Word, được dùng cực kỳ phổ biến bởi các nhà khoa học để gõ báo cáo), nên Royen đã dùng Word để gõ cách chứng minh của ông. Đồng thời, ông gởi tài liệu tới Richards ở Đại học Penn. Tuy nhiên, khi nhận được tin này, phần lớn các nhà nghiên cứu trong cộng đồng toán học đã có những phản ứng rất khác.

Thomas_Royen_Tinhte_2.jpg
Năm 2015, cách chứng minh của Royen cùng với "2 cách chứng minh khác" đã được gởi tới nhà nghiên cứu Bo'az Klartag tại Viện khoa khoa học Weizmann và Đại học Tel Aviv ở Israel. Klartag đọc cách chứng minh đầu tiên và phát hiện ra 1 lỗi, sau đó ông dẹp cách chứng minh của Royen và cách thứ 3 qua một bên rồi quên luôn. Không chịu dừng lại, Royen tiếp tục nộp báo cáo của ông lên một tạp chí duy nhất mà ông biết dù không có tên tuổi là Far East Journal of Theoretical Statistics. Tại đây, nó tiếp tục bị ngâm thêm 12 tháng nữa.

Royen kể lại: “Tôi thường xuyên bị lờ đi bởi các nhà khoa học hàng đầu tại các Đại học ở Đức. Tôi không giỏi trong các mối quan hệ và không có nhiều người quen. Tôi không dùng những điều này để đánh giá chất lượng cuộc sống tôi.” May mắn thay, Royen đã liên hệ được với 2 người là Rafał Latała - nhà tonas học người Phần Lan và sinh viên của ông là Dariusz Matlak. 2 người này đã viết lại cách chứng minh của Royen, sau đó nộp lên arXiv.org vào năm 2015.

Trong phần tóm tắt nghiên cứu, nhóm 2 nhà khoa học đã giải thích rằng: “Mục tiêu của báo cáo này là trình bày lại một cách chứng minh tuyệt đẹp cho Bất đẳng thức tương quan Gaussian do Thomas Royen phát hiện. Mặc dù phương pháp này khá đơn giản và cơ bản nhưng theo chúng tôi, bản gốc của báo cáo do Royen soạn thảo khá khó đọc. Bởi thế chúng tôi quyết định tổ chức lại cách chứng minh của Royen, giới hạn nó lại trong trường hợp của Gauss và bổ sung thêm một số chi tiết bị thiếu. Hy vọng rằng cách này sẽ tiếp cận được tới nhiều đọc giả và đánh giá đúng những công lao đáng ghi nhận của Royen.”

Nhờ có báo cáo này, người ta bắt đầu chú ý tới Royen và qua 12 tháng, báo cáo chứng minh bắt đầu được lưu hành khắp cộng đồng toán học. Mặc dù hiện vẫn còn một số câu hỏi cần phải trả lời về cách chứng minh này nhưng có lẽ, câu hỏi lớn nhất là tại sao trong thời đại của internet như hiện nay, Royen lại không tìm được cách lan truyền phát hiện của ông? Phải chăng con mắt định kiến vẫn còn là vấn đề lớn đối với những con người “tưởng chừng như không có gì”.

Thomas_Royen_Tinhte_1.jpg

Quảng cáo


Tham khảo Quanta, Arxiv.org
303 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nhức não quá
tim-and-eric-mind-blown.gif
Chả hiểu gì
Upsz
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đọc tới gausian là lướt coi hình 😆
macinPhone
TÍCH CỰC
7 năm
@Upsz e lướt xuống ngay comment để xem các bác pó tay
cyan.1618
TÍCH CỰC
7 năm
Các nhà toán học phần lớn tự làm khổ mình! Họ tự nghĩ ra các bài toán khó, nhưng không có ứng dụng trong thực tế, để điên đầu giải nó. Không như Lý, Hóa hay Văn, Địa... toán học rất ít có ứng dụng trong cuộc sống.
@mr_zero1188 bác ơi, em có tạo cuộc hội thoại riêng với bác, bác kiểm tra giúp em
@bshuy2003 không có những mô hình toán học thì lấy cái gì để giải các vấn đề vật lý và hoá học????
lucifer009
ĐẠI BÀNG
7 năm
@bshuy2003 họ tìm ra chứ k phải nghĩ ra. nghĩ ra dc họ gọi là thượng đế.
bây giờ em chỉ biết 1+1=3 thôi 😃
duyhoasuong
ĐẠI BÀNG
7 năm
@zozolozozove sai nhá
thực ra là 1+1=2,9999999999 và được phép làm tròn lên thành 1+1=3 nhé
@zozolozozove Nhiều khi nó có thể bằng 4, 5, 6,7...vv 😁:D:D
@zozolozozove Thế bác biết 2+1=0 chưa??
Không thể đủ kiên nhẫn và sức mạnh đầu óc để đọc hết được bài này 😕😕😕
Hay. Mặc dù chả hiểu gì nhưng vẫn thích.
thật là vi diệu quá đi mà
0907696xxx
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tấm ảnh cuối chụp đẹp quá
oe oe
ĐẠI BÀNG
7 năm
Ca này khó, quá khó, rất khó...! Ráng đọc mà cũng ko hỉu gì...!
Mình đã đọc kỹ và hiểu được vấn đề. Cuối cùng thì bài viết muốn nói người vô danh có thể làm được việc lớn nhưng lại ko được công nhận. Vậy thôi, hỏi nữa ko biết đâu. ;))
nhoc1411
ĐẠI BÀNG
7 năm
haha cái này lập trình còn hại não hơn 😆
qtkinhdoanh
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mấy chú chỉ tự làm khổ nhau thôi.
liêu trai
ĐẠI BÀNG
7 năm
Toán xác suất học rồi tính lô đề
@liêu trai Bác tính dc ra số Vietlott k? Tính dc làm giàu ngay 😃
@liêu trai Xác suất trúng con vừa ghi lô vừa ghi đề lớn hơn hoặc bằng xác xuất trúng lô nhân xác suất trúng đề. Bài học rút ra đã ghi đề phải làm thêm con lô
@liêu trai Bác học chưa? Tính giùm tôi xác suất trúng của Vietlot kì này với 😁
Nói thế để an ủi nhau thôi. Người ta cần cái móng nhà để xây 3 tầng, cần gì phải đào sâu đến 300 mét? Chỉ cần học hết chương trình toán cao cấp lớp 12 là quá đủ cho chúng ta sống rồi.
@tuannguyenpkc
Năm 2013, tôi giải nhất sáng kiến cải tiến kĩ thuật của bộ quốc phòng. Đề tài của tôi là sốc điện tiền mê để chữa bệnh tâm thần. Liệu em còn coi khinh tôi được nữa không?
@bshuy2003 không
@bshuy2003 Bạn cãi cùn nó vừa thôi. Dùng đến thống kê xác suất mà kêu không liên quan đến vi phân tích phân. Nó cũng như bạn đi xe máy, xem ti vi, dùng điện thoại nhưng có biết làm ra mấy cái đó đâu.
gis
TÍCH CỰC
7 năm
@bshuy2003 Bác càng nói càng ngu muội. Cái bài đầu tiên của bác làm chúng em liên tưởng đến trẻ trâu, hóa ra lại là người có hàng chục năm ăn cơm "chế độ".
Ko biết có bao giờ bác tự hỏi 22 thằng trên sân tranh nhau quả bóng làm gì không? Hay ai dở hơi sáng tác ra những áng thơ văn làm gì khi chả thấy "ứng dụng" gì cả!
Lỗi bác mắc phải là tầm nhìn thiển cận, cứ phải ứng dụng trực tiếp thì bác mới nhìn nhận, ko thì bác phủ nhận.
olalautc
ĐẠI BÀNG
7 năm
K biết mọi người thế nào. Chứ e lại có rất nhiều vấn đề đc giải quyết vào lúc tắm. @@
donganh444
TÍCH CỰC
7 năm
Có ai thích tấm ảnh chụp nhà toán học trong khung cảnh thơ mộng hơn là bài toán như em không?
trongvuneu
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đọc một lúc mới hiểu thì thấy sao vấn đề đơn giản vậy mà ko ai chứng minh đc. Có lẽ việc nghĩ nó là đúng và chứng minh nó là khoảng cách rất xa nhau

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019