IFA 2024

IFA 2024


Mỹ: Ghét thầy cô giáo, một nhóm học sinh làm deepfake đăng lên TikTok để vu khống

P.W
9/7/2024 5:55Phản hồi: 47
Mỹ: Ghét thầy cô giáo, một nhóm học sinh làm deepfake đăng lên TikTok để vu khống
Vụ việc xảy ra tại Philadelphia. Báo chí Mỹ mô tả vụ việc này là “lần đầu tiên học sinh trung học tấn công quấy rối tập thể thầy cô giáo trên mạng xã hội TikTok xảy ra ở Mỹ.” Một nhóm những học sinh lớp 8 ở trường trung học Great Valley đã tạo ít nhất 22 tài khoản giả mạo khoảng 20 thầy cô ở trường. Rồi sau đó, chúng sử dụng công cụ deepfake để làm giả những đoạn video, trong đó là hình ảnh các thầy cô giáo chia sẻ những nội dung dung tục, có yếu tố ấu dâm, phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính. Thậm chí còn có những đoạn video với nội dung mô tả các thầy cô trong trường hẹn hò với nhau.

Hiệu trưởng trường trung học, thầy Edward Souders viết trong email gửi tới các phụ huynh, nói rằng số học sinh tham gia vào vụ việc này có thể khá ít, nhưng có hàng trăm học sinh khác của trường hùa theo những đoạn clip giả mạo tạo ra bằng công cụ deepfake trong phần bình luận trên MXH TikTok, và theo dõi những tài khoản do các học sinh lập ra để vu khống các thầy cô. Nhiều học sinh khác có trách nhiệm hơn, đã báo cáo hành vi này lên trường và cho MXH.

Thầy Souders viết: “Tôi khen ngợi các bạn học sinh đã can đảm lên tiếng và báo cáo hành vi này.” Cùng với đó, thầy hiệu trưởng trường trung học Great Valley kêu gọi các bậc phụ huynh “bỏ thời gian trao đổi với con em mình về việc sử dụng mạng xã hội có ý thức, cũng như khuyến khích các em báo cáo mọi hành vi giả mạo người khác hoặc bắt nạt trên môi trường MXH.”

Trò đùa đi quá xa


Theo tờ The Times dẫn lời một vài em học sinh, cho rằng những tài khoản giả mạo thầy cô là những trò đùa đi quá xa. Một vài tài khoản trong số đó chỉ đăng những nội dung vui vẻ không có ác ý, nhưng cũng có những tài khoản khác đăng những nội dung không có thật, nhưng có thể ảnh hưởng tới bản thân các thầy cô. Khi tạo tài khoản giả mạo, những học sinh này đã chụp lại những bức ảnh gia đình mà các thầy cô mang tới trường, trang trí lớp học của họ, hoặc mò tài khoản mạng xã hội của các thầy cô để tìm kiếm hình ảnh.

Daniel Goffredo, giám thị trường Great Valley đã nói về những tác động rất xấu mà các thầy cô bị mạo danh phải chịu đựng. Thầy Goffredo nói: “Tôi muốn các bạn hãy bỏ chút thời gian trong kỳ nghỉ hè để trò chuyện với con em mình về việc sử dụng công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội có trách nhiệm. Thứ tưởng chừng chỉ là trò đùa có thể có những tác động rất xấu về lâu dài, tác động không chỉ tới người bị mạo danh, mà còn cả những học sinh khác. Cách phòng chống tốt nhất là chúng ta phải làm việc cùng nhau.”

Thầy Goffredo thừa nhận trường cũng đã nghiên cứu những giải pháp về mặt pháp lý, nhưng vì những người gây ra sự vụ này đều chưa đủ 18 tuổi, nên lựa chọn của trường là không nhiều. Theo thầy giám thị, toà án thường sẽ bảo vệ quyền tự do ngôn luận của trẻ vị thành niên, đặc biệt là những gì chúng phát ngôn hoặc đăng tải lên mạng ngoài khuôn viên trường học, bao gồm cả việc chế nhạo hoặc phê bình các nhà giáo dục trên mạng internet, trừ phi những gì học sinh đăng đe doạ tới sự an toàn của người khác hoặc của trường học.

Thay vì làm việc với cảnh sát và công tố viên, trường quyết định cho nghỉ học vài học sinh, và tổ chức một buổi hội thảo toàn khối lớp 8 về vấn đề bắt nạt trên mạng, mời cả các phụ huynh tham gia.

Becky Pringle, chủ tịch công đoàn các nhà giáo lớn nhất nước Mỹ, NEA, nói rằng các giáo viên chưa bao giờ phải đối mặt với sự quấy rối và mạo danh trên mạng internet ở quy mô như sự vụ diễn ra tại Philadelphia. Thông thường, học sinh sẽ chỉ nhắm tới một giáo viên cụ thể. Cô Pringle cho biết, nguy cơ các nhà giáo tại Mỹ bị vu khống và quấy rối trên mạng đang càng lúc càng trở nên phổ biến. Điều đó có thể đẩy các nhà giáo tới chỗ suy nghĩ về việc rời khỏi ngành, giữa thời điểm bộ giáo dục Mỹ đang đau đầu giải quyết vấn nạn thiếu hụt thầy cô giáo trên cả nước.

Thầy giám thị Goffredo nói rằng, các thầy cô có vài lựa chọn để giải quyết sự vụ lần này. Dù nhà trường sẽ làm việc với cả các học sinh lẫn phụ huynh cùng các thầy cô bị quấy rối trên mạng, nhưng thầy Goffredo cho biết “trường cũng hoàn toàn hỗ trợ các thầy cô nếu muốn tìm những giải pháp khiếu kiện tại toà án, và sẽ hợp tác với cơ quan điều tra.”

Quy chế của TikTok


Hiện tại quy chế sử dụng dịch vụ mạng xã hội mà TikTok cấm hoàn toàn hành vi mạo danh người khác trên mạng, trừ phi là những tài khoản fan đăng nội dung người nổi tiếng hoặc những tài khoản dạng “parody” vui vẻ. Mạng xã hội này cũng cung cấp những công cụ báo cáo việc mạo danh cá nhân, và yêu cầu các giáo viên phải cung cấp căn cước để yêu cầu gỡ bỏ những nội dung không có thật nhưng có hình ảnh của họ trong đó.

Hiện giờ có vẻ như những biện pháp ngăn chặn vu khống, bắt nạt và mạo danh người khác trên TikTok vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Một vài giáo viên là nạn nhân của “trò đùa” của những học sinh nói rằng, họ báo cáo thông tin giả mạo nhưng TikTok làm ngơ, không có phản hồi gì. Vài người khác thì nói rằng chứng minh bản thân bị mạo danh bằng cách cho TikTok xem căn cước không phải điều họ muốn, vì không muốn quyền riêng tư bị xâm phạm. TikTok thì đưa ra lời hứa rằng, sau khi xác thực danh tính và gỡ bỏ những nội dung mạo danh, TikTok sẽ xoá hết dữ liệu căn cước gửi về cho họ.

Chỉ có 4 trong số hơn hai chục tài khoản mạo danh là bị gỡ bỏ, sau khi một cá nhân đánh dấu và báo cáo những tài khoản này. Còn những tài khoản khác thì TikTok cho biết không truy xuất được. Vấn đề là, trong một vài trường hợp, những tài khoản này biến mất ngày hôm trước, hôm sau lại hiện ra, gây khó chịu và hoang mang cho các thầy cô. Vài thầy cô đã phải bỏ hết hình ảnh gia đình và người thân treo trong lớp học vì lo ngại bị quấy rối thêm. Vài người khác thì sợ không dám kỷ luật học sinh vì lo ngại chúng sẽ trả đũa trên TikTok.

Quảng cáo



Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới cả danh tiếng lẫn sức khoẻ tâm thần của các thầy cô giáo.

Những lo ngại bị trả đũa của các thầy cô hoàn toàn hợp lý, vì hai trong số những học sinh mạo danh thầy cô giáo trên mạng, hai cô gái 13 tuổi trong một đoạn video đã cho thấy chúng hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu hối lỗi nào, trái lại thậm chí còn hứa rằng sẽ đăng video mới trong thời gian tới, chỉnh tuỳ chọn riêng tư để tránh việc bị các thầy cô phát hiện và kỷ luật.

Có kỷ luật được không?


Hai nữ học sinh lớp 8 này bị cho nghỉ học vài ngày, và thật ra gần đây cũng mới được dùng TikTok, vì quy định của MXH này yêu cầu người dùng phải trên 13 tuổi. Hồi tháng 6, sau khi bị kỷ luật, hai cô gái này đăng một đoạn video “xin lỗi” lên TikTok, nhưng với nhiều người, nội dung video này rỗng tuếch, vì nó được đăng trên một trong những tài khoản mạo danh các thầy cô, và nói rằng các thầy cô phản ứng thái quá, “chuyện chẳng có gì đáng nói.”

Vài người thì phẫn nộ vì những cô gái này nói rằng “rõ ràng không có ý khiến mọi chuyện trở nên nghiêm trọng”, và các thầy cô nên “học cách đùa vui.” Một trong hai học sinh này nói “không muốn bị cho thôi học”, nhưng cả hai đều khẳng định “sẽ đăng video tiếp” để quấy rối các giáo viên.

Bài phóng sự điều tra của tờ The Times có vẻ như đã khiến những học sinh này tạm quên đi ý định tiếp tục quấy rối và mạo danh các thầy cô. Sau khi tờ báo này yêu cầu nhà trường chia sẻ bài viết với các vị phụ huynh, video xin lỗi rỗng tuếch kể trên đã bị gỡ, và tên tuổi các thầy cô cũng đã được gõ xuống khỏi những tài khoản giả mạo.

Quảng cáo


Thầy Goffredo thì nói rằng nhà trường không có nhiều quyền lực, ngoại trừ việc bỏ nhiều sự tập trung để ngăn chặn những hành vi này, và giáo dục các bạn học sinh không thực hiện những hành vi tương tự trước khi năm học mới diễn ra: “Trong suốt mùa hè, ban giám hiệu nhà trường đang làm việc để xác định những phương pháp rõ ràng để giáo dục các em học sinh về vấn đề danh tính trên nền tảng số.”

Các vị phụ huynh cũng không thể phụ thuộc hoàn toàn vào nhà trường để ngăn chặn những hành vi mạo danh và bắt nạt trực tuyến một cách hoàn toàn, vì về cơ bản học sinh hoàn toàn có quyền đóng giả thầy cô trên mạng, và trường học hoàn toàn không có trách nhiệm hay quyền lực quyết định các học sinh làm gì sau khi giờ học kết thúc.

Thầy Goffredo viết: “Thực sự rất dễ phản ứng theo kiểu đòi hỏi các em học sinh phải bị kỷ luật cực kỳ mạnh tay ở trường, nhưng một vài, thậm chí tất cả mọi hành vi của các học sinh này đều được tu chính án thứ nhất bảo vệ quyền tự do ngôn luận.”

Còn với TikTok, báo cáo hành vi mạo danh và vu khống cá nhân khác có thể phải chịu những hậu quả lớn, khi bị khoá tài khoản, mọi tài khoản mới tạo sau này trên cùng thiết bị cũng sẽ bị khoá. Nhưng cách xử phạt vi phạm này sẽ chỉ xảy ra với những trường hợp vi phạm cực kỳ nghiêm trọng quy định đăng tải nội dung lên mạng xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc các em học sinh sẽ phải tái diễn tình trạng mạo danh và vu khống giáo viên nhiều lần nữa thì mới bị cấm sử dụng TikTok.

Còn với chính các nạn nhân của “trò đùa đi quá xa”, ví dụ như giáo viên tiếng Tây Ban Nha Patrice Motz, cô nói rằng bị các em học sinh nhắm tới thực sự khiến bản thân mất hết ý chí, chẳng còn muốn tiếp tục làm giáo viên sau 14 năm liên tục trong ngành nữa.

Theo ArsTechnica
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

8Keo
CAO CẤP
2 tháng
Cấm tiệt tiktok là đúng, tạo ra toàn thứ quái gở.
@Moon_Chevalier lại cmt thiếu hiểu biết, mời bạn thử nhé. Youtube nó kiểm duyêt hơi bị gớm. Và nó dùng con người kiểm duyệt nhé. Bạn mình làm ở nước ngoài cho đội kiểm duyệt của nó đây. 24/24 chia ca ra. Ng u còn ra vẻ. Cứ xem thử youtube có 10 năm nay r nhưng có vấn nạn như TT k. TT h chỉ cần bỏ tiền chạy là tăng follow ầm ầm. Còn youtube nó khoai hơn nhiều
@thuanapache bị đui mù hay sao mà ko thấy video người ta gửi deepface lù lù ra sao ko bị cấm ?
Cười vô mặt
@Tiến Minh Đỗ kiểm diệt gắt mà vẫn đầy video deepfake trên youtube đó
@Moon_Chevalier nhưng mức độ ảnh hưởng gây hại của nó sao bằng FB bạn, đó là ngta còn có biện pháp mà nó còn chạy được. Nói chi bọn TT rác
boanh86
TÍCH CỰC
2 tháng
cấm tiktok đúng dồi
Tào lao mía lao, ngưởi dân mỹ họ có học thức văn minh lịch sự số 1 thế giới từ bà già tới con nít , họ giáo dục con nít từ khi chưa đẻ ra thì ko bao giờ có cái chuyện cu khống nói láo như vậy được, mấy báo lá cải chỉ được cái đăng tin nhảm là hay
@hgduong1233 Á đù !
@hgduong1233 Khựa mua tin bịp để bôi nhọ nước Mỹ. Chán
@hgduong1233 chắc là Mỹ da màu
GiT
CAO CẤP
2 tháng
@#JK Mỹ nào cũng đều là da màu mà, không trắng thì vàng đen xanh đỏ, sao lại có phân biệt sắc tố da như vậy. Người Mỹ không bao giờ vậy đâu, được sống trong môi trường giáo dục số 1 thế giới thì phải luôn giữ được thái độ bình đẳng với tất cả mọi người chứ. Đó là điều được giảng dạy từ nền dân chủ số 1 thế giới, từ nơi luôn kêu gọi hòa bình cho toàn trái đất này. 😁
@GiT có trên TV nha bác
Lều báo đặt điều gắp lửa bỏ tay người.
Người ta văn minh đạo đức ngời ngời.
Không có chuyện…
GiT
CAO CẤP
2 tháng
Nền giáo dục văn minh sao lại lọt ra một nhóm động vật hoang dã xổng chuồng thế này??? Chắc fake-news.
Giáo dục bên T.àu thì chịu rồi, toàn đẻ ra những thứ quái thai. Không như giáo dục nên Âu Mỹ, học sinh được giáo dục đạo đức rất cao nên chả bao giờ xảy ra mấy vụ vô giáo dục như thế này !
giangkma
ĐẠI BÀNG
2 tháng
mặt trái của A.I dần lộ diện, phần lo ngại đáng sợ hơn là lợi ích mang lại
Sự phản kháng có tính chất tổ chức nhiều học sinh cùng làm + với có kế hoạch rõ ràng là một điều bất thường trong môi trường giáo dục.
ht20453
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Chỉ băn khoăn lớn nhất trong chuyện này là độ tuổi chịu sự trừng phạt của pháp luật đối với trẻ vị thành niên có còn phù hợp nữa hay không?
Nếu chúng có nhận thức sớm hơn so với số tuổi về mặt khai sinh, sinh học thì hành vi của chúng gây hại, tổn thương người khác như vậy thì giải quyết ra sao?
rookie
TÍCH CỰC
2 tháng
Phải tay TQ quản lý xem, điểm công dân có khi bị giảm còn 0 điểm ấy chứ, hết sống.
Sói Ca!
TÍCH CỰC
2 tháng
Đăng lên tiktok thì cấm là đúng
Đăng lên youtube, instag, reels thì ai cấm hâhhaa
Đúng kiểu "F*ck around and find out" mà người Mỹ hay nói 😆
lớn lên r áp lục cơm áo gạo tiền sau này chính tụi nó phải cảm ơn những ng giáo viên như vậy :p vì thất nghiệp cmnr mún đi học lại cũng éo đc.
Tưởng nó xách súng xả đạn vào giáo viên mới đáng nói chứ dùng Tiktok chơi xỏ là chuyện nhỏ. Mà chắc đám học sinh di cư nhập cư chứ người Mỹ xịn đâu có làm chuyện nhỏ này
mấy đứa đăng video vu khống đó còn nhơn nhơn lắm, ngược lại có ai đó lấy ảnh tụi nó làm video vu khống cho chúng nó thì lúc đó tụi đó mới thấy được mình chơi ngu như thế nào.
Ngày xưa mình cũng ghét ông thầy dạy toán. Và mấy ông hay nói giờ chào cờ. Cuối cùng chả biết làm gì
Dùng AI để tạo deepfake nhưng cuối cùng lại đổ lỗi cho tiktok
milano9009
ĐẠI BÀNG
2 tháng
tik tok cực kì lố bịch và phản cảm, làm băng hoại đạo đức và giảm khả năng tập trung của giới trẻ. ko hiểu sao nhà nước chưa cấm hẳn cái đó nhỉ ?

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019