(Tinmoitruong.vn) - NASA đang lên kế hoạch cho một chuyến thăm dò mặt trăng để tìm và phân tích nước cùng các vật liệu khác mắc kẹt trong lớp đóng băng nằm sâu dưới bề mặt mặt trăng. Dự kiến kế hoạch này sẽ tiến hành trong tháng 11 năm 2017.
Khi hạ cánh trên mặt trăng, xe thám hiểm sẽ có khoảng 2,5 ngày có ánh sáng mặt trời và bắt đầu tìm kiếm hydro, sau đó xe tạm dừng hoạt động trong hai ngày và nằm trong bóng tối. Phần còn lại của nhiệm vụ này sẽ diễn ra trong năm ngày tiếp theo có ánh sáng mặt trời và sẽ bao gồm khoan khoảng 1 mét (3,3 feet) sâu vào lòng đất lấy một mẫu khoáng để phân tích thành phần.
Các mẫu cũng sẽ được đun nóng với hy vọng sản xuất nước ở dạng lỏng. Mục đích cuối cùng là có thể lấy được oxy từ lòng đất của mặt trăng và kết hợp với hydro để tạo ra nước.Một nghiên cứu trước đây trên mặt trăng cho thấy miệng núi lửa chứa khoảng 5 phần trăm nước đóng băng. Tuy nhiên nguồn gốc của lượng nước này vẫn còn là bí ẩn.
Một cách giải thích cho lượng nước đóng băng này là từ sao chổi hoặc các tiểu hành tinh giàu nước đâm vào mặt trăng, cung cấp một lượng nước nằm sâu dưới bề mặt sau đó được đẩy lên trên miệng núi lửa do quá trình phun trào dung nham.
Nhiệm vụ cũng dự kiến sẽ cung cấp một số tư liệu cho những nỗ lực liên tục để tìm kiếm khoáng sản trên mặt trăng.
"Các vùng cực của mặt trăng là rất lạnh. Đây là tiềm năng rất lớn bởi vì nó có khả năng giữ lại một loạt các chất dễ bay hơi trong các khu vực này" chuyên gia về mặt trăng David Paige, trường Đại học California tại Los Angeles cho biết.
Nguồn: tin môi trường
Bề mặt khô hạn của mặt trăng có thể ẩn dấu nước bên dưới
Dự án đang có kế hoạch sử dụng năng lượng mặt trời cho hệ thống điện của xe thăm dò và các thiết bị khoa học. Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời trên những nơi có nước và các chất bay hơi khác chỉ xuất hiện tại một vài thời điểm trong một vài ngày. Chính vì vậy các nhà khoa học cần lên kế hoạch để tận dụng tối đa thời gian có ánh sáng mặt trời.
Khi hạ cánh trên mặt trăng, xe thám hiểm sẽ có khoảng 2,5 ngày có ánh sáng mặt trời và bắt đầu tìm kiếm hydro, sau đó xe tạm dừng hoạt động trong hai ngày và nằm trong bóng tối. Phần còn lại của nhiệm vụ này sẽ diễn ra trong năm ngày tiếp theo có ánh sáng mặt trời và sẽ bao gồm khoan khoảng 1 mét (3,3 feet) sâu vào lòng đất lấy một mẫu khoáng để phân tích thành phần.
Các mẫu cũng sẽ được đun nóng với hy vọng sản xuất nước ở dạng lỏng. Mục đích cuối cùng là có thể lấy được oxy từ lòng đất của mặt trăng và kết hợp với hydro để tạo ra nước.Một nghiên cứu trước đây trên mặt trăng cho thấy miệng núi lửa chứa khoảng 5 phần trăm nước đóng băng. Tuy nhiên nguồn gốc của lượng nước này vẫn còn là bí ẩn.
Một cách giải thích cho lượng nước đóng băng này là từ sao chổi hoặc các tiểu hành tinh giàu nước đâm vào mặt trăng, cung cấp một lượng nước nằm sâu dưới bề mặt sau đó được đẩy lên trên miệng núi lửa do quá trình phun trào dung nham.
Nhiệm vụ cũng dự kiến sẽ cung cấp một số tư liệu cho những nỗ lực liên tục để tìm kiếm khoáng sản trên mặt trăng.
"Các vùng cực của mặt trăng là rất lạnh. Đây là tiềm năng rất lớn bởi vì nó có khả năng giữ lại một loạt các chất dễ bay hơi trong các khu vực này" chuyên gia về mặt trăng David Paige, trường Đại học California tại Los Angeles cho biết.
Nguồn: tin môi trường