Năm 2016 sẽ có thêm 1 giây vào đêm giao thừa tết dương lịch

ND Minh Đức
8/7/2016 10:28Phản hồi: 62
Năm 2016 sẽ có thêm 1 giây vào đêm giao thừa tết dương lịch
Năm nay chúng ta sẽ có thêm 1 giây để ăn tết bởi Cơ quan quốc tế theo dõi sự tự quay của Trái Đất (IERS - tổ chức quy định thời gian của đồng hồ thế giới) đã quyết định cộng thêm 1 giây vào năm 2016 này. 1 giây này được gọi là giây nhuận (leap second) và nó được thêm vào nhằm đồng bộ với thay đổi rất nhỏ trong chuyển động tự quay của Trái Đất.

Chi tiết hơn thì đầu tiên phải kể tới cách quy định thời gian trên Trái Đất. Từ năm 1950 thì IERS bắt đầu sử dụng đồng hồ nguyên tử để đo thời gian với độ chính xác cực cao (500 triệu năm với lệch 1 giây). Văn phòng thế giới về trọng lượng và đo lường (BIPM) hiện đang dùng 250 đồng hồ nguyên tử đặt rải rác khắp thế giới để quyết định cái gọi là "Thời gian nguyên tử quốc tế" (TAI) và "Thời gian phối hợp quốc tế" (UTC). Tuy nhiên TAI được tính bởi máy móc còn UTC được tính dựa theo chu kỳ mọc lặn của Mặt trời.

Các tiêu chuẩn thời gian thông thường mà chúng ta xài dựa trên giờ UTC và chúng được duy trì bằng cách sử dụng đồng hồ nguyên tử. Nhưng sự tự quay của Trái Đất thì lại không đều do tác động lực hấp dẫn của Mặt Trăng khiến cho động năng quay của Trái Đất bị giảm xuống (do phải chuyển sang nâng hạ thủy triều), khiến nó quay chậm lại. Dần dần thì ngày Mặt Trời trở nên dài hơn còn, dẫn tới chênh lệch giữa giờ TAI và giờ UTC. Do đó đôi khi cần có sự điều chỉnh về thời gian để giữ cho chuẩn phổ biến của UTC gần với thời gian Mặt Trời trung bình. Nguyên tắc điều chỉnh ở đây là sau UTC 23:59:59 sẽ là có giây UTC 23:59:60 và tiếp theo mới là 00:00:00 như bình thường.

Và hồi năm ngoái người ta cũng đã cộng thêm 1 giây vào 30/6/2015 để đảm bảo sự đồng bộ. Năm nay thì 1 giây được cộng thêm vào 31/12/2016 và lần cộng gần đây nhất vào đúng ngày này là vào nằm 2008. Mặc dù chỉ có 1 giây và có lẽ chúng ta sẽ khó mà nhận ra nếu IERS không thông báo. Tuy nhiên nếu tính từ lần bổ sung giây nhuận vào năm 1972 thì cho tới nay đã có tổng cộng 26 giây được thêm vào.

Tham khảo Wiki, IERS
62 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

[M]inionn
TÍCH CỰC
8 năm
Đừng bao giờ chê 1 giây 😆)) vì nó có thể làm nên 1 con người 😁
@[M]inionn Không rút kịp :D
n3.9592
TÍCH CỰC
8 năm
@[M]inionn thanh yeu sinh ly vai .. vua cho vao da ra
vuhoanglk
ĐẠI BÀNG
8 năm
@[M]inionn 1s rút ko kịp phải ko bạn?:rolleyes:
@nịnastorm phải là 'rút không kịp' chớ ;)
thà 1 giây tỏa sáng rồi vụt tắt,còn hơn cả đời lu mờ 😁
ddawng.ngn
TÍCH CỰC
8 năm
@trideptrai87 Thơ tố hữu, "thần" văn học vị "cách mạng"
"Thà một phút huy hoàng rồi phụt tắt
Còn hơn làm đèn hưu hắt suốt nghìn năm"
Vâng, và tố hữu suýt được làm tổng bí thư - nhưng vụt tắt [emoji23][emoji122]
Thật tuyệt vời, thật ko thể tin được, chúng ta có thêm hẳn... 1s vào đêm giao thừa 😁
(Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se)
Các nhà khoa học phương Tây thật vĩ đại. Không có họ thì không biết thế giới sẽ còn u mê đến đời nào.
1s lúc quan trọng thì nó rất có ý nghĩa còn lúc này tôi phải mất 10s để gõ xong cái cm vô tích sự này 😆 xong còn đ ăn cơm làm mẹ lại phải gọi thêm 1 câu nữa .
@bomduc Và tôi phải mất 15s để đọc cái còm ment của bạn. Rồi lại mất thêm 15s để comment tiếp. Thêm được 1 s thôi mà lấy của chúng ta gấp trăm lần.
P.S KHÔNG BIẾT mấy nhà khoa học căn cứ vô mốc nào để lòi ra thêm 1 s nữa.
@Ba Luas 😆
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Ba Luas nhiều thứ lắm, nhưng quan trọng nhất là do đồng hồ sinh học loài người thôi.
Đồng hồ sinh học cơ thể phụ thuộc vào chu kỳ quay thực của Trái Đất và cả diễn biến mùa và năm. Để mô phỏng mấy cái đó mà loài người mới tạo ra lịch và đồng hồ nhưng rất tiếc là chỉ tính giá trị xấp xỉ, hơn nữa Trái Đất đang quay chậm lại (do ma sát thủy triều). để bù lại mớ sai số tích lũy mới có thêm 1s này.
Sự kiện lớn về thay đổi lịch có thể tính tới là nhảy 10 ngày từ 4/10/1582 sang 15/10/1582 từ lịch Julius sang lịch Gregorius.
@nvkhoi123 Mình thì nghĩ tính theo chu kỳ của mặt trăng, hay con nước. Chứ theo chu kỳ sinh học con người mà nhận ra 1 s chệnh lệch trong 1 năm thì khiếp quá
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Ba Luas Ý thức con người thì khó, chứ cơ thể thì nhận ra nhé. Vì vốn cái mớ đơn vị tính thời gian con người sáng tạo dựa trên nền tảng ý thức mà :v
Mà nói đúng hơn thì cơ thể con người vốn ko tuân theo hệ thống tính thời gian của loài người 😃
1s có thể thay đổi số phận một người không ta
luca_suarez
ĐẠI BÀNG
8 năm
@uochuý1489Quốc Huy bác đứng trước đầu container thì biết 😕😕
otro
TÍCH CỰC
8 năm
@uochuý1489Quốc Huy Có, hỏi những người xuất tinh sớm thì sẽ có câu trả lời.
Junior17945
ĐẠI BÀNG
8 năm
@luca_suarez 1s rút không kịp....
Tiêu đề phải là Năm 2017 sẽ có thêm một giây vào đêm giao thừa Tết Dương Lịch chứ nhỉ.
neukofaihua
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ncdangson Nó thêm giây 23:59:60 nên vẫn chưa qua ngày hôm sau. Do vậy, vẫn ở 2016 nhé.
@neukofaihua Nhưng giao thừa Dương Lịch của năm 2016 qua rồi mà.
OxJade
TÍCH CỰC
8 năm
Bài viết làm em nôn đến tết nữa rồi đấy ^^
Đối với máy tính thì 1s là cả vấn đề 😁
chậm 1s chậm cả đời 😁
duythanhst
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ok. Năm nay có thêm 1 giây. Đọc phải cái tin này mất cha nó 60s rồi.
1s đối với ai ko biết, vs e chả có tác dụng gì
Mấy bác bày đặt làm quá lên
@quocanh_ltk thêm 1s là thêm thời gian tâm sự chuyện ấy chứ đâu sao lại không có tác dụng
á đù nghe mới đây
thêm 1s Để ngủ :3 :3 :3 :£ :3:p:p:p:p:eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek:🆒😁:D:D:D:D
Có thêm 1s vào đêm gaio thừa, vui đấy, nguy đấy 😁
bobdylan510
ĐẠI BÀNG
8 năm
Đọc xong bài vs cmt của các bác làm em tốn toi nó hơn 100s,hic
Động năng quay của trái đất giảm xuống... Có khi nào nó hết quay luôn ko ta?
Mr_HongHot
TÍCH CỰC
8 năm
Thật là quý giá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019