Lầu Năm Góc đã lập ra một chương trình sản xuất chip dành riêng cho quân đội với tên gọi Secure Enclave. Trong đó khoản tài trợ trị giá 3,5 tỷ USD sẽ được trao cho Intel trong thời gian tới.
Đây không phải khoản tiền duy nhất mà Intel nhận được, bởi trước đó họ đã có gói tài trợ 8,5 tỷ USD và một khoản vay 11 tỷ USD theo Đạo luật CHIPS & Science. Đạo luật này do Tổng thống Joe Biden ký để giảm sự lệ thuộc vào các nhà máy ở châu Á và phục hồi ngành bán dẫn tại Mỹ.
Những nhà máy của Intel ở các bang Oregon, New Mexico, Arizona và Ohio đều sẽ được huy động để đúc chip quân sự cho Bộ quốc phòng Mỹ. Đặc biệt hai xưởng đúc Fab 52 và 62 ở Arizona là có đủ khả năng nhất để sản xuất chip với quy trình 18A (1,8 nm) tiên tiến, nên Arizona sẽ là trọng tâm của dự án.
Lầu Năm Góc yêu cầu các chip dùng cho quốc phòng và tình báo này cần được chế tạo với quy trình khép kín. Có điều là việc xây dựng phòng sạch và xưởng đúc chip hiện đại rất tốn kém nên Intel có thể phải áp dụng một cách làm khác để đáp ứng đòi hỏi của Lầu Năm Góc.
Intel đã giành được hợp đồng này không mấy thuận lợi, bởi trước đó Quốc hội Mỹ đã tranh cãi xem có cần phải phụ thuộc quá nhiều vào Intel hay không. Trong đó có tranh luận về việc Lầu Năm Góc sẽ góp 2,5 tỷ và Bộ thương mại Mỹ góp 1 tỷ còn lại. Nhưng Lầu Năm Góc đã rút lui hồi tháng 2 và toàn bộ 3,5 tỷ USD là do Bộ thương mại chi trả.
Vì vậy, Bộ thương mại đã phải phân bổ lại các khoản tiền dành cho nghiên cứu công nghệ thuộc chương trình Secure Enclave. Tưởng đơn giản nhưng màn tái phân bổ này đã bị một số người chỉ trích là làm chệch hướng mục tiêu ban đầu của Đạo luật CHIPS & Science.
Theo TH.
Đây không phải khoản tiền duy nhất mà Intel nhận được, bởi trước đó họ đã có gói tài trợ 8,5 tỷ USD và một khoản vay 11 tỷ USD theo Đạo luật CHIPS & Science. Đạo luật này do Tổng thống Joe Biden ký để giảm sự lệ thuộc vào các nhà máy ở châu Á và phục hồi ngành bán dẫn tại Mỹ.
Những nhà máy của Intel ở các bang Oregon, New Mexico, Arizona và Ohio đều sẽ được huy động để đúc chip quân sự cho Bộ quốc phòng Mỹ. Đặc biệt hai xưởng đúc Fab 52 và 62 ở Arizona là có đủ khả năng nhất để sản xuất chip với quy trình 18A (1,8 nm) tiên tiến, nên Arizona sẽ là trọng tâm của dự án.
Lầu Năm Góc yêu cầu các chip dùng cho quốc phòng và tình báo này cần được chế tạo với quy trình khép kín. Có điều là việc xây dựng phòng sạch và xưởng đúc chip hiện đại rất tốn kém nên Intel có thể phải áp dụng một cách làm khác để đáp ứng đòi hỏi của Lầu Năm Góc.
Intel đã giành được hợp đồng này không mấy thuận lợi, bởi trước đó Quốc hội Mỹ đã tranh cãi xem có cần phải phụ thuộc quá nhiều vào Intel hay không. Trong đó có tranh luận về việc Lầu Năm Góc sẽ góp 2,5 tỷ và Bộ thương mại Mỹ góp 1 tỷ còn lại. Nhưng Lầu Năm Góc đã rút lui hồi tháng 2 và toàn bộ 3,5 tỷ USD là do Bộ thương mại chi trả.
Vì vậy, Bộ thương mại đã phải phân bổ lại các khoản tiền dành cho nghiên cứu công nghệ thuộc chương trình Secure Enclave. Tưởng đơn giản nhưng màn tái phân bổ này đã bị một số người chỉ trích là làm chệch hướng mục tiêu ban đầu của Đạo luật CHIPS & Science.
Theo TH.