[MotoGP] Cách đặt tên và lịch sử của các đội đua tham dự MotoGP

su béo béo
26/12/2018 7:0Phản hồi: 42
[MotoGP] Cách đặt tên và lịch sử của các đội đua tham dự MotoGP
Mùa giải MotoGP 2018 đã khép lại với chức vô địch cá nhân thứ 7 dành cho Marc Marquez. Danh hiệu nhà sản xuất của năm đã thuộc về Honda. Danh sách chính thức các đội đua cũng như các tay đua sẽ tham dự MotoGP 2019 cũng được công bố. Anh em bình thường hay được nghe Repsol Honda Team, Yamaha Factory Racing, Ducati Team,… Tại sao họ lại gọi tên như vậy, anh em có thắc mắc không?

4432959_AragonGP_MotoGP_2018_Xe_Tinhte_002.jpg

Về cơ bản cách đặt tên của các đội đua MotoGP thường theo cú pháp:

[Tên nhà tài trợ chính + Tên nhà sản xuất + Tên đội đua]

Nhưng có những đội sẽ không đưa tên nhà tài trợ hoặc nhà sản xuất lên, tuỳ thuộc vào chủ ý của lãnh đạo đội đua.



* Đây là những đội đua có nhà sản xuất vừa là nhà tài trợ vừa là nhà cung ứng (cho thuê) xe đua. Tên đội đua có thể có tên nhà sản xuất nhưng sẽ không lặp lại 2 lần.

** Mặc dù được xếp vào danh sách những đội đua vệ tinh (do nhà sản xuất Aprilia không đạt đủ điều kiện cũng như không mặn mà để thành lập một đội đua nhà máy). Thưcc tế Aprilia Team Gresini thường được các nhà chuyên môn và người hâm hộ xem là 1 đội đua nhà máy “không hoàn chỉnh”.


Các đội đua được chia thành 2 loại là đội đua “nhà máy” (Factory Team) và đội đua “độc lập” (Independent Team) hay còn được gọi là đội đua “vệ tinh” (Satellite Team). Đội đua “nhà máy” được 1 nhà sản xuất trực tiếp điều hành và nhận tất cả những ưu đãi trực tiếp và mới nhất của nhà sản xuất (Ví dụ: Repsol Honda hay Ducati). Còn đội đua “độc lập” hay đội đua “vệ tinh” là những đội đua do tư nhân thành lập và thuê xe từ những nhà sản xuất. Những chiếc xe được thuê thường sẽ yếu hơn xe của đội đua “nhà máy” (lỗi thời 1 năm chẳng hạn: Tech 3 mùa 2018 sử dụng M1 mẫu 2017 trong khi đội “nhà máy” Yamaha sử dụng M1 2018”. Chưa kể việc khi thuê xe cũng sẽ ít nhận được hỗ trợ về mặt kỹ thuật hơn cho dù tất cả thông số từ chiếc xe vẫn được các nhà sản xuất toàn quyền sử dụng. Tuy nhiên, cũng có 1 vài ngoại lệ khi 1 số tay đua của đội “vệ tinh” được sử dụng những nguyên mẫu mạnh bằng đội “nhà máy”. Tiêu biểu là Cal Crutchlow (LRC Honda) hay Danilo Tetrucci (Alma Pramac Racing)

Ducati Team

Ducati Team là đội đua nước Ý thuộc sở hữu của Ducati Motor Holding S.p.A và được quản lý bởi công ty con Ducati Corse (qản lý cả đội đua Aruba.it của Ducati bên WSBK). Ducati Corse được thành lập vào năm 1999 và chính thức tranh tài tại MotoGP từ năm 2003 với 2 tay đua Troy Bayliss và Loris Capirossi trên chiếc Desmosedici GP3. Ducati chỉ mới có duy nhất 1 danh hiệu vô địch nhờ công của Casey Stoner vào mùa giải 2007. Hiện này, cùng với đại gia mới nổi KTM, Ducati đang là đối trọng đén từ phương tây cho những đội đua Nhật Bản như Honda, Yamaha và Suzuki. Tên của đội đua Ducati Team không có nhà tài trợ mà chỉ có tên của hãng.

ducati.jpg

Repsol Honda Team

Quảng cáo


Nằm dưới quyền quản lý của HRC – Honda Racing Corporation – đội đua “nhà máy” của Honda. Đây là đội đua thành công nhất trong kỷ nguyên MotoGP với 9 chức vô địch thế giới (sau 17 mùa giải). Được thành lập ở đầu thập niên 60 thế kỷ trước, đội đua Honda đã có những thời kỳ huy hoàng cũng như sở hữu nhiều huyền thoại trong lịch sử như Mick Doohan hay Dani Pedrosa. Nhà tài trợ chính của đội đua “nhà máy” này là hãng dầu nhớt của Tây Ban Nha – Repsol. Sự hợp tác 24 năm từ 1995 đến này mang về nhiều thành công cho đội. MotoGP 2019 đã không còn Dani Pedrosa nhưng thay vào đó là Jorge Lorenzo.

marc-marquez-motogp-respol-honda.jpg

Yamaha Factory Racing

Được thành lập vào năm 1999, sau khi huyền thoại của Yamaha, MotoGP – Wayne Rainey giải nghệ và năm dưới quyên kiểm soát của Yamaha Motor Racing B.V. Giống như Honda, Yamaha cũng có lịch sử huy hoàng với nhiều danh hiệu và những tay đua huyền thoại ở MotoGP. Từ năm 2014, công ty viễn thông lớn của Tây Ban Nha – Telefónica Spain là đối tác lớn nhất của Yamaha. Nhưng đến năm 2019 thì cả 2 đã dừng hợp tác và thay thế vào đó là Monster. Tên gọi chính thức của đội đua “nhà máy” này vào năm 2019 sẽ là Monster Energy Yamaha MotoGP Team. Tuy nhiên, vào thời điểm này, hợp đồng với Telefónica Spain chưa hết kết thúc (còn tới 31/12/2018) thì đội đua sẽ tạm thời dùng tên Yamaha Factory Racing.

Xe_Tinhte_Yamaha.jpg

Team Suzuki Ecstar

Quảng cáo


Đội đua chính thức của nhà sản xuất này được thành lập voà năm 1976. Ngay trong năm đầu tiên tranh tài với tư cách 1 đội đua chính thức (thực tế từ năm 1971 đã có nhưnxg tay đua sử dụng xe của Suzuki để thi đấu). Barry Sheene đã mang về danh hiệu vô địch cho Suzuki. Đã có thời điểm, đội đua “nhà máy” Suzuki bị cơn bão khủng hoảng tài chính 2008 đánh gục và phải từ bỏ MotoGP sau năm 2011. Tuy nhiên, họ đã trở lại vào năm 2015 với nguyên mẫu GSX-RR hoàn toàn mới. Cùng với đó là định hướng phát triển mà giám đốc đội đua – Davide Brivio đã phát biểu là học tập từ Yamaha với chiếc YZR-M1. Sau khi trở lại, đội đau đang vào guồng với những podium liên tiếp trong năm 2018 và hướng đến 2019 với mục tiêu cao hơn. Suzuki Ecster khá đặc biệt khi nhà tài trợ chính của họ lại là công ty con của tập toàn Suzuki – thương hiệu dầu nhớt và phụ gia động cơ Ecstar.

4432986_AragonGP_MotoGP_2018_Xe_Tinhte_029.jpg

Redbull KTM Factory Racing

Đội đua này chính thức tranh tài thể thức cao nhất của MotoGP vào đầu năm 2017. Tuy nhiên, trước đó, nhà sản xuất đến từ Áo cũng đã tranh tài và trở thành 1 thế lực tại 2 thể thức thấp hơn của MotoGP là Moto3Moto2. Tuy chỉ là tân binh nhưng với khả năng tài chính (250 triệu USD đã được duyệt cho dự án MotoGP trong 5 năm), cùng với sự hậu thuẫn của Redbull thì KTM đang dần trở thành đại gia mới nổi của MotoGP. Ở chặng đua cuối cùng của mùa giải 2018, những nỗ lực của nhà sản xuất Áo cũng đã có thành tích với podium đầu tiên trong lịch sử nhờ Pol Espargaro.

Xe_Tinhte_redbull.jpg

Aprilia Racing Team Gresini

Đây là đội đua đặc biệt với lịch sử cũng vô cùng thú vị. Đội được thành lập voà năm 1997 bởi Fausto Gresini. Ong lấy tên mình làm tên của đội đua luôn 😁. Những năm đầu tiên, Team Gersini sử dụng xe của Honda để thi đấu và liên tục chuyển qua giữa 2 thể thức 500 cc (tương đương MotoGP hiện nay) và 250 cc (tương đương Moto2 hiện nay). Trong thời gian này, đội đua có 2 lần lấy tên Telefónica Movistar Honda (nhà tài trợ của Yamaha trong những năm gần đây + tên nhà sản xuất cung cấp xe cho đội) để làm đội đua “vệ tinh” của Honda.

Xe_Tinhte_Aprilia.jpg

Ngoài MotoGP thì đội đua này cũng có đội ở hạng Moto2 và Moto3. Họ có đến 3 danh hiệu vô địch thế giới ở các hạng này: Daijiro Kato năm 2001 ở hạng 250cc, Toni Elias năm 2010 hạng Moto2 và gần đây nhất là Jorge Martin ở hạng Moto3.

KTM Tech 3 Racing

1 đội đua “vệ tinh”/”độc lập” lâu đời của MotoGP và là đội đua hiếm hoi tranh tài ở cả 3 thể thức. Được thành lập vào 1990 bởi Hervé Poncharal. Năm 2011, Tech 3 chính thức tham dự thể thức cao nhất với sự hợp tác cùng Yamaha. Mùa giải 2018 cũng là mùa cuối cùng họ hợp tác cùng Yamaha. Vào mùa giải 2019, họ sẽ sử dụng mãu RC16 của KTM trong việc nỗ lực đẩy nhanh việc phát triển của cỗ máy tốc độ này. Tech 3 cũng đã phát hiện và đạo tạo ra nhiều tài năng cho đấu trường MotoGP: Cal Crutchlow (hiện đua cho LCR Honda), Andrea Dovizioso (đua cho đội Ducati Team), Johann Zarco (giữ 2 chức vô địch ở Moto2, mùa tới sẽ đua cho KTM). Vào mùa giải 2019, họ sẽ đón chào đương kim Á quân Moto2 – Miguel Oliveira là thành viên mới với kỳ vọng là 1 ngồi sao cho MotoGP.

Xe_Tinhte_tech3.jpg

Alma Pramac Racing

Tiền thân của đội đua là Hardwick Racing – 1 đội đua của Úc được thành lập năm 1998 bởi Jeff Hardwick. Từ năm 2002, do gặp khó khăn về tài chính, suất tham dự MotoGP của đội đua này chính thức được Pramac Racing (Ý) mua lại vào năm 2002 và đội đua với xe của Honda (Pramac Honda Racing). Từ năm 2005, Pramac sát nhập cùng đội đua d'Antin MotoGP Team và chuyển sang dùng xe của Ducati, khởi đầu cho sự hợp tác kéo dài 13 năm. Có thể nói, giống như Tech 3 hay LCR Honda, đây là 1 đội đua vệ tinh vô cùng thân cận với nhà sản xuất Ducati. Bằng chứng là suốt những năm gần đây, Ducati luôn ưu tiên trao 1 chiếc xe ngang hàng với đội đua nhà máy của họ cho đội. Người gần nhất có vinh dự này là Danilo Petrucci, giờ đã chuyển sang thi đấu cho đội nhà máy Ducati. Từ mùa 2018, đội có nhà tài trợ chính là Alma Agency – công ty môi giới việc làm lớn ở Ý.

Xe_Tinhte_Alma.jpg

LCR Honda

Được thành lập vào năm 1996 bởi Lucio Cecchinello với tên LCR Team (viết tắt của tên nhà sáng lập) và bắt đầu tranh tài từ hạng 125cc. Đến năm 2006, đội chính thức có mặt tại hạng MotoGP với tay đua mới nổi lúc đó là Casey Stoner và ký hợp đồng sử dụng xe của Honda với HRC. Đây là một đội đua đặc biệt của MotoGP khi phần lớn thời gian tranh tài đội đua này chỉ sử dụng 1 tay đua duy nhất (trừ mùa 2010, 2011 và 2018) vì lý do tài chính. Tuy nhiên, giống như Tech 3, LCR cũng nổi tiếng mát tay trong việc đào tạo ra nhiều ngôi sao của MotoGP, có thể kể đến huyền thoại Casey Stoner, Stefan Bradl hay hiện tại là Cal Crutchlow. Cal Crutchlow cũng đang được sử dụng chiếc RC213V ngang hàng với 2 tay đua đội nhà máy Honda là Marc Marquez và Jorge Lorenzo.Trải qua 13 mùa giải ở MotoGP, LCR Honda đã có cho mình 13 podium và danh hiệu đội đua độc lập xuất sắc nhất vào năm 2016.

Xe_Tinhte_LRC.jpg

Petronas Yamaha SRT

Tân binh của MotoGP, thế chỗ Angel Nieto Team. Tiền thân của đội là SIC Racing Team của Malaysia tranh tài tại Moto3. Lần đầu tiên xuất hiện tại đấu trường MotoGP ở hạng Moto2 như là 1 phần của Caterham Group dưới tên Caterham Moto2. Giữa năm 2018, ngay khi scandal về quản lý của Angel Nieto Team bị phanh phui, cũng như việc Yamaha không còn đội đua vệ tinh nào sau khi Tech 3 dứt áo ra đi, Petronas đã làm việc với Yamaha và cho ra đời đội đua này. Họ sẽ trở thành đội đua vệ tinh của Yamaha từ mùa 2019, thay thế cho Tech 3 đã chuyển qua hợp tác với KTM.

Xe_Tinhte_Petronas.jpg

Reale Avintia Racing

Thành lập vào năm 1994 bởi Raul Romero và Josep Oliva dưới têngọiBy Queroseno Racing, aka Team BQR. Tuy nhiên, mãi đến 2001, sau khi vượt qua được kỳ kiểm tra của FIM, đội đua này mới chính thức tranh tài tại hạng 250cc với xe của Honda. Đến 2012, đội mới xuất hiện tại hạng MotoGP với xe thuộc lớp CRT (tạm hiểu là 1 lớp xe được ưu tiên của giải do kém hơn các xe khác) của Kawasaki (lúc này đã không còn đội nhà máy ở MotoGP). Đến năm 2014, đội chuyển sang dùng xe của Ducati. Tuy cùng là đội vệ tinh của Ducati, nhưng không như Pramac Racing, Avintia không có nguyên mẫu tốt nhất của Ducati, không được hỗ trợ đầy đủ nhất và phải thuê xe của nhà sản xuất Ý. Đây là 1 trong những nguyên nhân chính khiến đội đua Tây Ban Nha chưa có được thành tích nổi bật tại MotoGP khi thậm chí họ còn chưa có nổi 1 podium nào tại đấu trường này. Đội đua hiện tại đang thuộc quyền sở hữu của Avintia Group, 1 công ty đa ngành nghề với thế mạnh bất động sản và xây dựng. Nhà tài trợ chính của đội là Reale Seguros – 1 công ty bảo hiểm tại Tây Ban Nha.

Xe_Tinhte_Avintia.jpg

Nguồn bài viết: Facebook ACCEL Motorsports
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ước mơ Việt Nam! Có giải này
@ĐoMi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài dài khổ mod hihi
@@ĐôMi Đầy đủ thông tin cho anh em đọc là mình vui rồi 😁
dual1
CAO CẤP
5 năm
Đội đua của honda thì mạnh vậy mà sao xe thương mại honda không bốc bằng yamaha vậy anh em?
ChillaGuy
TÍCH CỰC
5 năm
@zippi Nếu nói vấn đề kĩ thuật thì ông giải thích chưa ra đâu cả đâu ( ( :
zippi
TÍCH CỰC
5 năm
@ChillaGuy tôi làm biếng google mấy con số ra quá : ))
ChillaGuy
TÍCH CỰC
5 năm
@zippi Tại nó ảnh hưởng rất nhiều yếu tố chứ riêng mỗi vòng tua thì chưa ảnh hưởng nhiều vậy. Tay dên dài ngắn và kích thước trái, cách sắp nhông sên dĩa, kích thước vỏ lốp, bình xăng con, trọng lượng xe...rất nhiều yếu tố được hãng tính toán. Hãng còn phải bảo hành xe nữa nên không phải lúc nào mạnh/nhanh cũng là tiêu chí đầu.
@dual1 Bạn nói xe nào không bốc bằng Yamaha. Bạn phải nhìn tổng quát chứ nhìn 1-2 con xe mà đánh giá chung sao đc. Xe tay ga Yamaha có thằng nào qua Honda, xe 67 cup với Dream II có xe nào của Yamaha bền qua mấy con này. Nói tóm lại tiêu chí của Honda dành cho xe thương mại là bền, tiết kiệm nhiên liệu, về công nghệ thì Honda luôn dẫn đầu.
Uả mình nhớ Lorenzo của Ducatti chứ đâu phải của Repsol đâu ta!
@Đạt Phít Một Từ 2019 thì Lorenzo chuyển sang đua cùng Marquez ở đội Repsol rồi bạn 😁
@Tuannph Trời😆 ducatti còn mỗi donvizioso thôi à 😃)
Lorenzo thay Pẻdrosa hả mod?
@Đạt Phít Một 2019 Ducati Team có Danilo Petrucci #9 làm đồng đội Dovi

Pedrosa đã giải nghệ
Mấy con mô tô đua này dám đua với con dream ll xoáy nòng của mình trong thành phố,cho hít khói xăng A95 ngay.
Dài vãi
@qwaytoiben Để đọc từ tư bác ơi hehe
Hồi bé cứ thắc mắc sao xe đua không có đèn. Lớn lên mới biết ngoài không có đèn ra nó còn không có gương nữa 😁
Khong_Nam
ĐẠI BÀNG
5 năm
@SuzukiAxeloHPcity Để chân sau cũng không có luôn nha!
@SuzukiAxeloHPcity kh có xi nhan, kh có đèn vượt, kh có abs, không có còi, kh có cần đạp khởi động (đạp mấy còn này nó dội lên chân gãy 2 khúc), thật nguy hiểm
@phucnguyen4596 Nhìn mấy ông ngã xong đẩy nổ buồn cười vãi 😁
@SuzukiAxeloHPcity vâng, nhất là ông dani ấy, có 1m58 đẩy chiếc xe cười lê lết
@phucnguyen4596 150cc đã bắt đầu ko gắn cần đạp rồi, vì lực chân yếu hơn lực máy sao kích nổ đc
Alvin09
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài dài ghê. Người đọc còn mệt nói chi người viết 😃 Hết mùa motoGP mà vẫn có bài viết nên đỡ buồn
Bài viết chi tiết quá.
Thanks bác đã chia sẻ
Casey Stoner là số 1, có cảm tưởng ông này cầm xe hãng nào cũng vô địch được. Phải mà chịu trở lại đua cho Suzuki có phải hay không. Dù sao vẫn rất tin tưởng vào 2 tài năng trẻ Alex Rins và Joan Mir, mùa 2019 này sắc xanh lơ sẽ lên ngôi
😁 Anh em thích có thể down MotoGP về đua tạm
Bài khá nhiều lỗi chính tả :v
david dinh
ĐẠI BÀNG
5 năm
không thấy có hãng xe của Đức nhỉ? Cứ tưởng đua xe Đức khủng lắm 😁
@david dinh Ờ. Cũng không thấy Kawasaki nhỉ. Cứ tưởng Z1000 thần thánh lắm :D
Sao k có đội đua của Kawasaki với BMW nhỉ
lordzedo
TÍCH CỰC
4 năm
@hoangsadaide bmw không thích, còn kawasaki đã từng tham gia nhưng từ bỏ vì tốn kém, tiềm lực không đủ để theo..
@hoangsadaide BMW có 2 xe 4 bánh chạy trong sân trước khi đua đó bạn 😃
Bài này cung cấp thông tin về đội đua và nguồn gốc của cái tên rất hay nhờ thế mà mình biết hãng thuộc đất nước nào tài trợ cho các đội nhưng có điều này chia sẻ suy nghĩ bản thân là: em là tay ngang thôi chứ không thích đua xe, từ nhỏ thấy đua xe rồi nhưng chưa xem trận nào, chắc gu của em khác với mấy thanh niên hay phóng xe bạt mạng ở hồ hoàn kiếm- hà nội, em thỉnh thoảng có phóng nhanh tí nhưng e biết giới hạn của mình.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019