Mua workstation phục vụ công việc: Máy bộ hãng lắp sẵn là lựa chọn tối ưu hơn máy tự ráp

P.W
21/6/2022 7:44Phản hồi: 147
Mua workstation phục vụ công việc: Máy bộ hãng lắp sẵn là lựa chọn tối ưu hơn máy tự ráp
Có một thực tế không thể chối bỏ, nhu cầu đầu tư thiết bị điện toán cho các tác vụ công việc rất khác so với lúc người dùng cá nhân.



Người dùng cá nhân phải lo nhiều hơn tới vấn đề kinh phí, con số khiến chúng ta phải cân nhắc để cân bằng mọi linh kiện bên trong thùng máy tính hoặc chiếc laptop. Thứ cần quan tâm nhất trong trường hợp này chính là con số price/performance. Từng linh kiện phải có sức mạnh cao nhất có thể trong tầm giá. Hệ quả của điều này đôi khi là những dàn PC phục vụ công việc và giải trí tập trung vào vài phần cứng, nhưng những món khác thì bị ngó lơ vì giới hạn kinh phí.

_DSC4156.jpg

Còn đối với doanh nghiệp, trang bị máy móc cho nhân sự làm việc, vẫn là chuyện price/performance nhưng có một yếu tố thứ ba hiện diện: Thời gian. Trong tầm kinh phí cho phép, thiết bị được chọn cần hoàn thành một tác vụ trong khoảng thời gian thấp nhất có thể. Bỏ tiền mua thời gian là vì thế. Với thiết bị đủ tốt, doanh nghiệp và người dùng doanh nghiệp sẽ làm được nhiều việc hơn trong cùng một khoảng thời gian.


Đó là lúc phép so sánh giữa workstation ráp sẵn và workstation tự nhặt linh kiện lẻ về lắp ráp được đưa ra.

_DSC2979.jpg

Anh em làm thiết kế, đồ họa, content creator, 3D, phát triển game hay những nhu cầu đòi hỏi máy tính hiệu năng cao hẳn cũng không lạ gì những dịch vụ lắp ráp máy trạm từ các cửa hàng, đem những linh kiện bán lẻ ráp lại thành một hệ thống. Với những dịch vụ như vậy, người dùng sẽ được tiếp cận với những phần cứng cao cấp nhất, thường không dành cho người dùng phổ thông hay thậm chí đôi khi là cả prosumer cá nhân.

Ở khía cạnh ngược lại, các hãng máy tính luôn có những giải pháp dành cho doanh nghiệp, với những dàn PC cho phép tùy chọn cấu hình như bình thường, nhưng đi kèm với đó là những lợi thế cơ bản, khiến mức giá của chúng trở nên hợp lý về lâu dài, trong quá trình phục vụ công việc.

Hãy lấy chính ví dụ ba cỗ máy Thinkstation P Series mình đang có, do Lenovo cung cấp. Ba dàn desktop P720, P520 và P350 sở hữu ba cấu hình nằm ở những tầm giá rất cụ thể phục vụ cho người dùng doanh nghiệp. Tất cả đều được Lenovo tính toán cấu hình cũng như những linh kiện phụ trợ cho hệ thống CPU và GPU, bao gồm cả bộ nguồn, ổ cứng, hệ thống tản nhiệt cho tới những kết nối mà chipset hỗ trợ thế hệ CPU tương ứng hỗ trợ.

_DSC2984.jpg

Có lẽ cái tiện lợi đầu tiên khi tìm một dàn workstation lắp ráp sẵn từ OEM là mức độ tiện lợi. Anh chị em chỉ cần nhận máy về, lấy khỏi thùng, cắm điện, kết nối thiết bị ngoại vi và bắt đầu làm việc. Tuyệt đối không có bất kỳ một giây phút nào phải nghĩ ngợi về việc săn linh kiện để ráp lại thành một dàn máy, từ tìm chip tìm main đúng chuẩn chipset của thế hệ CPU, cho đến săn RAM ECC có tính năng sửa lỗi trong quá trình truyền dẫn dữ liệu, hay thậm chí là chi tiết quan trọng nhất của dàn máy nhưng lại là thứ nhiều người không quan tâm đúng mức: Bộ nguồn.

Nhắc tới bộ nguồn, “trái tim” truyền dẫn năng lượng tới bộ não của cỗ máy tính workstation nên là thứ được cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng, để không xảy ra trường hợp xấu nguồn không cấp đủ điện cho tất cả những linh kiện bên trong, hoặc thậm chí trường hợp xấu hơn nữa, đó là nguồn máy gây chập cháy hỏng hóc linh kiện bên trong. Như đã nói ở trên, khi tìm mua linh kiện ráp máy trạm, các anh chị em sẽ phải tính đến mọi khía cạnh của dàn máy. Còn khi đi mua máy trạm ráp sẵn, vấn đề duy nhất cần quan tâm sẽ là chọn cấu hình vừa vặn với kinh phí, mọi chuyện khác, hãng lo.

Quảng cáo



Cũng là hãng lo, mua một trong những cấu hình này về, doanh nghiệp và người sử dụng sẽ nhận được luôn cả một bộ chuột và bàn phím. Anh em dựng case PC có thể không nghĩ đến điều đó nhiều, nhưng khi mua hàng chục, hàng trăm bộ máy, rồi lại phải liên hệ nhà cung cấp để mua thêm ngần đó dàn chuột phím, đấy là một áp lực khá khó chịu với các doanh nghiệp.

_DSC2981.jpg

Vẫn là câu chuyện hãng lo, cũng phải nhắc tới một khía cạnh cơ bản khiến một dàn workstation khác biệt so với một dàn máy tính cá nhân đa dụng phục vụ từ công việc cho đến giải trí. Không, khía cạnh đấy không phải là thiết kế, với trào lưu đèn RGB lập lòe đâu, mà là bản chất cách vận hành của hai loại máy tính.

Hiệu năng của tác vụ chuyên nghiệp trên workstation đã và sẽ luôn vượt xa hiệu năng chơi game, dù mình vẫn nghĩ game là đỉnh cao của kỹ nghệ phát triển phần mềm máy tính, kết hợp cả sáng tạo nghệ thuật lẫn kiến thức khoa học máy tính. Mà thôi lạc đề. Workstation luôn được hưởng lợi từ việc sở hữu những bộ driver vận hành phần cứng và những phần mềm làm việc tối ưu sức mạnh xử lý của linh kiện bên trong cỗ máy tính, tận dụng khả năng xử lý đa luồng của CPU 16 hay thậm chí 32 nhân chẳng hạn.

Anh em có thể làm công việc sáng tạo, dựng phim, thiết kế đồ họa 3D trên những cỗ máy tính cấu hình chơi game hay không? Dĩ nhiên là có chứ, chỉ mất nhiều thời gian hơn so với những dàn máy trạm phục vụ nhu cầu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp mà thôi. Và như đã nói, khi tiền bạc có thể mua được thứ tài sản vô giá nhất là thời gian, thì không có lý gì không làm vậy cả.

_DSC2985.jpg

Quảng cáo



Tiếp tục với từ khóa “doanh nghiệp”, thứ họ cần không chỉ là hiệu năng phục vụ quá trình làm việc của nhân sự nhanh nhất có thể, mà họ còn cần cả độ bền của thiết bị, cần cả khả năng bảo mật, và khả năng hỗ trợ từ hãng trong trường hợp thiết bị gặp sự cố nữa. Cả ba điều này đương nhiên đều sẽ có thể được đảm bảo ở một chừng mực nhất định khi ráp workstation nhờ những linh kiện rời bán lẻ trên thị trường.

Thay vào đó, vì sao lại không trông cậy vào trách nhiệm của hãng, đơn vị lắp ráp nguyên bộ máy trạm và bán ra thị trường? Trong trường hợp này, đó chính là Lenovo. Từ chế độ bảo hành phần cứng toàn diện, lo cho mọi linh kiện bên trong cỗ máy, cho tới gói phần mềm đi kèm mang tên ThinkVantage.

Cần phải nói riêng ThinkVantage trên những hệ thống ThinkStation và ThinkPad P. Đó là một bộ công cụ toàn diện để tối ưu hiệu năng phần cứng máy tính, hoạt động song hành với firmware và driver phần cứng. Bên trong gói này là rất nhiều giải pháp phục vụ người dùng: Access Connections điều chuyển bảo mật và hiệu quả giữa các đường truyền internet của doanh nghiệp, quản lý dữ liệu sinh trắc học nhờ Fingerprint Software, hoặc mật khẩu nhờ Password Manager, và theo dõi thông tin bảo hành thông qua mục hỗ trợ…

Nhưng theo mình, quan trọng nhất đối với người dùng workstation chính là tính năng cập nhật firmware và driver cho phần cứng trong dàn máy tính. Nếu như tính năng này trong những sản phẩm tiêu dùng phổ thông thường bị nhồi nhét bên trong những phần mềm hay gọi là bloatware vì làm nặng máy, ảnh hưởng hiệu năng hệ thống, thì trong một bộ workstation, phần mềm Lenovo Vantage thực sự trở nên hữu ích để phục vụ việc tiết kiệm thời gian cập nhật hệ thống của chuyên viên IT tại các doanh nghiệp, thay vì phải theo thật sát thông tin khi nào có update mới, rồi sau đó tìm thủ công những bản cập nhật đó.

_DSC2984.jpg

Cuối cùng, nhìn hình ảnh những cỗ máy đen tuyền không nhiều chi tiết cá tính, hẳn anh em cũng sẽ thấy “định kiến” giữa máy trạm và máy tính cá nhân đa dạng về cá tính đều không thay đổi. Điều đó không quan trọng một chút nào trong mắt người dùng chuyên nghiệp và doanh nghiệp cả. “Mục tiêu biện minh cho phương cách” mà, ngay cả những trò chơi đẳng cấp nhất thế giới, được những tài năng xuất sắc nhất ngành tạo ra cũng đều dựa vào những dàn workstation “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” như anh em đang chiêm ngưỡng.

Nói vậy không đồng nghĩa lớp vỏ của những cỗ máy Thinkstation là “nước sơn.” Trái ngược lại hoàn toàn, nó là một phần của lớp “gỗ”, và là thứ được Lenovo tính toán cẩn trọng để đảm bảo khả năng trang bị linh kiện, khả năng nâng cấp phần cứng và quan trọng hơn cả là làm mát cho những con chip cực mạnh bên trong. Để chứng minh cho điều này, mình đem cả ba chiếc máy ra benchmark bằng đủ mọi công cụ, cố gắng áp đặt cho hệ thống máy tính vận hành ở khả năng tối đa của nó.

_DSC4157.jpg

Kết quả, dù không dùng tới tản nhiệt nước, chạy liên tục 12 giờ đồng hồ Cinebench R25, Intel®️️️️️️ Xeon®️️️️️️ Gold 6226 Processor chạm tới ngưỡng nhiệt độ tối đa 88 độ C, còn rất nhiều thermal headroom trước khi hệ thống buộc phải ngắt nguồn để bảo vệ phần cứng. Nhưng ngay sau khi dừng benchmark, tản nhiệt đưa CPU về mức 40 độ C, trong căn phòng có nhiệt độ 28 độ C.

_DSC4159.jpg

Benchmark so sánh với CPU tiêu dùng mạnh nhất hiện nay của Intel®️️️️️️, con số có thể không phải quá mạnh so với những kiến trúc x86 mới nhất hiện tại, nhưng trong môi trường làm việc 24/7, nơi phải tối ưu cả hiệu năng xử lý kèm với độ bền thiết bị, nhiệt độ trung bình 75 đến 80 độ nhưng hoạt động liên tục chắc chắn là con số lý tưởng hơn việc nhồi điện kéo xung để chạy CPU ở trần vận hành tối đa, để rồi hệ quả tiêu cực là chip lúc nào cũng trong ngưỡng 95 đến 100 độ C, rất gần với ngưỡng nguy hiểm khiến máy tự tắt.

_DSC2982.jpg

Tương tự như vậy là quá trình đánh giá sức mạnh phần cứng thông qua Passmark, từ CPU, GPU cho đến khả năng vận hành của bộ nhớ RAM và SSD.

Điều quan trọng ở đây không chỉ đơn thuần là nhiệt độ hệ thống và linh kiện. Với một cỗ máy workstation, nó phải đảm bảo vận hành liên tục để đáp ứng deadline, chứ không phải một ngày bật lên vài tiếng xong tắt đi như máy tính cá nhân ở nhà. Và trong suốt quá trình ấy, hệ thống phải vận hành êm ái nhất có thể.

Tổng hợp lại, cũng là máy trạm, nhưng lựa chọn những cỗ máy được các hãng OEM dựng sẵn, bán ra thị trường kèm theo hỗ trợ chính hãng sẽ luôn là giải pháp tốt. Nó có thể không phải giải pháp rẻ nhất, nhưng chắc chắn là tiện nhất, tiết kiệm nhiều thời gian nhất, và điều đó sẽ luôn là thứ các doanh nghiệp và người dùng chuyên nghiệp cân nhắc vô cùng nghiêm túc.
147 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ngon rồi. Nhìn dòng máy quá đã
@HpDellIBM rảnh pho chi cha.. con platinum của nó thôi
@WXYZ Khiếp thật
@HpDellIBM Gì chứ về khoảng tiết kiệm thời gian và không gian thì dòng này ăn đứt mấy PC tự buld
titan6
ĐẠI BÀNG
2 năm
@HpDellIBM Mấy con dạng này bao ổn định rùi! khỏi lăng tăng suy nghĩ build cái này gắn cái kia!
nsontung
ĐẠI BÀNG
2 năm
không biết đây có phải là một bài viết được "tài trợ" bởi Lenovo không, nhưng đây lại là một chủ đề gây war tăng view một thời gian trên các diễn đàn. Tất nhiên các hãng thì luôn khuyến kích mua máy lắp hãng rồi. Mình chốt lại ưu nhược điểm cả 2 cho ae nhé:
Máy hãng:
ƯU:
- Bảo hành ngon hơn, linh kiện chuẩn được hãng đảm bảo, khỏi đắn đo => cái này rất quan trọng đặc biệt cho doanh nghiệp, họ không phải chạy sang cty bán RAM để bảo hành RAM, ko phải chạy sang hãng main để bảo hành main... cứ dí ông Lenovo vào là xong.
- Máy nó được tính toán kỹ lưỡng chính xác và cân đối tối ưu linh kiện nên hoạt động nó sẽ bền bỉ. => doanh nghiệp đỡ lo lắng hơn về bảo trì.
- Cây máy nó đẹp và gọn hơn vì hãng nó tối ưu hết vỏ case, không gian máy, tản nhiệt... => lại là một điểm cộng cho doanh nghiệp có không gian hạn chế và muốn đồng bộ gọn đẹp,
NHƯỢC:
- Giá đắt so với tầm tiền, tất nhiên rồi vì hãng nó còn phải ăn lãi chứ, thậm chí là ăn dày.
- Khó nâng cấp, vì thùng máy loại này thường nó làm khá tối ưu nên nhét thêm cái GPU, ổ CD cũng khó nếu nó không có từ trước. Thêm nữa là cái nguồn nó được tính toán chuẩn rồi, thêm vào nó tăng tải thì hỏng lại dở.

Máy tự build thì ngược lại, và thêm cái là người build phải có kinh nghiệm và hiểu biết về máy tính.
Chốt lại nếu là doanh nghiệp mua máy hãng, còn người dùng cá nhân thì tự build.
HẾT
@davisvn Máy như loằn luôn bác, ram4gb =))
nsontung
ĐẠI BÀNG
2 năm
@davisvn hoàn toàn chính xác bác ơi, vì trong máy tính RAM + Chip gần như là bất tử, SSD cũng vậy vì giờ ko ai xài HDD nữa. Bọn hãng nó sẽ đánh vào quả nguồn và Main => 2 thứ dễ hỏng nhất. 2 thứ này nó sẽ custom một cái size thật dị hợm để không thể mua ở đâu để thay được, buộc lòng hết khấu hao phải thay bộ mới.
nsontung
ĐẠI BÀNG
2 năm
@davisvn IT suy cho cùng cũng chỉ là thằng culi thôi bác, máy hỏng hết bảo hành mà bắt đền IT thì ai dám đi làm IT nữa. Thường là ký duyệt và thay bộ mới thôi bác ạ
thachnc07
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nsontung đúng rồi , khấu hao 3 4 năm trở lại thôi nên thường sẽ mua bảo hành đến lúc đó. Hư thì thành lý thôi. Nhiều khi chiết khấu cũng không tới lược IT đâu, mấy doanh nghiệp lớn họ có team mua hàng riêng , IT chỉ có việc đi chọn đồ thôi, lấy báo giá họ lây luôn nên được cái gì đâu ;))
1920x1080
TÍCH CỰC
2 năm
Quan điểm khá là khù khoằm 😆 chỉ dành cho ai không hiểu biết, không muốn tốn thời gian công sức tìm hiểu về công nghệ thôi chứ đừng bảo workstation thì phải mua máy đồng bộ sẵn. Nghe nó chối lắm 😃
Wheelsman
ĐẠI BÀNG
2 năm
@1920x1080 Bạn đứng vai trò là người dùng cá nhân mà . Bài đăng cũng chốt là người dùng doanh nghiệp. Bạn muốn CTY cấp máy hay mua máy mang tới mà cứ cố tình hiểu sai ý bài viết
jul12st83
TÍCH CỰC
2 năm
@1920x1080 tôi thấy bình thường chẳng có gì là chối cả bạn à, xét về hiệu năng, thời gian, sự thuận tiện thì máy tính đồng bộ vẫn hơn hẳn máy tính lắp ráp vì vậy đối với người không có hiểu biết về máy tính và ít hiểu biết thì họ lựa chọn máy tính đồng bộ để thuận tiện cho công việc của mình và các doanh nghiệp cũng vậy. Khi đến một độ tuổi nhất định bạn cũng sẽ thấy điều đó là tiện lợi vì đối với họ máy tính là công cụ hỗ trợ cho công việc của họ chứ không phải phục vụ cho các nhu cầu khác ngoài công việc
bomy
CAO CẤP
2 năm
@jul12st83 đúng rồi, cũng giống như điện thoại vậy, còn trẻ thì thích vọc vạch rom riếc, so sánh cấu hình hơn thua chê bai đủ thứ, lớn tí đi làm rồi thì cũng chẳng có thời gian mà vọc vạch, miễn sao chạy ổn, khi có chuyện thì xử lý nhanh là được. Mỗi cái đều có ưu nhược điểm riêng, phục vụ cho đối tượng KH riêng thì cũng đừng nên lấy quan điểm của mình áp lên người khác
riruan
TÍCH CỰC
2 năm
@jul12st83 Máy đồng bộ ko thể chọn linh kiện mạnh, mới, giá tốt như tự ráp đc, nói hiệu năng cao hơn là chưa tự build bao giờ. Linh kiện oem sao mà lựa chọn đc linh hoạt như khi tự build. Còn về thời gian và thuận tiện thì đúng, nó phù hợp với doanh nghiệp mua số lượng pc lớn với cấu hình đủ cho các tác vụ văn phòng, ngoài ra vấn đề về bảo hành cũng dễ hơn nhiều. Máy ráp thì tự lên đc cấu hình phù hợp theo chuyên môn riêng và nâng cấp cũng dễ hơn nhưng cần có kiến thức. Về độ bền bỉ thì nếu biết chọn linh kiện tốt thì máy còn chạy mát và trâu bò gấp vài lần máy đồng bộ.
riruan
TÍCH CỰC
2 năm
Máy ráp sẵn phù hợp cho người ko rành build pc.
vanthoan
TÍCH CỰC
2 năm
@riruan Dành cho doanh nghiệp nữa bác, máy build là cần cả đống hoá hơn với các linh kiện rời, chế độ bảo hành khác nhau, rất khó quản lý. Còn máy bộ thì chỉ cần 1 hoá đơn, 1 chế độ bảo hành, đơn giản, dễ nhập hoá đơn, dễ quản lý.
Xét về tính năng, máy build tui đang xài cũng RAM ECC xịn sò, CPU chạy hết công suất cũng chỉ 50 độ C.
Xét về độ bền, tui còn mấy cái máy build những năm 2008, 2011, giờ vẫn sống nhăn răng. Trong khi cái máy bộ Dell, cứ tưởng là bền, mua về chạy được vài tháng thì lăn ra chết, phải đi bảo hành, cũng chẳng ngon lành gì.
AMDFirepro
TÍCH CỰC
2 năm
@riruan Chuẩn rồi bác, vẫn có nhiều người không rành, không có nhiều thời gian để tìm hiểu và tự build PC được thì mấy con máy như này tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức
Radium94
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mấy bé mini PC này cũng là một mảng custom được nhiều người yêu thích lắm nè 😆
Với đk mua được customize theo ý
Nói gì thì nói thì cuối cùng vẫn phải xem giá
Photokey
TÍCH CỰC
2 năm
Đang xài thinkpad p72 và rất rất hài lòng cho công việc. Sắp tới chắc sẽ mua PC ráp sẵn của lenovo cho nhân viên.
@Photokey doanh nghiệp mà mua mấy dòng đồng bộ này thì bao tiện, đỡ phải suy nghĩ nhiều
Chỉ thích mấy cái lap của Dell workstation.
@SoGetSu Workstation thì Dell, HP, IBM đều xịn xò như nhau cả, nhưng cá nhân khoái IBM hơn, tiếc là nó bán cho Lenovo nên tâm lý bất an chút.😂😂
Thế bây giờ mua laptop tầm giá 15-17_triệu cho giáo viên dậy học có con nào ổn hả các bác?
Wheelsman
ĐẠI BÀNG
2 năm
@traithanhnam90 Cứ ra shop .con nào mới ra lò trong tầm tiền là quất . Bạn chỉ hỏi khi mua máy cũ thôi .nếu quan tâm tới bền thì hãy nghĩ tới WS
@traithanhnam90 Tầm này là máy ngon rồi 😃
@Wheelsman Ok bác, vừa đặt con xiaoxin airs 😁
Syhaunguyen
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ngày xưa cũng bị mấy bài kiểu này làm mình hấp dẫn và đắn đo có mua máy hãng như vậy không.
Cuối cùng mình tự build, trộm vía máy chạy chẳng tắt bao giờ vẫn cứ phà phà, không may hỏng cái gì thay linh kiện ấy.
Nghe cũng bùi tai đó
bahuy77
ĐẠI BÀNG
2 năm
Tác giả kg nói mua ở đâu,
Google thử thi có nới bán hơn 100tr, có nói 25tr
mua 2 đời Workstation xài tới giờ hối hận bỏ mẹ
Đang xài T7810 của dell cái nguồn có 625w, chạy ko nổi 6900xt, tìm nguồn 825w thì ko có, có chỗ bán nguồn cũ thì giá 6tr , linh kiện khó kiếm .....thế là mua cái nguồn gigabyte 1000w gắn kèm lủng lẳng bên ngoài cấp điện cho 6900xt ...@@chán.
Wheelsman
ĐẠI BÀNG
2 năm
@luoncogang88 Thế mới nói .khách hàng cá nhân thì nên tự build
grozar
CAO CẤP
2 năm
Chỉ cần cốp tiền thôi, mọi thứ còn lại Bảo Râu lo từ A-Z.
Tóm lại bài viết quá dài, lan man, không có trọng tâm, nâng bi máy WS, chẳng vì gì người ta lại chuộng máy ráp hơn là mua sẵn, giá thì trên trời
titankrotos
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mình làm qua mấy doanh nghiệp rồi thì trừ mấy công ty quá nhỏ, budget íu họ còn xài máy ráp chứ vừa vừa trở lên (tầm 4 - 800 máy) thì mình thấy họ toàn xài máy bộ. Hay gặp nhất là mấy con dell hay hp hoặc apple. Dell thì kèm license win luôn. Ko biết cty có deal riêng với Dell để giảm giá tiền licence ko, nhưng mình nghĩ là có. Có sự cố hoặc cần bảo trì gì là IT gọi support từ hãng xuống sửa chứ họ ko làm. Trong hợp đồng cũng có những điều khoản về ràng buộc hỗ trợ tối đa ví dụ trong 24 48 tiếng.
Người ta mua máy bộ chủ yếu là để khi có sự cố thì biết dí thằng nào để quy trách nhiệm.
Chứ ai ko biết máy bộ đắt hơn. 😁
Mấy thằng doanh nghiệp càng lớn nó ki kiết từng đồng, nó đâu có ngu.
Còn câu chuyện nâng cấp thì chắc ở đâu thì mình không biết, chứ chỗ mình làm thì k có. Hết đợt khoảng 5 năm thì thanh lí ạ. Bên mua về họ tút tát lại rồi bán shopee.
debutant
TÍCH CỰC
2 năm
@sky_tiger Nghe chừng có gì sai sai vì thông tin này không phải confidential gì cả.
debutant
TÍCH CỰC
2 năm
@vanthoan mình giờ không phải là gà nữa rồi, mình nâng cấp lên làm thóc rồi, nên bạn đừng lùa gà mình ^_^
sky_tiger
ĐẠI BÀNG
2 năm
@debutant ý bạn là sao? sai cái gì?
@titankrotos Thật sự khi mua máy build sẵn sẽ tiện và gọn gàng hơn rất nhiều, bảo hành cũng dễ dàng hơn
Có một cái case đồng bộ rồi mua thêm con card về nâng cấp nhưng mở case ra vừa éo có không gian để lắp lại vừa thiếu đầu nguồn chờ.
Tức vlz 😆

Phương châm của bọn case đồng bộ có vẻ là cứ thế dùng và không / không muốn cho nâng cấp.
nsontung
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Duong_Act Bác đòi lắp card thì e là sa sỉ quá. Em chỉ mong lắp thêm thanh Ram thôi còn bó tay đây. Máy em nó có 2 slot mỗi slot nó lắp 1GB loại Ram “lùn”, ko biết bác có biết loại này không, chiều dài như tiêu chuẩn socket ddr3 nhưng chiều cao nó bằng 1/2 và không bán ở các tiệm máy tính, chỉ có tháo từ máy cũ khác sang. Nếu lắp Ram tiêu chuẩn thông thường vào thì nó sẽ chạm vào cái quạt => chán vl luôn
@nsontung Con đó em biết.
Máy của em thì ram cao. Nhưng bọn nó lại thiết kế cái main có vị trí RAM chặn họng luôn cái khe card nên chỉ lắp được mấy con card nhỏ nhỏ yếu sl thôi.
BenGlo
CAO CẤP
2 năm
@Duong_Act Thực sự Workstation đã mua thì chọn cho kỹ, chứ mua xong rồi mới nâng cấp thì lại dở quá dở. 😁
@BenGlo Con này máy công ty mua cho thôi bác.
Chứ nếu mình mua thì quất tự ráp cho tự do 🙂
@Duong_Act Vốn là vậy mà. Nhiều cty còn giới hạn này nọ luôn chứ hơi đâu nang cấp bác ơi. Chọn cấu hình từ đầu, vứt lên chạy. Done. Còn các bộ phận có nhu cầu đặc biệt thì build riêng.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019