Nâng cấp laptop- tản mạn chuyện 5G

Pixto
25/6/2021 4:26Phản hồi: 0
Nâng cấp laptop- tản mạn chuyện 5G

Tự nâng cấp máy tính ở nhà, tại sao không?

Sau một vài năm sử dụng, có thể chiếc laptop đã gắn bó cùng bạn suốt một thời gian dài đã trở nên cũ kỹ và cấu hình của chúng đã lạc hậu so với thời đại. Còn chần chừ gì, ngay khi đó chúng ta sẽ cần nâng cấp ngay chiếc máy tính của mình.
Bài viết này hướng tới phần đông đại đa số người sử dụng máy tính cho các tác vụ học tập- văn phòng cho nên sẽ bị hạn chế, nếu bạn là một Designer, Kiến trúc sư, Editor … thì chúng ta có thể hẹn nhau ở một bài viết khác, xin cảm ơn.


Được rồi, đến đây tôi xin được đi vào chủ đề chính.


- Điều đầu tiên bạn cần quan tâm là khả năng tài chính của mình. Chỉ từ dưới 2 triệu đồng, tội đảm bảo khoản đầu tư này là hoàn toàn hợp lý và tối ưu nhất với chiếc máy tính thân yêu của mình.

- Việc thứ hai là bạn phải có kiến thức nhất định về máy tính, nếu không phải một người đam mê tìm hiểu thì bạn có thể nhờ người thân, hoặc mang máy đến các trung tâm sửa chữa máy tính uy tín để được tư vấn và cài đặt giúp bạn.

- Tiếp theo chúng ta cần quan tầm đến khả năng nâng cấp của laptop. Thông thường trên laptop sẽ không có khả năng nâng cấp nhiều như trên máy case, những bộ phận có thể nâng cấp có thể là ổ cứng, RAM, với các mẫu máy ultrabook đời mới thậm trí những linh kiện này hoàn toàn hàn chết vào bo mạch chủ, không thể nâng cấp. Cho nên khi lựa chọn cấu hình ngay từ đầu bạn cần hỏi nhân viên bán hàng về khả năng nâng cấp của máy. Chi tiết hơn chúng ta có thể gõ vài dòng “Google” với từ khoá có form “tên laptop + teardown” sẽ có những video mổ xẻ mẫu laptop và bạn có thể nhìn thấy bên trong “nội thất” có những loại cổng kết nối và từ đó sẽ đưa ra được phương án nâng cấp của chiếc máy tính của mình.

Một số cổng nâng cấp máy tính mà bạn có thể nhìn thấy.

- Socket CPU
Ở các mẫu laptop intel core-i 3rd trở về trước có thể bạn sẽ thấy CPU của máy là gắn rời và có thể thay thế được như trên hình, việc nâng cấp trên các mẫu này cũng ra đơn giản, chỉ cần cùng một năm sản xuất (chung tiến trình sản xuất, cùng đời) là đều có thể thay thế cho nhau, cho dù là thay thế một con chip core-i7 (3rd) bằng một con chip-i3 (3rd) hay i5 (2nd) bằng core duo (2nd). Nhưng từ đời 4th trở đi. CPU được hàn chết vào trong mainboar khiến cho việc lựa chọn CPU như thế nào để sử dụng thì người dùng sẽ phải chọn ngay từ lúc mua.


Ảnh minh hoạ, socket rPGA988B

Quảng cáo


- Khe RAM (SODIMM).
Về RAM, trừ dòng chip Intel thế hệ thứ 1st sử dụng RAM DDR2, còn lại các thế hệ 2nd, 3rd, 4th và 5th (một số dòng máy cao cấp 5th đã sử dụng RAM DDR4 ) và từ thế hệ 6 cho tới thế hệ 11 hiện tại đã sử dụng RAM DDR4 trên tất cả các máy, tuy nhiên còn một thông số cơ bản mà chúng ta cần quan tâm nữa là về “bus” (xung nhịp của RAM) ở tất cả cả các đời máy, sẽ sử dụng RAM có thông số bus khác nhau, khi trên máy bạn đã gắn sẵn một thanh và bạn muốn gắn thêm có nghĩa là bạn sẽ phải gắn một thanh RAM có cùng thông số với thanh RAM hiện tại để tối ưu hoá nhất hiệu suất của RAM.

Ngoài bus RAM còn một thông số nữa đó là CAS Letency, đây là thông số biểu thị độ trễ của RAM, biểu thị cho số xung nhịp mà thanh RAM cần trải qua để phản hồi lại tín hiệu từ CPU. Thông số này ít quan trọng và nói về nó sẽ không hề dễ hiểu cho nên tôi sẽ chỉ giới thiệu qua.


Ảnh minh hoạ SODIMM DDR2


- Cổng kết nối SATA (gồm mSATA và SATA 2.5”).
Trên đại đa số hầu hết các máy sẽ trang bị ít nhất 1 khe kết nối SATA 3 (như trên ảnh) trừ các mẫu ultrabook thì do không gian hạn chế và tiết kiện diện tích sẽ loại bỏ cổng kết nối loại này.

Quảng cáo


Ở các mẫu máy còn trang bị ổ đĩa CD thì trên máy sẽ còn 1 khe chuẩn SATA 2 (băng thông 3Gbps). Chuẩn này có băng thông trên lý thuyết thấp bằng một nửa so với SATA 3 (6Gbps) sử dụng cho các kết nối ngoại vi có tốc độ truy xuất dữ liệu thấp, không yêu cầu tốc độ cao. Như ổ đĩa, thậm trí ở một vài mẫu laptop đặc biệt, có option thay thế ổ đĩa CD bằng một thiết bị tản nhiệt có quạt để tăng cường khả năng hút gió nóng bên trong máy ra ngoài, giúp máy tính hoạt động mát mẻ.


Ảnh minh hoạ khe cắm SATA 2 (3Gbps)



Ảnh minh hoạ khe cắm SATA 3 (6Gbps)


- Khe cắm SSD m2.
Chuẩn khe cắm này xuất hiện đầu tiên trên các mẫu laptop cao cấp, ultrabook, laptop business (và chỉ một số dòng trong đó) sử dụng chip intel 4th. Chuẩn cắm này rất thú vị, sự ra đời của nó có thể nói đã định hướng cho toàn bộ ngành công nghiệp máy tính (Tôi sẽ có một bài viết riêng về loại chuẩn cắm này, trong link :*******)

Ở đây, chúng ta cần quan tâm đến 2 chuẩn băng thông chính

- M2 SATA : lần đầu tiên xuất hiện trên máy tính sử dụng chip intel 4th sau đó là 5th trên laptop. Sử dụng băng thông SATA nên tốc độ giới hạn ở 6Gbps.
- M2 NVMe: Do được kết nối thẳng với CPU nên cho băng thông cao 32Gbps ( gấp hơn 5 lần trên lý thuyết) so với chuẩn SATA 3.

Đó là về chuẩn băng thông, về chuẩn vật lý, chúng ta có 5 chuẩn vật lý tất cả.
- 2230
- 2242
- 2260
- 2280
- 22110


Ảnh minh hoạ khe cắm m2 SATA 2242 trên laptop HP 840G1


- Khe cắm Card wifi, mạng 3G/4G/5G

Ảnh minh hoạ card wifi dual band ( hỗ trợ 2 bằng tần 2,4GHz và 5GHz)


Người bình thường ít ai quan tâm tới thứ này, thậm trí nếu bạn không hay tò mò, vọc vạch hoặc không phải dân chuyên thì bạn có thể dừng bài viết này tại đây. Vì sau đây là ý kiến cá nhân có phần “toxic” không khuyên đọc *mặt cười*

Ở một tầm am hiểu cao hơn, các “dân chơi” khi đã tối ưu hoá được mọi thứ cho chiếc máy tính của mình mà vẫn còn thèm khát đạt tới độ hoàn hảo. Người ta bắt đầu tìm kiếm thêm sự nâng cấp mới. Các nhà sản xuất rất giỏi về việc moi tiền trong túi khách hàng bằng các chiến lược marketing , người ta hướng người dùng quan tâm tới thông số các thành phần chính cấu tạo nên chiếc laptop với hàng tá những thông số loằng ngoằng tới khi họ dường như đã bị thôi miên thì họ bắt đầu “cắt giảm” các chi tiết, điển hình như card wifi. Ngay cả những mẫu laptop sản xuất ra trong năm 2020 mà các nhà sản suất chỉ gắn sẵn trong máy những chiếc card wifi 2.4GHz “cùi bắp” trong khi wifi 5GHz ( một công nghệ ra đời từ 2012, cách đây cả chục năm) mang tới tốc độ truyền tải nhanh hơn, băng thông lớn, đỗ trễ thấp. Wifi 2.4 GHz chỉ dừng lại ở mức “đủ dùng” trong khi thời đại công nghệ phát triển một cách nhanh chóng khi mà 5G với những ưu điểm vượt trội giúp mở ra kỷ nguyên IOT (Internet Of Thing) mang trong mình hứa hẹn ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống thì đây là một điều không thể chấp nhận được. Chính vì thế việc nâng cấp card wifi chuẩn mới nhất trở thành một mục tiêu cuối cùng của các “dân chơi”.

Tản mạn tới đây thôi, bài viết cũng đã dài, qua bài này tôi mong các bạn hiểu hơn về chiếc máy tính của mình và có thể tự nâng cấp thành công chiếc máy tính của mình tại nhà. Nếu các bạn quan tâm, tôi có thể viết 1 bài về 5G, link sẽ được gắn ở dưới cuối bài viết này. Cảm ơn các bạn đọc.

Tác giả: Pixto
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019