Theo nguồn tin của tờ New York Times, bộ tư pháp Mỹ hiện đang trong những giai đoạn cuối của cuộc điều tra nhắm tới tập đoàn Apple. Hoàn toàn có khả năng, trong năm 2024 này, Apple sẽ phải đối mặt với một vụ kiện chống độc quyền, liên quan tới chiến lược kinh doanh tạo ra những thiết bị phần cứng, hệ sinh thái phần mềm để đảm bảo vị thế của iPhone nói riêng và những thiết bị công nghệ của Apple nói chung.
Bộ tư pháp Mỹ hiện tại đang nhắm vào cách Apple kiểm soát cả phần cứng lẫn phần mềm. Các nhà quản lý Mỹ cho rằng, hệ sinh thái này được tạo ra để giữ chân người dùng, tạo ra khó khăn nếu một người muốn dùng nhiều sản phẩm công nghệ và dịch vụ khác nhau của nhiều hãng. Từ đó, các đối thủ cũng sẽ gặp khó trong việc tạo ra những sản phẩm cạnh tranh được với iPhone hay MacBook, hay chỉ đơn giản là cách AirPods vận hành hoàn hảo nhất trên những thiết bị do Apple tạo ra…
Lấy một ví dụ cụ thể, Apple Watch chỉ hoạt động hoàn hảo nhất khi kết hợp với iPhone. Một ví dụ khác mà nguồn tin của NYT đưa ra, là cách Apple chặn những đơn vị khác hỗ trợ dịch vụ nhắn tin iMessage. Cùng lúc, bộ tư pháp Mỹ cũng đang nhìn vào hệ thống thanh toán của Apple thông qua App Store. Hiện tại ở hầu hết mọi thị trường, kể cả Mỹ, App Store vẫn đang cấm mọi dịch vụ thanh toán bên ngoài được vận hành, để người dùng mua gói cước hoặc sản phẩm ảo trong những ứng dụng.
Những quan chức cấp cao thuộc nhóm chống độc quyền của bộ tư pháp Mỹ đang xem xét kết quả cuộc điều tra. Họ được cho là đã gặp gỡ đại diện và luật sư của Apple nhiều lần, gần đây nhất là trong tháng 12/2023, để bàn thảo về cuộc điều tra chống độc quyền. Theo ba nguồn tin của NYT, hiện tại bộ tư pháp Mỹ vẫn chưa đi đến quyết định có đâm đơn kiện Apple hay không. Có thể sẽ có một cuộc gặp mặt cuối cùng để phía Apple đưa ra những quan điểm của tập đoàn, để thuyết phục bộ tư pháp Mỹ không khởi kiện.
Bộ tư pháp Mỹ hiện tại đang nhắm vào cách Apple kiểm soát cả phần cứng lẫn phần mềm. Các nhà quản lý Mỹ cho rằng, hệ sinh thái này được tạo ra để giữ chân người dùng, tạo ra khó khăn nếu một người muốn dùng nhiều sản phẩm công nghệ và dịch vụ khác nhau của nhiều hãng. Từ đó, các đối thủ cũng sẽ gặp khó trong việc tạo ra những sản phẩm cạnh tranh được với iPhone hay MacBook, hay chỉ đơn giản là cách AirPods vận hành hoàn hảo nhất trên những thiết bị do Apple tạo ra…
Lấy một ví dụ cụ thể, Apple Watch chỉ hoạt động hoàn hảo nhất khi kết hợp với iPhone. Một ví dụ khác mà nguồn tin của NYT đưa ra, là cách Apple chặn những đơn vị khác hỗ trợ dịch vụ nhắn tin iMessage. Cùng lúc, bộ tư pháp Mỹ cũng đang nhìn vào hệ thống thanh toán của Apple thông qua App Store. Hiện tại ở hầu hết mọi thị trường, kể cả Mỹ, App Store vẫn đang cấm mọi dịch vụ thanh toán bên ngoài được vận hành, để người dùng mua gói cước hoặc sản phẩm ảo trong những ứng dụng.
Những quan chức cấp cao thuộc nhóm chống độc quyền của bộ tư pháp Mỹ đang xem xét kết quả cuộc điều tra. Họ được cho là đã gặp gỡ đại diện và luật sư của Apple nhiều lần, gần đây nhất là trong tháng 12/2023, để bàn thảo về cuộc điều tra chống độc quyền. Theo ba nguồn tin của NYT, hiện tại bộ tư pháp Mỹ vẫn chưa đi đến quyết định có đâm đơn kiện Apple hay không. Có thể sẽ có một cuộc gặp mặt cuối cùng để phía Apple đưa ra những quan điểm của tập đoàn, để thuyết phục bộ tư pháp Mỹ không khởi kiện.
Báo giới Mỹ gọi cuộc điều tra của bộ tư pháp Mỹ đối với Apple là sự kiện có thể tạo ra nhiều tác động và hệ quả đối với tập đoàn hiện đang có giá trị vốn hóa cao nhất hành tinh. Nếu đơn kiện được gửi lên tòa án liên bang, đồng nghĩa với việc, chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm qua, các nhà quản lý Mỹ đã kiện chống độc quyền cả 4 tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ. Hiện tại vụ kiện của bộ tư pháp Mỹ với Google vì cáo buộc độc quyền thị trường tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến vẫn đang diễn ra. Trước đó thì ủy ban thương mại liên bang đã khởi kiện Amazon và Meta vì cạnh tranh không lành mạnh.
Dựa theo những mô tả mà các nguồn tin của NYT cung cấp, nếu Apple bị kiện, họ sẽ phải đối mặt với một thử thách pháp lý lớn hơn nhiều so với trong quá khứ. Cơ bản là chính mô hình kinh doanh của Apple, kết hợp những dịch vụ và sản phẩm đúng kiểu ngành dọc, từ iPhone tới Apple Watch, cho tới những dịch vụ như Apple Pay để giữ chân người dùng ở lại với hệ sinh thái công nghệ rất kín kẽ của tập đoàn này.
Những đối thủ cạnh tranh của Apple luôn đưa ra quan điểm rằng họ không được phép tiếp cận những dịch vụ và tính năng cơ bản trên các thiết bị của Apple, ví dụ như trợ lý ảo Siri. Họ cho rằng, tạo ra một nền tảng đóng, không cần chơi hay hợp tác với ai của Apple là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Về phần Apple, họ luôn viện dẫn hai lý do, thứ nhất là để bảo vệ người dùng khỏi những nguy cơ bảo mật, và thứ hai là để tạo ra cơ hội kinh doanh cho các nghệ sĩ, những người tạo nội dung và những nhà phát triển ứng dụng. Cách tiếp cận thị trường theo kiểu bán phần cứng trước, rồi kết hợp phần cứng, phần mềm và dịch vụ lại với nhau của Apple, theo họ, là cách để mở rộng thị trường không chỉ cho riêng họ, mà còn cho cả những đơn vị sản xuất nội dung hay ứng dụng, hoặc những dịch vụ phục vụ cho hệ sinh thái thiết bị Apple.
Để công bằng, thì chẳng riêng gì Apple tự hào về hệ sinh thái thiết bị và dịch vụ công nghệ lấy iPhone làm trung tâm, mà chính bản thân người dùng cũng thừa nhận sự tiện lợi khi sử dụng tất cả những thiết bị của Apple cùng lúc.
Năm 2020, CEO Tim Cook nói ở phiên điều trần trước ủy ban chống độc quyền thuộc hạ viện Mỹ, rằng Apple đã tái định hình điện thoại di động với “trải nghiệm người dùng xuyên suốt, thiết kế đơn giản và hệ sinh thái chất lượng cao.” Ông cũng đề cập thêm, rằng Apple cạnh tranh với Samsung, LG, Google và các hãng điện thoại khác, nhưng những hãng này đều tiếp cận thị trường theo cách khác. Khi ấy, CEO Apple nói rằng: “Apple không chiếm tỷ trọng đa số thị phần ở mọi thị trường chúng tôi kinh doanh. iPhone không chiếm tỷ lệ cao nhất, và mọi sản phẩm khác của Apple cũng vậy.”
Quảng cáo
Ở những thị trường quốc tế, áp lực cũng đang dần lớn đối với mô hình kinh doanh của Apple. Tháng 3 năm nay, bộ luật cạnh tranh nền tảng số của liên minh châu Âu sẽ chính thức có hiệu lực. Bộ luật này yêu cầu Apple phải cho phép những chợ ứng dụng của bên thứ 3 hiện diện trong hệ sinh thái iOS. Điều tương tự cũng đã và đang diễn ra bên Hàn Quốc và Nhật Bản.
Thêm vào đó, năm 2021, ủy ban châu Âu cũng đã đưa ra kết luận rằng Apple đã vi phạm luật chống độc quyền, thông qua việc bắt những dịch vụ nghe nhạc cạnh tranh với Apple Music phải đóng phí chia sẻ doanh thu. Cuộc điều tra liên quan tới tuyên bố này hiện vẫn đang diễn ra.
Cùng lúc, Apple phải đối mặt với những rắc rối từ phía các nhà quản lý thị trường nhiều quốc gia, giữa lúc việc kinh doanh đang có dấu hiệu chậm lại. Năm 2023, doanh thu cả năm của họ giảm 2.8%, đạt mức 383 tỷ USD. Con số này đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm tài khóa 2019, doanh thu cả năm của Apple giảm, khi cả iPhone, iPad lẫn Mac đều có dấu hiệu chững lại. Nói là chững lại, nhưng iPhone vẫn bán ra hơn 200 triệu máy trên toàn thế giới, và ở phân khúc smartphone trên 600 USD, theo các nhà nghiên cứu thị trường, iPhone chiếm gần 75%.
Khi bộ tư pháp Mỹ bắt đầu những cuộc điều tra các tập đoàn công nghệ từ năm 2019, họ bắt đầu tập trung vào Google thay vì Apple. Lý do là khi ấy, đội ngũ điều tra viên chống độc quyền của chính phủ Mỹ không đủ sức và nhân lực để theo sát cả hai tập đoàn. Tới năm 2022, khi kinh phí cấp cho mảng này tăng mạnh, thì Apple cũng bị đưa vào tầm ngắm.
Trong số những hành vi được cho là độc quyền của Apple, các nhà quản lý còn để tâm tới cả cách những ứng dụng chơi game đám mây bị chặn, vì không chịu liệt kê từng tác phẩm trong dịch vụ lên App Store. Cùng với đó, các điều tra viên cũng đã nói chuyện với những giám đốc tại Tile, nhà sản xuất những thiết bị định vị thông minh qua Bluetooth. Theo họ, Apple có sản phẩm cạnh tranh là AirTag, và Apple chọn cách giới hạn dịch vụ của các đơn vị khác, để trải nghiệm dùng AirTag với iPhone là hoàn hảo nhất trong số những lựa chọn.
Quảng cáo
Một ví dụ khác là Beeper, đơn vị phát triển ứng dụng cho phép điện thoại Android nhắn tin với dịch vụ iMessage. Theo họ, Apple đã chặn đứng những nỗ lực cho phép nhiều loại điện thoại của các hãng khác nhau, hệ điều hành khác nhau nhắn tin chung với iMessage. Tiếp đến, các nhà điều tra cũng làm việc với các ngân hàng và các dịch vụ thanh toán trực tuyến để hiểu thêm cách Apple chặn những dịch vụ thanh toán bên ngoài, không cho ứng dụng tính năng chạm để thanh toán trên iPhone hay Apple Watch.
Và như đã nói, Apple Watch luôn vận hành tốt nhất khi pair với iPhone, hiếm khi có giải pháp nào ổn hơn. Nhiều người dùng đồng hồ Garmin đã từng phàn nàn trên kênh hỗ trợ của Apple, về việc họ không thể dùng đồng hồ hãng này để trả lời tin nhắn hoặc tinh chỉnh thông báo họ nhận được từ iPhone.
Ở một khía cạnh khác, việc cạnh tranh và kinh doanh cũng đang khiến những tập đoàn lớn quay lưng lại với nhau. Meta và Apple chính là ví dụ điển hình. iOS giờ có một tính năng gọi là App Tracking Transparency, trao cho người dùng quyền chặn đứng khả năng theo dõi và thu thập dữ liệu của các ứng dụng. Các đơn vị quảng cáo trực tuyến đều nói đây là hành động cạnh tranh không lành mạnh.
Facebook, hay tập đoàn Meta đã có cả một chiến dịch nhắm tới người dùng, với thông điệp nói rằng App Tracking Transparency sẽ giảm hiệu quả quảng cáo, ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng chẳng đề cập tới việc rõ ràng doanh thu quảng cáo của Meta đã giảm mạnh kể từ khi iOS 14 có cập nhật tính năng bảo mật cho người dùng. Đến giờ lại có thông tin nói rằng, chính những quan chức của Meta đã đề nghị bộ tư pháp Mỹ điều tra tính năng này khi có cuộc họp giữa hai bên. Năm 2022, Meta từng đưa ra ước tính, App Tracking Transparency sẽ khiến tập đoàn này thâm hụt 10 tỷ USD doanh thu.
Theo The New York Times