NASA phát hiện hệ Mặt Trời mới có các hành tinh cùng cỡ Trái Đất

TDNC
9/2/2011 11:20Phản hồi: 65
NASA phát hiện hệ Mặt Trời mới có các hành tinh cùng cỡ Trái Đất
[​IMG]
Ngôi sao Kepler-11 với 6 hành tinh bay xung quanh

Trong sứ mệnh tìm kiếm các hành tinh giống Trái Đất, kính viễn vọng Kepler đã phát hiện ra 6 hành tinh mới bay vòng quanh một ngôi sao khá giống Mặt Trời tên là Kepler-11. Đây cũng là nhóm hành tinh lớn nhất bay quanh một ngôi sao nằm bên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta mà con người từng phát hiện. Kính viễn vọng Kepler có nhiệm vụ tìm kiếm các hành tinh giống Trái Đất trong một vùng không gian mà nước dạng lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh, gọi là "khu vực sống được".


Ngôi sao Kepler-11 nằm cách chúng ta 2.000 năm ánh sáng và nó chứa một hệ thống các hành tinh chặt chẽ nhất mà con người từng tìm thấy. Cả 6 hành tinh quay xung quanh nó có quỹ đạo ngắn hơn quỹ đạo của sao Kim, và 5 trong số đó có quỹ đạo ngắn hơn của sao Thủy.

Mỗi một phát hiện mới của Kepler đều có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra các sứ mệnh mới tiếp theo sau đó để người ta tiến hành quan sát và nghiên cứu những hành tinh mà Kepler tìm thấy. Cho đến nay thì Kepler đã tìm được tổng cộng 1.235 "ứng cử viên" có tính chất giống như một hành tinh (chúng ta sẽ tạm gọi nó là hành tinh cho gọn). Những "hành tinh" này cần phải được quan sát và theo dõi trước khi được xác nhận rằng chúng đúng là một hành tinh chứ không phải các mảnh vỡ không lồ bay lơ lửng trong không gian. Trong số 1.235 hành tinh đó, có 68 hành tinh có cùng kích thước với Trái Đất, 288 hành tinh lớn hơn Trái Đất rất nhiều, 662 hành tinh to bằng Hải Vương Tinh, 165 hành tinh to bằng sao Mộc và 19 hành tinh khác còn to hơn cả sao Mộc. Trong số 54 hành tinh mới nằm trong khu vực sống được thì có 5 hành tinh to gần bằng Trái Đất, các hành tinh còn lại có kích thước từ gấp đôi Trái Đất cho đến lớn hơn cả sao Mộc.

Bản báo cáo này được thực hiện dựa trên các cuộc quan sát trong khoảng thời gian từ 12/05 đến 17/09/2009, quan sát trên 156.000 ngôi sao trong tầm nhìn của kính Kepler, chiếm một diện tích tương đương 1/400 diện tích bầu trời. Theo nhà nghiên cứu khoa học của NASA, ông William Borucki, tỷ lệ trên cho thấy còn rất nhiều các hành tinh khác cũng đang bay quanh các ngôi sao giống như Mặt Trời trong dải thiên hà của chúng ta. Và trong số 68 hành tinh cùng cỡ Trái Đất, 54 hành tinh nằm trong khu vực sống được kể trên thì một vài hành tinh rất có thể còn có cả mặt trăng chứa nước.


Theo SlashGear
65 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bài viết thú vị quá, em thick tìm hiểu về thiên văn học lắm. Vũ trụ bao la, còn biết bao nhiêu điều chưa khám phá ra được😃
h0tb0y123
TÍCH CỰC
13 năm
vũ trụ là bao la, còn việc khám phá và nghiêm cứu vũ trụ thì cách đây vài ngàn năm đã làm rồi và bây giờ người ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, tương lai cũng thế.......thật quá là lớn lao để nghiên cứu vũ trụ..........bản thân mình cũng thích những thứ về thiên văn học, đặt biệt thích chiêm tinh học, các chòm sao...........................
Cách chúng ta những 2000 năm ánh sáng. Thế mà cũng phát hiện ra. Có lẽ nào cái kính viễn vọng này đã sinh ra cách đây 2000 năm. Trình hiểu biết về thiên văn của em hơi kém mong các cao thủ chỉ giáo ........
không phải kính viễn vọng này sinh ra 2000 năm trước. mà là thứ chúng ta đang thấy của là của cách đây 2000 năm rùi (^_^)!
theo mình nghĩ thì cái hành tinh đó là của 2000 năm trước , mình phải bay đến hành tinh đó thì nó mới chính là hành tinh của bây giờ , tuy là ko có cái nào bay đến đc
-Hệ mặt trời được phát hiện cách Trái Đất khoảng cách 2.000 năm ánh sáng mà 1 năm ánh sáng tương đương gần 10.000 tỷ Km
-Kính viễn vọng Kepler được Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên quỹ đạo năm 2009, nó đã quay quanh Mặt Trời nhằm hỗ trợ các nhà khoa học tìm kiếm các hành tinh như Trái Đất quay quanh quỹ đạo của các ngôi sao trên Dải Ngân hà.
> Thế là bro tự có câu trả lời rồi nhé. Còn về tại sao ở khoảng cách xa thế mà nó phát hiện ra thì...Không thể hiểu nổi nó làm việc theo nguyên tắc nào mà lại pro thế.😃
dongocvu
ĐẠI BÀNG
13 năm
Cách 2000 năm ánh sáng nghĩa là những gì cái kính thu được là hình ảnh những ngôi sao đấy 2000 năm trước bạn àh. Còn nhìn thấy kể cả hành tinh giống trái đất đi nữa mà cách xa như thế thì cũng chỉ để nhìn thôi vì vòng đời con người chỉ khoảng 70 năm mà bay từ trái đất đến đó kể cả với tốc độ ánh sáng thì cũng mất 2000 năm lận. Ngoại trừ khả năng sản xuất được pin mặt trời đông lạnh người sống 2000 năm đến nơi rồi sống lại khai phá hành tinh mới :d
Mình nghĩ vận tốc bao nhiêu cũng được, nhưng để thấy rõ kết quả người ta cần vận tốc lên cao xấp xỉ c hoặc có thể đem so sánh với c đó thôi 😁 nhưng một điều cực kì quan trọng là nó phụ thuộc vào hệ quy chiếu và vật làm mốc



Có thể ta di chuyển với vận tốc c tới hành tinh đó hông cần 2000 năm đâu các bác ạ :D cái "2000 năm ánh sáng" là 1 đại lượng chỉ độ dài tức thời :D thời gian cần để di chuyển còn phụ thuộc vào chuyển động tương đối giữa hành tinh đó và Trái đất chúng ta



:wavespin: Còn việc các bác tranh cãi nhau 2000 năm as là như thế nào, em xin giải thích thử thế này các bác xem có dễ hiểu và hợp lý ko nhé
2000 năm as là 1 đại lượng chỉ độ dài, nó có nghĩa là ánh sáng nếu không có tác động gì của ngoại lực, thì phải mất 2000 năm mới di chuyển hết 1 quãng đường có độ dài là "2000 năm as"
Bạn nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt bạn. Điều tương tự diễn ra với các kính thiên văn.
Những gì tại thời điểm hiện tại mà bạn nhìn thấy được là do ánh sáng được phát ra từ ngôi sao ấy, sau 2000 năm chu du trong vũ trụ bao la, đã đến được mắt bạn. 2000 năm trước nó trông như thế đấy, nhưng hiện tại biết đâu nó đã ngủm củ tỏi rồi. Để biết ở thời điểm này nó có còn tồn tại hay không, bạn phải đợi 2000 năm nữa.



Nhân tiện em có 1 câu đố hết sức thú vị cho các bác: ngta nhìn thấy 1 vật khi có as từ vật đó truyền đến mắt ta, vậy nếu ta di chuyển với vận tốc c thì chúng ta sẽ thấy gì....? :D theo như bình thường, thì khi ta di chuyển cùng vận tốc với 1 vật thì ta sẽ thấy nó đứng yên, vậy khi ta di chuyển với vận tốc c, phải chăng ta thấy as đứng yên, à không phải, ta không thấy gì hết do chẳng có photon nào đến đập vào mắt ta sao :D
E thấy bác này nêu quan điểm rất sát:
1- năm ánh sáng là đơn vị đo độ dài , không liên quan tới thời gian. Cái này giống nhứ dân Anh đo độ dài bằng feet ( độ dài bàn chân), dân ta đo bằng gang tay:spin: Đơn giản và cơ bản nếu có ví dụ sát nhất thui:D

2- một số bác nhầm lẫn về mốc thời gian nhìn thấy con mèo hay hành tinh đó do hiểu nhầm đơn vị đo. Với nguyên tắc nhìn của mắt người giống máy ảnh là hình ảnh nhìn đc là do ánh sáng từ vật hội tụ trên võng mặt. Những j ta nhìn thấy ở hành tinh(hay con mèo) là hình ảnh của quá khứ từ ánh sáng của 2000 năm trước, vd: thấy con mèo đang ngáy lúc 8:00 là hình ảnh của con mèo ngáp cách đây 2000 năm, h nó mà nó sống cũng thành tinh rồi😷

3- Tốc độ nhìn của mắt người là tốc độ cảm thụ ánh sáng của tế bào trên mắt người, để thấy chuyển động liên mạch là 24 hình/s. Đây là tốc độ cơ bản trong điện ảnh để chiếu phim

4- Còn vụ bay đi bay lại thì là bài toán chuyển động ròi, như bác ahura nói là về thuyết tương đối hẹp ròi, thực chất hệ quy chiếu gốc ở đây lấy mốc là ánh sáng(coi như ko chuyển động), bt ta đứng yên ta thấy vật đứng yên tức là cả ta và vật chuyển động với vận tốc c với ánh sánh, còn khi càng tiến tới vận tốc c, ta càng thấy mặt mình trong gương dài ra và khi đjat vận tốc c thì mù vì chả còn tí ánh sáng nào chuyển động để va vào mắt nữa:sleep:
hihi em cảm ơn bác, chỉ là những gì mà ông thầy vật lí đã hết sức khổ sở truyền đạt cho em thôi ạ 😁
em nghĩ là người ta không thể lấy 1 thứ chuyển động với một vận tốc không-phụ-thuộc-hệ-quy-chiếu làm mốc được ạ :D điều đó có nghĩa là dù ta có di chuyển với vận tốc c đi nữa thì ta vẫn thấy ánh sáng di chuyển với vận tốc là c :D
gunners
ĐẠI BÀNG
13 năm

bác k có bị mù đâu, yên tâm đi :D
đâu fai chỉ có ánh sáng nó chạy theo bác đâu mà bác bảo là nó đuổi k kịp
chỉ là bác nhìn về phía sau thì k thấy gì thôi, còn nhìn về phía trc bác vẫn thấy bình thường 🆒
ljonh3art
TÍCH CỰC
13 năm
Cái vụ cách mấy ngàn năm ánh sáng mà thấy được, rồi thời gian, hơi bị rắc rối 😃
Thiên văn học em cũng kém, không hiểu nhiều, nhưng theo em được biết, khi mà chúng ta nhìn thấy được nó, thì chúng ta đang nhìn nó ở 2000 năm trước, còn nó hiện tại đã thay đổi nhiều so với những gì ta nhìn thấy, nói cách khác, nó giờ đây đã thay đổi với thời gian 2000 năm so với những gì chúng ta đang thấy rồi.

---------- Post added at 09:58 PM ---------- Previous post was at 09:56 PM ----------

Nếu những hành tinh đó có sự sống, tạo con tàu vũ trụ, cho vài chục đại diện leo lên đó, ăn uống sinh hoạt sinh con đẻ cái hết trên đó, khi nào đến nơi lăn tăn chạy xuống ở 😁.
msbn
TÍCH CỰC
13 năm
phải là lâu hơn 2000 năm mơi đúng, vì ko thể lấy 2000 năm của ánh sáng để tính thời gian cho ta. còn theo mình nghĩ thì những gì ta nhìn thấy được thì nó tồn tại trong thời gian thực, khoảng cách địa lí là vấn đề mình tính vô để tăng độ chính xác thôi. nói nôm na thế này, các bác nhìn thấy con mèo cách các bác 10 phút đi bộ, lúc đó nếu con mèo nó 1 tuổi thì con mèo bác nhìn thấy nó cũng 1 tuổi thôi, khi bác đi tới vị trí của nó thì con mèo đã tăng lên 1 tuổi 10 phút rồi. mình hiểu thế có thể ko chính xác hoàn toàn, các bác coa chém thì nhẹ tay thôi nhé hehe.
Cho bạn và con mắm của bạn đại diện lên con tàu đó thôi. Nếu bạn là icash đệ nhất, con bạn là icash đệ nhị thì chắc tới đời icash 100 cũng tới đó thôi,kaka
sky.vu
ĐẠI BÀNG
13 năm
Nghe bác nói xong mình cũng chẳng hiểu nổi nữa. Cái này mình hiểu là ánh sáng phải mất tới 2000 năm để đi tới trái đất, như thế là chúng ta đang theo dõi lại những gì của 2000 năm trước thôi. Nó cũng như việc mình ghi hình của bây giờ để sau 2000 năm nữa thì xem vậy:p. Từ trước giờ chúng ta cứ nghĩ ánh sáng đi quá nhanh nên không tưởng tượng ra việc này đấy thôi^^
RedGhostPro
ĐẠI BÀNG
13 năm

Giả sử em đc đi trên con tàu đó cưới vợ rồi......ấy ấy:giggle:.....rồi sinh con trên con tàu, chắc tới khi đứa cháu đời thứ hai mươi mấy của em mới có cơ hội đặt chân xuống vùng đất mới..:giggle::giggle:.:running::running:
Con mắm là con nào? Ăn nói cho cẩn thận nhé, không khéo có ngày cái miệng hại cái thân đấy. Tinh tế dạo này đúng là nhiều thành viên vui thật.
đọc cm xong nhức cái đầu, tóm gọn là khó lý giải dc. =))
ptd1808
ĐẠI BÀNG
13 năm
Down bộ Ancient Aliens 2009 về xem đi các bác, hay cực kì luôn
bài này có ích đó bác...😁
Hix, không biết ipad bên hành tinh đó có đang sốt như bên này không nhỉ!
haha mình thix câu hỏi này =))
chatnever
TÍCH CỰC
13 năm
bên đó người ta dùng iPad làm vợt bóng bàn, iPhone để ném nhau chơi
Hpti
ĐẠI BÀNG
13 năm
từ h đến 2012 thì công nghệ chưa đủ để chúng ta wa đó đâu nhỷ😃
id@wn...
TÍCH CỰC
13 năm
Mình thì nghĩ nó không giống chút nào, vì hệ mặt trời của chúng ta các hành tinh đều quay quanh mặt trời nhưng không phải là hình tròn mà là một hình elip nha nên mới có một năm có 4 mùa đó.
RùaQ
ĐẠI BÀNG
13 năm
Nói về thời gian chi cho rắc rối, nói nôm na nó chỉ tính khoảng cách từ Trái Đất ta tới chỗ đó thui cho đơn giản...

Ta đã biết tốc độ ánh sáng là khoảng 300.000km/s.

1 năm = 365 ngày = 8.760 giờ = 525.600 phút = 31.536.000 giây

==> 1 năm ánh sáng = 31.536.000 * 300.000 = 9.460.800.000.000 km
2000 năm ánh sáng = 18.921.600.000.000.000 km

Tức là để đi đến được hệ Hành tinh ấy ta phải đi quãng đường 18.921.600.000.000.000 km mới tới được....
bakery00
TÍCH CỰC
13 năm
bác tính hồi thì cũng là về 2000 năm mất rùi
leonheart
TÍCH CỰC
13 năm
đồng tình với quang điểm này.... những gì ta đang nhìn thấy đều đang diễn ra cùng lúc với ta... có ai đo được tốc độ nhìn thấy 1 vật của mắt người ko vậy?
RedGhostPro
ĐẠI BÀNG
13 năm
thật hết nói nổi với mấy cha này, chịu suy nghĩ kỹ chút cho con cháu nó nhờ.....
N.E.M
CAO CẤP
13 năm
2000 năm ánh sáng hiểu đơn giản là nếu từ trái đất mà ta đi với tốc độ ánh sáng thì sau 2000 năm ta sẽ tới đc cái chổ đó.
sao thấy mấy bác trên kia cứ hiểu cách 2000 năm ánh sáng thế nào ấy nhỉ ?
1 năm ánh sáng = khoảng 9,461 tỷ km. 2000 năm ánh sáng mà trong bài nói là khoảng cách địa lý chứ ko phải là thời gian các bác àh !
ví dụ như Hà Nội cách TP HCM khoảng 1730 km , còn ở đây là trái đất của chúng ta cách hành tinh đó là ( 2000 x 9,461 tỷ ) km
RedGhostPro
ĐẠI BÀNG
13 năm
Bác này hiểu sai vấn đề rồi, vì giả thiết bác đưa ra là khập khiễng, vận tốc ánh sáng mà bác so với đi bộ,:banghead: bác đứng chỗ này bác có thể thấy con mèo ngay đằng xa vì lúc này khoảng cách ko là bao nhiêu cả nếu tính theo vận tốc ánh sáng( em nghĩ as bay cỡ 0,00000003 giây ), ánh sáng bay vèo cái là tới. còn đằng này theo như topic (cách 2000 năm as cho thể hiện rõ nét) thì bác và con mèo sinh ra cùng lúc, đứng ở 2 nơi khác nhau, 2000 năm sau bác mới thấy nó.....phải mất 2000 năm bác mới thấy đc con mèo....(chắc thành quỷ luôn quá). rồi bác đi lại con mèo (khoảng cách 2000 năm as) thì khi tới nơi con mèo đã được 4000 tuổi rồi bác ợ.....bác cũng vậy, 4000 tuổi luôn...:rolleyes:
--------------
Vấn đề bây giờ là bác nhìn thấy những gì của nó ngay trong lúc này đây thì nó đã có trước đó 2000 năm rồi....bác hiểu ko vậy.?..vì cần bao nhiêu đó năm để ánh sáng có thể phát ra từ Nó đập vào con mắt bác đó bác gì ơi....





P/s: nói vậy mà cũng hok hiểu nữa thì e bó chiếu luôn rồi....
Chúng ta đang thắc mắc làm sao đến được cái hành kia thì trên hành tinh kia có khi cũng có đứa đang nhức đầu không biết trên cái hành tinh chúng ta có cái khỉ gì?
Mà có đến được lúc đó cái hành tinh đó nhiều khi chẳng còn tồn tại.Điều quan tâm bây giờ là Ipad2 có gì đặc biệt,Nokia hợp tác với Microsoft cho ra cái gì đặc sắc đây,...
Trong thiên văn học, mấy cái kính đó nhìn thấy những hành tinh xa tít mù khơi mà nếu tính bằng đơn vị thông thường chúng ta hay dùng như km hay mét thì ...đọc hổng nổi nên mới xài đến đơn vị tính là năm ánh sáng, nhiều bạn nói và tính đúng rồi :
2000 năm * 365 ngày * 24 giờ * 60 phút * 60 giây * 300.000 km/giây = ... km
vấn đề là bay bao lâu để tới đó, và mất bao lâu để hình thành môi trườg mà con người sống dc

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019