Bình thường anh em cứ nghĩ ấn nút Dislike một đoạn video clip chia sẻ trên YouTube, thuật toán gợi ý nội dung của dịch vụ này sẽ bớt hiện những clip có nội dung tương tự lên trang chủ. Nhưng một nghiên cứu mới được thực hiện của Mozilla Foundation vừa chứng minh, đưa ra ý kiến cá nhân thích hay không thích một clip chia sẻ trên YouTube về cơ bản chẳng có tác dụng gì trong việc lọc nội dung mà anh em không mong muốn.
Nghiên cứu của tổ chức Mozilla lấy dữ liệu từ 22.722 người dùng cài đặt extension tên là RegretsReporter, theo dõi lượt nhấn dislike video trên YouTube, hoặc nhấn nút “Ngừng gợi ý kênh” vì nội dung nhảm nhí hoặc sai lệch. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi hơn nửa tỷ video được thuật toán của YouTube gợi ý.
Becca Ricks, nhà nghiên cứu tại Mozilla Foundation nói: “Những thuật toán gợi ý là thứ YouTube tạo ra để người dùng kiểm soát những nội dung họ muốn được xem, nhưng những thuật toán đó tác động chính xác ra sao tới những đoạn clip anh em được giới thiệu ở trang chủ?”
Tổng hợp lại, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, nếu thấy kênh quá nhảm, ấn nút “Ngừng gợi ý kênh”, những nội dung tương tự chỉ giảm 43%. Và nếu ấn nút Dislike một video clip, lượng clip với nội dung y hệt được gợi ý cho người dùng sau này cũng chỉ giảm có 12%, tức là vẫn tràn lan trên homepage của YouTube của anh em. Cô Ricks nhận xét: “Chúng tôi phát hiện ra cơ cấu kiểm soát nội dung của YouTube hoàn toàn không hiệu quả trong việc chặn những nội dung không mong muốn.”
Nghiên cứu của tổ chức Mozilla lấy dữ liệu từ 22.722 người dùng cài đặt extension tên là RegretsReporter, theo dõi lượt nhấn dislike video trên YouTube, hoặc nhấn nút “Ngừng gợi ý kênh” vì nội dung nhảm nhí hoặc sai lệch. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi hơn nửa tỷ video được thuật toán của YouTube gợi ý.
Becca Ricks, nhà nghiên cứu tại Mozilla Foundation nói: “Những thuật toán gợi ý là thứ YouTube tạo ra để người dùng kiểm soát những nội dung họ muốn được xem, nhưng những thuật toán đó tác động chính xác ra sao tới những đoạn clip anh em được giới thiệu ở trang chủ?”
Tổng hợp lại, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, nếu thấy kênh quá nhảm, ấn nút “Ngừng gợi ý kênh”, những nội dung tương tự chỉ giảm 43%. Và nếu ấn nút Dislike một video clip, lượng clip với nội dung y hệt được gợi ý cho người dùng sau này cũng chỉ giảm có 12%, tức là vẫn tràn lan trên homepage của YouTube của anh em. Cô Ricks nhận xét: “Chúng tôi phát hiện ra cơ cấu kiểm soát nội dung của YouTube hoàn toàn không hiệu quả trong việc chặn những nội dung không mong muốn.”
Mozilla Foundation quyết định thực hiện nghiên cứu vì trong những năm qua, người phát ngôn của YouTube liên tục đề cập đến cơ chế kiểm soát thuật toán gợi ý nội dung. Cô Ricks cho biết: “Họ nói rất nhiều về những thước đo như thời gian hữu ích trên YouTube, hoặc cảm giác thỏa mãn của người dùng khi xem clip, chứ không đề cập tới tổng thời gian bỏ ra để xem YouTube. Thứ chúng tôi tò mò là thuật toán này có thực sự hiệu quả, nhất là khi báo cáo về YouTube trước đây chúng tôi thực hiện có bằng chứng cho thấy mọi người không có cảm giác kiểm soát được thuật toán cũng như những nội dung họ được gợi ý để xem.”
Guillaume Chaslot, cựu nhân viên YouTube, nhà sáng lập AlgoTransparency, trang web mô tả cách thuật toán YouTube vận hành nói rằng: “Tôi không bất ngờ vì kết quả nghiên cứu. Tôi nghĩ rằng mọi người nên có quyền lựa chọn và tùy chỉnh thuật toán để xem những thứ họ muốn, nhưng YouTube chắc chắn không cho phép người dùng làm việc đó.”
YouTube thì nói rằng, thuật toán gợi ý video clip hoạt động hoàn hảo: “Báo cáo của Mozilla không đề cập đến việc hệ thống của chúng tôi vận hành ra sao, vì thế rất khó để nhặt ra những thông tin hữu ích.” Người phát ngôn của MXH chia sẻ video lớn nhất hành tinh, Elena Hernandez nói rằng trong tương lai, sẽ có cả những tính năng kiểm soát video gợi ý, bao gồm chặn từng video đơn lẻ của một kênh, chứ không chỉ chặn cả kênh.
Kỹ thuật một chút, Mozilla và YouTube đang không tìm được tiếng nói chung về một khía cạnh, đó là mức độ thành công của tính năng “ngừng gợi ý” đối với những dạng chủ đề, nội dung và cá nhân làm clip khác nhau.
Đối với YouTube, “ngừng gợi ý” chỉ liên quan tới một kênh, một video cụ thể, hoặc một cá nhân nào đó. Điều này có nghĩa là những người làm video khác nói về chủ đề tương tự vẫn sẽ được gợi ý trên homepage, không bị ảnh hưởng gì. Người phát ngôn của YouTube bào chữa: “Hệ thống kiểm soát của chúng tôi không lọc toàn bộ chủ đề hoặc góc nhìn, vì điều này có thể tạo ra tác động tiêu cực với người xem, ví dụ như tạo ra những echo chamber (nơi không có ý kiến và góc nhìn đa chiều).”
Không rõ cô Hernandez nói ra điều này có tính đến thực trạng YouTube vẫn gợi ý cho người dùng những thông tin sai lệch về vaccine nói chung, hay biến đổi khí hậu hay không.
Quảng cáo
Jesse McCrosky, nhà khoa học dữ liệu làm việc với Mozilla trong cuộc nghiên cứu kể trên cho rằng, kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy YouTube cân nhắc cả hai luồng phản hồi của người dùng, dưới dạng thời lượng xem clip và phản ứng tiêu cực như dislike. Tuy nhiên rõ ràng YouTube đang coi trọng yếu tố tương tác của người dùng về mặt thời gian bỏ ra để xem video, còn việc ấn dislike thì chỉ là thứ yếu.
Cô Robyn Caplan, nhà nghiên cứu tại Data & Society thì cho rằng: “Những gì đề cập trong nghiên cứu cho thấy YouTube không có tình trạng nói một đằng làm một nẻo. Thực tế là nghiên cứu này chứng minh được rằng người dùng không hiểu những tính năng kiểm soát nội dung. Họ không phân biệt được những tính năng cho họ kiểm soát trải nghiệm xem video trên YouTube, với những tính năng cho phép họ phản ánh ý kiến cá nhân với người làm nội dung.”
Theo Wired