Mỹ đang nghiên cứu chất liệu nhựa mới có khả năng tái chế nhiều lần

Hassler
7/5/2019 16:32Phản hồi: 20
Mỹ đang nghiên cứu chất liệu nhựa mới có khả năng tái chế nhiều lần
Đã có rất nhiều bài trên Tinh tế chia sẻ về vấn nạn rác thải nhựa cũng như các cách hạn chế, thay đổi thói quen sử dụng, xử lý rác thải... Các nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Lawrence Berkeley vừa giới thiệu 1 dạng vật liệu nhựa mới có khả năng tái chế hoàn toàn chứ không như các dạng phân hủy và tái chế một cách không bền vững và khó hiểu như cách người ta xử lý rác thải nhựa vào thời điểm hiện tại.

Dạng vật liệu này được gọi là polydiketoenamine PDK, có khả năng phân hủy đến cấp độ phân tử và sau đó có thể tái chế lại rất nhiều lần dưới rất nhiều các dạng khác nhau về màu sắc, kết cấu cũng như hình dạng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tái chế đó.

Theo như cách giải thích của phòng thí nghiệm Berkeley thì các chất độn filler và hóa chất được sử dụng trong nhựa chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày thường được liên kết chặt chẽ với các monome, là các phân tử kết hợp lại cùng với nhau để tạo ra phân tử lớn hơn có cái tên quen thuộc polyme. Chính bởi sự liên kết này mà việc tái chế chúng trở nên khó khăn bởi sau khi phân rã và tái chế có thể chúng sẽ không có được các thuộc tính như người ta mong muốn. Kiểu như muốn làm ra cái dép tổ ong bằng nhựa tái chế nhưng do loại nhựa được xài lại này sau khi tổng hợp lại không đủ độ dẻo dai mà biến thành 1 đống nhựa bùi nhùi vậy.

PDK.gif
Cơ chế phân hủy của PDK trong dung dịch acid

Sự thể sẽ khác với các phân tử monomer của PDK chúng có thể phân tách hoàn toàn sự liên kết trước đó bằng việc nhúng chúng vào 1 dung dịch acid. Theo như trưởng nhóm nghiên cứu Brett Helms thì khác với các liên kết theo dạng bất biến của nhựa thông thường các liên kết của PDK có thể đảo nghịch lại, quay trở lại cách ban đầu trước khi chúng liên kết, từ đó việc tái chế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục hoàn chỉnh PDK để dần dần thử xem có khả thi khi đưa ra thị trường hay không. Nếu OK thì cũng mong rằng việc tái chế nhựa sẽ ngon lành hơn bởi vào thời điểm hiện tại con người đang bị nhấn chìm dần trong chính số rác thải nhựa không thể tái chế lại của mình.

Tham khảo Engadget
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Càng sớm càng tốt nhi.môi trường và khí hậu thấy thay đổi thất thường quá
Phát triển bằng cách tàn phá môi trường là một tội ác.
holale
TÍCH CỰC
5 năm
Tái chế càng nhiều ô nhiễm càng nhiều. Cấm tiệt. Dùng lá chuối. Dân mĩ đi ị cũng nên dùng lá chuối hoặc lá vông thôi.
@holale ông demo trước xem :rolleyes:
nhawe
ĐẠI BÀNG
5 năm
@holale Xài xong rồi bỏ lá chuối vô toa lét !?
kdtt5390
ĐẠI BÀNG
5 năm
@holale Dùng nước đi, mặc dù là cần tiết kiệm nước! Toilet xịt tự động sau khi đi vệ sinh của Nhật, sạch sẽ vệ sinh.
T2-02-e1492420582730.jpg
holale
TÍCH CỰC
5 năm
@nhawe Nhà mình ị vô thùng phi 200 lít. Xong là nhét cả lá chuối vô. Đầy thì đậy nắp, ủ 7×3=21 tuần, sau đó bón cây.
Nhiều nơi vẫn còn cảnh thu gom rác thải rồi đem ra biển/sông để đổ thì cũng như không. Vẫn là thái độ chúng ta thế nào.
giaond212
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nghiên cứu được loại nào giống kim loại ấy nhỉ, chỉ cần nấu lại bỏ tạp chất.
@giaond212 Loại nào giống thuỷ tinh thì tốt hơn.
@KeniVinh Giống là giống về mặt nào. Bụi thủy tinh, fiberglass, nguy hiểm kinh lắm.
gietchetad
TÍCH CỰC
5 năm
Cho ra lò càng nhanh càng tốt để cs thể giảm đc ô nhiễm môi trường, chứ nhựa bây h thời gian phân hủy thì.....
.acu.
TÍCH CỰC
5 năm
con người như kí sinh trùng trên vật chủ/trái đất, ko giữ gìn, bảo vệ vật chủ thì sớm muộn cũng thối rữa, chết dần mà thôi
có khi còn lây lan sang vật chủ/hành tinh khác á chứ
Sissi pham
ĐẠI BÀNG
5 năm
Lướt sơ làm đọc nhầm thành PolyDiKetamine 😔(( nhựa mà làm từ cái này chắc nghiện hết quá
cái trashchallenge sao mất hút rồi nhỉ? rộ lên 1 thời gian xong im ru rồi 😁
Hóng
Phú1991
TÍCH CỰC
5 năm
Nếu thành công thì sau này mỹ sẽ là nước nhập rác
tucammoi
TÍCH CỰC
5 năm
bên Châu Âu chai nhựa có biểu tượng tái chế lâu rồi mà bán đc 2$/lon.
gnol8x
ĐẠI BÀNG
5 năm
Việc xử lý, tái chế rác thải nói chung, nhựa nói riêng khó khăn nhất là việc phân loại rác. Không phân loại tại nguồn thì khó mà xử lý
Ứng dụng nhanh đi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019