Vậy là NASA lại phải hoãn đợt phóng thử tên lửa vốn dự định sẽ chở các phi hành gia lên vũ trụ lần thứ 2 trong vòng 1 tuần. Lần trước cũng bị hoãn vì lý do tương tự, mod @NamAir có share ở đây. Nhiệm vụ Artemis có vẻ sẽ lại phải hoãn lại lâu hơn nữa để đảm bảo lỗi rò rỉ hydro được xử lý 1 cách hoàn chỉnh. Theo như lời của 1 quan chức NASA thì thà chịu thiệt hại tài chính từ việc hoãn phóng còn hơn để xảy ra lỗi trong quá trình phóng tên lửa.
Được biết NASA đã chi ra hơn 40 tỷ đô để phát triển tên lửa đẩy có tên Space Launch System, và tàu vũ trụ có tên Orion. Quá trình phát triển sản xuất các thiết bị này đang ngày 1 bị chỉ trích nặng nề bởi các đợt trì hoãn dẫn đến hàng tỷ đô bị vượt quá ngân sách trong khi sản phẩm của những nhà phát triển tư nhân như SpaceX của Elon Musk đang cho kết quả rất khả quan và giá thành cực kỳ cạnh tranh.
Chính vì vậy nên nhiều người cho rằng Space Launch System đang bị sức ép không được xảy ra lỗi nào. Bởi nếu để xảy ra lỗi thì chương trình quay trở lại Mặt trăng chắc chẵn sẽ còn bị trì hoãn lâu hơn nữa, và càng nhiều người sẽ đặt những câu hỏi về giá trị của toàn bộ chương trình. Nhất là khi hệ thống này sử dụng hầu hết các thiết kế liên quan đến động cơ và cả cách tên lửa đẩy dùng cho các tàu vũ trụ trước đây, vốn là các công nghệ đã hơn 50 năm tuổi.
Giờ đây NASA sẽ phải xử lý hiện tượng rò rỉ hydro trong ống dẫn từ bình năng lượng hydro để đưa nguyên liệu vào tên lửa. Đây được đánh giá là 1 lỗi rất lớn bởi chỉ cần có khoảng 4% mật độ hydro trong không khí bao quanh tàu là có thể dẫn đến hỏa hoạn. Còn mật độ khí rò rỉ đo được lại cao gấp 3 đến 4 lần mức nguy hiểm nói trên. NASA tạm thời lý giải vấn đề này có thể liên quan đến việc truyền sai câu lệnh từ hệ thống tải đẩy trên giàn phóng, làm tăng áp suất lên mức 60pps thay vì mức an toàn là 20pps. Ở trong lần thử và bị hoãn đầu tiên con số hydro bị rò rỉ là ở dưới mức 4%.
Theo lộ trình đợt phóng thử lần này có tên Artemis I, sẽ thử đưa tên lửa và tàu không người lái lên vũ trụ trước. Đợt tiếp theo, nếu đợt này thành công, sẽ diễn ra vào năm 2024 và khi đó họ sẽ đưa các phi hành gia vào tàu để thử nghiệm. Bước cuối cùng của nhiệm vụ Artemis sẽ là đưa người quay trở lại gần cực Nam của Mặt Trăng.
Tham khảo Space
Được biết NASA đã chi ra hơn 40 tỷ đô để phát triển tên lửa đẩy có tên Space Launch System, và tàu vũ trụ có tên Orion. Quá trình phát triển sản xuất các thiết bị này đang ngày 1 bị chỉ trích nặng nề bởi các đợt trì hoãn dẫn đến hàng tỷ đô bị vượt quá ngân sách trong khi sản phẩm của những nhà phát triển tư nhân như SpaceX của Elon Musk đang cho kết quả rất khả quan và giá thành cực kỳ cạnh tranh.
Chính vì vậy nên nhiều người cho rằng Space Launch System đang bị sức ép không được xảy ra lỗi nào. Bởi nếu để xảy ra lỗi thì chương trình quay trở lại Mặt trăng chắc chẵn sẽ còn bị trì hoãn lâu hơn nữa, và càng nhiều người sẽ đặt những câu hỏi về giá trị của toàn bộ chương trình. Nhất là khi hệ thống này sử dụng hầu hết các thiết kế liên quan đến động cơ và cả cách tên lửa đẩy dùng cho các tàu vũ trụ trước đây, vốn là các công nghệ đã hơn 50 năm tuổi.
Giờ đây NASA sẽ phải xử lý hiện tượng rò rỉ hydro trong ống dẫn từ bình năng lượng hydro để đưa nguyên liệu vào tên lửa. Đây được đánh giá là 1 lỗi rất lớn bởi chỉ cần có khoảng 4% mật độ hydro trong không khí bao quanh tàu là có thể dẫn đến hỏa hoạn. Còn mật độ khí rò rỉ đo được lại cao gấp 3 đến 4 lần mức nguy hiểm nói trên. NASA tạm thời lý giải vấn đề này có thể liên quan đến việc truyền sai câu lệnh từ hệ thống tải đẩy trên giàn phóng, làm tăng áp suất lên mức 60pps thay vì mức an toàn là 20pps. Ở trong lần thử và bị hoãn đầu tiên con số hydro bị rò rỉ là ở dưới mức 4%.
Theo lộ trình đợt phóng thử lần này có tên Artemis I, sẽ thử đưa tên lửa và tàu không người lái lên vũ trụ trước. Đợt tiếp theo, nếu đợt này thành công, sẽ diễn ra vào năm 2024 và khi đó họ sẽ đưa các phi hành gia vào tàu để thử nghiệm. Bước cuối cùng của nhiệm vụ Artemis sẽ là đưa người quay trở lại gần cực Nam của Mặt Trăng.
Tham khảo Space