TTBC2024

TTBC2024


NASA chế tạo kính thiên văn giúp nhìn thấy các ngoại hành tinh siêu mờ trong vũ trụ

Frozen Cat
12/11/2024 9:57Phản hồi: 13
NASA chế tạo kính thiên văn giúp nhìn thấy các ngoại hành tinh siêu mờ trong vũ trụ
Trong vũ trụ các ngôi sao thường có ánh sáng rất mạnh, vì vậy độ sáng của chúng luôn lấn át các hành tinh quay quanh. Điều này làm cho kính thiên văn thông thường khó quan sát được những hành tinh có độ sáng yếu. Để giải quyết vấn đề này, NASA đã phát triển một Kính thiên văn mới mang tên Nancy Grace Roman, có khả năng nhìn thấy các hành tinh nhìn mờ hơn rất nhiều ngôi sao mà chúng quay quanh, thậm chí mờ hơn 100 triệu lần so với ngôi sao.

Kính thiên này vẫn đang trong quá trình phát triển và mới đây vừa đạt được một bước tiến lớn, khi các nhà khoa học của NASA đã lắp đặt thành công một bộ phận quan trọng có tên là Thiết bị Coronagraph vào chiếc Kính viễn vọng mới tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực.

Bộ phận này có chức năng chặn bớt ánh sáng từ các ngôi sao, giúp các nhà khoa học nhìn ra được ánh sáng yếu từ các hành tinh nằm ngoài Hệ mặt trời. NASA đã ký hợp đồng để SpaceX phóng Kính Roman lên không gian vào năm 2027 trên tên lửa Falcon Heavy. Nó sẽ hoạt động ở độ cao từ 188,4-806,7 ngàn km.

thiet-bi-roman-coronagraph-duoc-lap-vao-gia-do.jpg
Thiết bị Coronagraph được lắp vào giá đỡ của Kính Roman.

Chức năng của Roman là điều tra các bí ẩn liên quan đến năng lượng tối, các ngoại hành tinh và vật lý thiên văn nói chung. Nó có trường nhìn lớn hơn Kính viễn vọng Hubble ít nhất 100 lần, với mục đích chính là tìm dấu hiệu sự sống trên các ngoại hành tinh.

Nó sẽ thực hiện điều này bằng hai thiết bị. Đầu tiên là thiết bị Coronagraph vừa được lắp đặt, dùng để chụp ảnh trực tiếp các ngoại hành tinh nằm gần những ngôi sao phát sáng mạnh, đây chính là thiết bị sẽ chặn bớt ánh sáng của ngôi sao để có thể trông thấy các hành tinh.

Coronagraph là một hệ thống phức tạp bao gồm các lăng kính, máy dò và nhiều tấm gương tự uốn cong. Nó đã được ráp vào trong một bộ phận gọi là Giá đỡ, là một cấu trúc dạng lưới có hình lục giác dùng để kết nối mọi thứ với nhau.

gia-do-cua-kinh-thien-van-roman.jpg

Thiết bị thứ hai là một bộ phận khoa học gọi là Thiết bị Trường rộng (WFI), dùng để chụp ảnh trường rộng và khảo sát các khu vực rộng lớn trong không gian với độ chính xác cao. WFI sẽ được gắn vào giá đỡ cuối năm nay.

Kính thiên văn Roman sẽ hoạt động như một vệ tinh và bản chất của nó cũng là một vệ tinh. Về cấu tạo, dưới cùng là thân vệ tinh có hình lục giác, chứa động cơ đẩy, các bảng điện tử và mô-đun thông tin liên lạc. Sau đó người ta gắn lên phần thân này Giá đỡ, mà bên trong là hai thiết bị WFI và Coronagraph, đồng thời trên đỉnh giá đỡ là thấu kính lớn. Cuối cùng người ta lấy một vỏ bọc giống như cái thùng phủ trùm lên giá đỡ, rồi lắp các tấm pin Mặt trời ở ngoài cùng. Toàn bộ “vệ tinh” này nặng 4,16 tấn.

cau-tao-cua-kinh-thien-van-nancy-roman-grace.jpg
Cấu tạo Kính Roman.

Hiện nay chỉ có thể quan sát được các ngoại hành tinh theo cách gián tiếp, tức là đo xem độ sáng của một ngôi sao ở xa sẽ mờ đi cỡ nào, khi một ngoại hành tinh đi qua trước nó. Giống như khi chúng ta quan sát nhật thực, thì ánh sáng của Mặt trời sẽ giảm đi đáng kể. Độ mờ này cho biết thông tin về thành phần bầu khí quyển, thậm chí tiết lộ sự có mặt của các loại khí cho thấy sự tồn tại của sự sống, ví dụ như metan.

Quảng cáo



Nhưng chỉ một phần nhỏ các hành tinh là có thể được quan sát theo cách này vì tình huống một hành tinh đi ngang qua ngôi sao, theo đúng hướng quan sát của chúng ta, chỉ xảy ra trong tích tắc. Điều này hạn chế lượng dữ liệu thu thập được và đương nhiên là nhiều hành tinh sẽ không được phát hiện thông qua phép đo độ sáng trên.

Trong khi đó, công nghệ chụp hình ảnh trực tiếp của ngoại hành tinh (coronagraph) vẫn chỉ đang tập trung vào các hành tinh khổng lồ có độ sáng cao, các hành tinh kiểu như vậy trong Hệ mặt trời là Sao Mộc và Sao Thổ. Vì vậy Kính viễn vọng Roman hứa hẹn sẽ là bước tiến lớn trong công nghệ tìm kiếm ngoại hành tinh.

Theo NASA, Space.
13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhìn công nghệ nước ngoài thấy mà ham, còn nhìn lại nước mình làm chưa nổi ốc vít. Chán !
@không_bị_sốt Ốc vít dành cho hạ đẳng sản xuất. Suy nghĩ như đ/c thì bắt các tỉ phú phải tự đi cày ruộng, đi chăn lợn... à?
@không_bị_sốt Thì toàn thành phần ng,u đến con vít cũng không chịu làm, xong than thở chán thì chẳng thế. Ham là ham cái gì? Có tài đ đâu mà ham, ham nhận phúc lợi xã hội à?
@Bạch Vân Đạo Nhân Đúng rồi bạn quá hay. Mình cứ đặt hàng thiết kế nguyên con, cho đám hạ đẳng làm. Về chỉ cần ốp nhãn iu nước vào, chạy sale là thành tỉ phú.
@tuoitre1803 Đúng rồi bản thân mình con chó cũng còn không bằng thì haiz…
Có mấy cái kính lớn thì toàn của mỹ nhỉ. Jame web chưa ấm chỗ nó đã sắp phóng con mới. Ở đâu đó thì vẫn bla bla này kia là sản phẩm của Hollywood, thật ra Nasa mới là kẻ nắm nhiều thứ bí ẩn trong tay, hên là họ không có thói quen nổ vang trời như xứ đông lào.
@mandiesel Chỉ có lũ bobo, dlv, hồng ngưu, nga-nô nó gào thét thôi, chứ người có tư duy, suy nghĩ ai nói thế bao giờ.
Mỹ mang "đá vũ trụ" về phát cho mỗi thằng 1 nhúm, mừng khúm đít nên sao chê nổi 🤣
Con người thật nhỏ bé,không biết hằng hà sa số hành tinh ngoài đó có sự sống thực vật động vật và dân cư như Trái Đất không

Kể ra mà toàn Vũ Trụ rộng lớn nầy mà có mỗi Trái Đất là tồn tại dân cư sự sống thì phải là điều gì đặc biệt lắm nên chỉ có duy nhất là 1 🚀🚀🚀

Nếu có tồn tại sự sống thì có lẽ họ cũng sơ khai như Trái Đất,bởi nêú họ có công nghệ gì xịn thì đã tìm ra Trái Đất này
@LOGIN_LOGIN có khi sự sống tồn tại ở dạng khác ngoài nhận thức cũng nên 🤣
@darklight_vtp Nêú mà tồn tại dạng tâm linh,hay gọi là linh hồn hay 1 dạng khí tương tự vậy thì ảo,như vậy có thể gọi là 1 bậc cao so với con người,và có lẽ họ sẽ liên hệ với Trái Đất rất dễ dàng,vì "tâm linh" mà biến hóa muôn hình vạn trạng dễ dàng 🤡🤡🤡
Mẽo bỏ xa phần còn lại của thế giới, hater chỉ còn biết bám vào các thuyết âm mưu 😀

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019