Mỹ thành lập căn cứ trên sao Hoả vào năm 2030, nhưng làm sao để tạo ra oxy để duy trì sự sống?

Pnghuy
27/12/2020 12:45Phản hồi: 41
Mỹ thành lập căn cứ trên sao Hoả vào năm 2030, nhưng làm sao để tạo ra oxy để duy trì sự sống?
NASA đang có kế hoạch đưa người đến Mặt Trăng vào năm 2024 và xa hơn nữa là đưa người lên sao Hoả vào năm 2030. Nước Mỹ hi vọng rằng một ngày không xa thì Mỹ sẽ thành lập một căn cứ trên sao Hoả, nhưng việc xây dựng căn cứ lâu dài trên hành tinh mới yêu cầu phải có những tài nguyên thiết yếu, trong đó bao gồm không khí và nhiên liệu.

Trước đây khi nghiên cứu về dự án đưa người lên Mặt Trăng của NASA đã có những nghiên cứu về việc này, gọi là In Situ Resource Ultilization (ISRU), đây là dự án sử dụng tài nguyên tại chỗ phục vụ cho việc lập căn cứ trên Mặt Trăng. Bây giờ thì dự án đó được mở rộng cho sao Hoả, trong đó đề xuất một cách thức mới là sử dụng nước muối được tìm thấy trên sao Hoả để tạo ra không khí và nhiên liệu. Dự án này sẽ còn quan trọng hơn dự án Mặt Trăng vì sao Hoả ở khoảng cách xa hơn rất nhiều, khiến cho chi phí vận chuyển và thời gian đều tốn kém.

Một vấn đề đặt ra ở đây là khi thành lập căn cứ ở trên Sao Hoả rồi thì oxy sẽ lấy từ đâu ra để cho toàn bộ những người trên đó hít thở và nhiên liệu ở đâu ra để căn cứ đó duy trì hoạt động. Ở trên sao Hoả, bầu khí quyển của hành tinh này rất mỏng và áp suất bề mặt nhỏ hơn Trái Đất. Trong bầu khí quyển sao Hoả có 96% là Carbon Dioxide (CO2) và Oxy chỉ chiếm 0.1%, đối với Trái Đất thì Oxy chiếm 21%. Để giải quyết vấn đề này, NASA đã phóng một tàu thăm dò sao Hoả vào năm nay có tên là Perservance Rover, mang theo một thử nghiệm tên là MOXIE (Mars Oxygen In Situ Experiment), nghĩa là thử nghiệm oxy trên sao Hoả.

overview-rover.jpg
Cấu tạo của robot Rover, ở góc phía dưới đó chính là thiết bị MOXIE, tạo oxy ngay tại chỗ dựa vào điện phân CO2 trên sao Hoả



mission-parts-web2.jpg
Còn đây là cấu tạo con tàu đổ bộ NASA's Mars 2020 chở theo Rover và thiết bị MOXIE.


Tạo ra oxy từ nước muối sao Hoả


phoenix.jpg
Các giọt bắn dính trên chân của tàu đổ bộ Phoenix được cho là magie đipeclorat

Mục đích của thử nghiệm MOXIE này là chứng mình được rằng oxy có thể tạo ra từ carbon dioxide nhờ quá trình điện phân, tách nó thành oxy và carbon monoxide. Thử nghiệm này ở Trái Đất rất phổ biến và nếu nó thành công, nó sẽ giúp mang oxy để cung cấp cho toàn bộ căn cứ của Mỹ tại sao Hoả. Còn khí carbon monoxide sẽ được thải ngược trở ra bầu khí quyển sao Hoả.

Tuy nhiên mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, để phục vụ quá trình điện phân CO2 thì cần phải có điện, mà trong điều kiện tại sao Hoả thì điện là hữu hạn. Chính vì vậy một nghiên cứu mới đến từ nhóm nghiên cứu thuộc đại học Washington, với phương pháp mới sẽ giúp tiêu thụ điện ít hơn 25 lần nhưng tạo ra cùng một lượng khí oxy. Phương pháp mới của nhóm nghiên cứu này chính là sử dụng magie đipeclorat (Mg(ClO4)2) đậm đặc vào trong quá trình sản xuất oxy và hydro từ nước muối, thì việc phân tách nước muối thành oxy và hydro bằng điện phân sẽ dễ dàng hơn.

mars_surface.jpg
Những vệt màu sẫm có thể là những dòng nước muối chảy theo mùa trên bề mặt sao Hoả.

Quảng cáo


Phương pháp này nghe có vẻ lạ kì vì magie đipeclorat lấy ở đâu? Quay lại năm 2008 thì tàu Phoenix đổ bộ xuống sao Hoả thì các nhà khoa học đã tìm thấy những giọt bắn dính trên thanh chống của tàu và dung dịch đó được cho là magie đipeclorat. Hoặc khi tàu Curiosity tìm thấy bằng chứng về nước muối calcium perchlorate ngay phía nam của xích đạo sao Hoả. Muối perchlorate rất hữu dụng trong việc lọc nước từ những nơi khô hạn nhất của khí quyển sao Hoả, chúng có thể giảm nhiệt độ đóng băng của nước xuống -70 độ C, ngăn nước muối perchlorate đậm đặc không bị đóng băng tại những nơi nhiệt độ cực thấp trên bề mặt sao Hoả. Như hình anh em thấy thì những vệt sẫm màu có thể là nước muối chảy trên bề mặt sao Hảo theo mùa.

Trong nghiên cứu mới nói rằng nếu hạ cánh xuống một vùng có sẵn nước muối thì có thể tạo ra bao nhiêu oxy cũng được, miễn là đủ lượng nước muối và năng lượng để sử dụng. Bước đột phá về quá trình điện phân nước muối perchlorate có liên quan đến việc cấu tạo ra điện cực để tạo ra oxy. Các nhà nghiên cứu trong dự án đã sử dụng một loại khoáng chất gọi là pyrochlore, bao gồm một oxit của chì và rutheni (rethunium). Chất này đóng vai trò là chất xúc tác điện để làm cho quá trình điện phân nhanh hơn và dễ dàng hơn.


Có một tuỳ chọn thiết thực hơn


ISS_recycle.jpg
Đây là quy trình tái chế vật tư tiêu hao trên trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

Tuy nghiên cứu thành công bước đầu là vậy, nhưng môi trường thực tế trên sao Hoả nó khác biệt rất nhiều, nên còn phải xem xét xem liệu điện phân CO2 theo kiểu MOXIE hay điện phân nước muối bằng pyrochlore trên sao Hoả sẽ hiệu quả hơn.Pphương pháp điện phân nước muối bằng pyrochlore có một ưu điểm là Hydro sản sinh ra từ quá trình điện phân nước muối có thể sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa để di chuyển, thứ mà điện phân CO2 sẽ không có được, nhưng đồng nghĩa rằng sẽ phải sử dụng hết phần oxy sản sinh ra.

Ngoài ra, có một sự lựa chọn thiết thực để bổ sung oxy, đó là trồng cây trong căn cứ tại sao Hoả, cây xanh sẽ hấp thụ khí CO2 từ các phi hành đoàn thải ra và nhờ vào quá trình quang hợp, nó sẽ sản sinh ra oxy. Bên cạnh đó, cây xanh cũng cung cấp nguồn thức ăn tươi để phục vụ cho các phi hành đoàn làm nhiệm vụ tại căn cứ đó. Quá trình di chuyển đến và đi từ sao Hoả sẽ mất rất nhiều thời gian và những giải pháp vận chuyển oxy hoặc nhiên liệu là không khả thi, từ đó những giải pháp tái chế bắt buộc phải tìm được và ứng dụng thành công vào thực tiễn và các nhà khoa học cũng như NASA đang dày công nghiên cứu, để rồi một ngày nào đó, loài người có thể sinh sống tại sao Hoả giống như tại Trái Đất này.

Quảng cáo



Hiện tại quá trình di chuyển đến sao Hoả của tàu NASA's Mars 2020 dự kiến sẽ đổ bộ lên bề mặt ngôi sao này vào ngày 18 tháng 2 năm 2021 (giờ Mỹ), anh em quan tâm về nhiệm vụ đổ bộ sao Hoả lần này của NASA có thể theo dõi tại đây. Nhiệm vụ dự kiến sẽ kéo dài một năm sao Hoả (ở Trái Đất tương đương 687 ngày). Ở trên trang chủ của NASA về nhiệm vụ này có một câu rất hay, nói lên mục đích của lần thám hiểm này, đó là: Nghiên cứu khả năng sinh sống của sao Hỏa, tìm kiếm dấu hiệu của sự sống vi sinh vật trong quá khứ, thu thập và lưu giữ mẫu, và chuẩn bị cho các sứ mệnh của con người trong tương lai.

Tham khảo The Next Web, NASA.
41 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

trieuvhh
TÍCH CỰC
3 năm
Bắt chước terra for mars, đưa gián và tảo biển lên đấy, mấy năm sau quay lại là ngon ngay 👍
khoa8523
TÍCH CỰC
3 năm
@trieuvhh Một thời gian sau...
trieuvhh
TÍCH CỰC
3 năm
Mấy con côn trùng này để các cháu hay chơi lửa chùa cầm súng lên chỉ một lát là diệt hết
ThanhDo Az
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cười vô mặt
Nó có khái niệm Terra forming mà...
Thay vì tìm cách tạo ra oxy thì hãy luyện hít thở khí CO2
@Methylamine
Cười vô mặt
2Tek.vn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Methylamine
Cười ra nước mắt
@Methylamine Đừng cố thay đổi thế giới, banh hãy thay đổi chính mình 😆
SuperBowl
TÍCH CỰC
3 năm
Xây nhà kính trên sao hỏa thì lúc đó tạo oxy và trồng trọt dễ hơn.
Bulezone2020
ĐẠI BÀNG
3 năm
@SuperBowl hay bác nói đúng.
trieuvhh
TÍCH CỰC
3 năm
@SuperBowl Ui, nhân tài nasa bở lỡ đây rồi
@SuperBowl Đúng rồi... .Nobita đã tạo ra 1 hòn đảo nhân tạo.và tùy chỉnh được khí hậu .thời tiết.. Giúp khủng long tiếp tục sống tiếp trong đợt Thiên thạch rơi vào.Trái Đất về 66tr năm về trước...
Bulezone2020
ĐẠI BÀNG
3 năm
chúng tôi vấn chưa hết quan-ngại
Sao Hoả trồng trọt sống khoẻ nha ae 😋
5FAE9A96-D9EA-4F46-BCC1-FB11270E750A.jpeg
Kéo 1 đường dẫn từ trái đất đến sH. Bao gồm khí, nước, ga, xăng, dầu... 😁
Cười vô mặt
@Giàng A Lúa Dễ vậy sao không ai nghĩ ra nhỉ
Huy Vũ..
TÍCH CỰC
3 năm
@Giàng A Lúa Thế thì khét quá 😆))
HHHIEP
TÍCH CỰC
3 năm
Trên ấy thiếu gì Oxy cơ chứ. Mấy thằng bạn mình là người ngoài hành tinh vẫn xuống chơi với mình suốt. Bọn chúng thỉnh thoảng còn tặng quà cho mình nữa. Có mấy khẩu súng bắn năng lượng chơi thích lắm mà mình không biết cách sạc, tháng sau bọn chúng mới xuống trái đất tiếp. Bác nào biết cách sạc năng lượng chỉ em với nhé. Tết này đỡ phải xem pháo hoa.
linhnam
ĐẠI BÀNG
3 năm
@HHHIEP Hít lá đu đủ ít thôi nhá.
HHHIEP
TÍCH CỰC
3 năm
@Ghetbonbatluong Mấy đứa ấy không xài điện thoại họ có kênh thông tin truyền tín hiệu riêng. Mình có tò mò hỏi về công nghệ ấy nhưng nghe bọn chúng giải thích mình cũng không hiểu lắm. Giờ này chắc bọn chúng đang chơi Crysis, Cyberpunk 2077 hoạc COD rồi. Mấy đứa nghiện Games giống mình.
buonban2u
TÍCH CỰC
3 năm
sống khoẻ nha ae
Tảo biển 😁
Vậy cậu bé đến từ sao hoả nói đúng. Người trên sao hoả hít thở bằng CO2 vì vậy họ sống lâu hơn người ở trái đất.
@hongphuc1992 Hít co2 vào có thải ra o2 k bác?
xuanthien99
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hongphuc1992 Vậy mới có câu : Đội vợ lên đầu sống lâu trăm tuổi !!! Ông về thử nghiệm đi, biết đâu chẳng Trường sinh bất lão ...
Cười ra nước mắt
Ngon
Theo các đồng âm. Nếu tạo ra một môi trường giống y sao hoả trong phòng thí nghiệm. Rồi tạo một laoij vi khuẩn hay dạng tảo có thể hấp thụ khí nhà kính và thải ra oxi. Rồi đem vận chuyện số lượng lên sao hoả chẳng hạn
yokykaka
ĐẠI BÀNG
3 năm
@xmeninthenight không cần phải phức tạp vậy đâu, về cơ bản thì bây giờ chỉ cần có nước thì có thể trồng được cây trên sao hỏa rồi
@yokykaka Đơn giản vậy sao? Thế thì chỉ cần nghĩ cách tạo ra nước ở sao hỏa là giải quyết đc mọi vấn đề ư
wire_EDM
TÍCH CỰC
3 năm
Giống trong film wa 😅
Kiểu gì chả có bàn tay của anh Elon Musk trong kế hoạch này
Sút lợn
TÍCH CỰC
3 năm
Có bộ phim về lập căn cứ trên sao Hỏa coi hay.
qwarl
TÍCH CỰC
3 năm
cây xanh thì ban ngày tạo ra oxi nhưng ban đêm lại hấp thụ oxi thì cũng huề thôi mà nhỉ
ricky0090
TÍCH CỰC
3 năm
Nhanh nhanh lên kẻo TQ lại lên khoanh chữ U thì mệt đấy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019