NASA hoàn tất chuyến bay khoa học đầu tiên với máy bay SOFIA

bk9sw
9/12/2010 10:35Phản hồi: 13
NASA hoàn tất chuyến bay khoa học đầu tiên với máy bay SOFIA
[​IMG]

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ - NASA vừa qua đã công bố hoàn tất 1 trong 3 chuyến bay khoa học đầu tiên với chiếc máy bay khảo cứu tầng bình lưu dành cho ngành thiên văn học hồng ngoại - SOFIA (Stratospheric Observatory for Infrared Astronomy). Chuyến bay được thực hiện nhằm chứng minh tiềm năng sử dụng máy bay trong công tác nghiên cứu về hồng ngoại vũ trụ qua đó mở rộng lĩnh vực khảo sát vốn trước đây được thực hiện dựa trên những chiếc kính thiên văn.


SOFIA thực chất là một chiếc Boeing 747SP đã được tùy biến với một chiếc kính thiên văn hồng ngoại đường kính 2,54m. Đây là thành quả của sự hợp tác giữa NASA và trung tâm hàng không vũ trụ CHLB Đức (Deutsches Zentrum fur Luft und Raumfahrt). SOFIA đã cất cánh từ sân bay quân sự Palmdale, California vào ngày 30 tháng 11 và bay ở độ cao từ 39.000ft đến 45.000ft (11,8km đến 13,7km) trong 10 giờ. Điểm nhấn của chuyến bay này chính là việc các nhà nghiên cứu đã triển khai thành công camera hồng ngoại Faint Object InfraRed (FORCAST) do đại học Cornell phát triển trên kính thiên văn của SOFIA.

[​IMG]
Kính thiên văn và camera hồng ngoại do đại học Cornell phát triển trên SOFIA.

Quản lý chương trình SOFIA của NASA, Bob Meyer cho biết: "Những chuyến bay khoa học được thực hiện nhằm kiểm nghiệm khả năng của SOFIA cũng như chứng minh những gì mà kính thiên văn dưới mặt đất không thể thấy được. Bên cạnh đó, thành công của SOFIA cũng đã đánh dấu một bước chuyển tiếp từ những chuyến bay thử nghiệm sang những chuyến bay quan sát thực sự qua đó mang lại cho cộng đồng nghiên cứu thiên văn quốc tế một nền tảng mới và linh hoạt hơn trong việc khám phá khoảng không xung quanh chúng ta."

[​IMG]
Hình ảnh chụp một phần thiên hà có tên mã M82 từ SOFIA.

Nhóm nghiên cứu cho biết SOFIA sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các hiện tượng bí ẩn trong vũ trụ chẳng hạn như những ngôi sao và hành tinh được sinh ra như thế nào, các vật chất hữu cơ hình thành trong không gian vũ trụ ra sao và quá trình "sinh trưởng" của những hố đen khổng lồ trong vũ trụ. SOFIA với kính thiên văn được trang bị có thể quan sát các bước sóng từ 0,3 đến 1600 micron và có khả năng phân tích các khí ấm và bụi trong những khu vực có sao mới hình thành.

Giai đoạn 2 của chương trình nghiên cứu với SOFIA sẽ được bắt đầu vào tháng 2 năm tới sau khi được bổ sung bộ thu nhận ở các tầng số Terahertz.

Nguồn: Gizmag
13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hgbinh
TÍCH CỰC
13 năm
sao ko dùng để phân tích G-post nhỉ😁
G-post là gì thế nhà bác học
namng
CAO CẤP
13 năm
Đọc lướt qua, tưởng G-spot (điểm G) chứ :D
haonam85
ĐẠI BÀNG
13 năm
tư tưởng lớn gặp nhau rồi, em cũng thế :devil:
Hehe, đúng mà. Lên đỉnh với G-Spot :sleep:
RHINO_BOY
TÍCH CỰC
13 năm
bác này hiểu hay thật.......
restock
ĐẠI BÀNG
13 năm
Đọc chả hiểu gì cả @@
Học lý rồi, hiểu cũng sơ sơ thôi. Hic. Nhưng mà con người hay thật các bác nhỉ.
cái máy bay trông hơi mập..............
Vừa xem xong cái" into the universe with s.hawking"
đúng là vũ trụ thật bao la.
Cái này toàn dùng ngôn ngữ chuyên ngành , chịu
qutu
ĐẠI BÀNG
13 năm
cái này chụp quan sát tốt hơn trên mặt đất vì không lo mây mù
Em ko hiểu gì về chuyên môn. Chỉ biết xem hình thôi :redcarded:

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019