Tổ chức nghiên cứu thiên văn tại Nam bán cầu của châu Âu (ESO) năm ngoái từng công bố hành tinh Proxima b khả năng cao sẽ là điểm đến tiếp theo của nhân loại nhằm tìm kiếm một nơi hỗ trợ sự sống. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới của trung tâm vũ trụ Goddard của NASA thì hành tinh này không còn lý tưởng nữa bởi nó đang quay quanh Proxima Centauri - một sao lùn đỏ và thời tiết vũ trụ có thể đã làm thay đổi bầu khí quyển của nó từ nhiều năm trước.
Sao lùn đỏ là những người hàng xóm khá kín tiếng của Trái Đất chúng ta nhưng nó chỉ im lặng trong những khoảng thời gian nhất định trong chu kỳ tồn tại. Chúng hoạt động mạnh khi còn trẻ, thường xuyên giải phóng vật chất nhật hoa và tạo ra những vệt lóa mà chúng ta trên Trái Đất có thể nhận biết được bằng các thiết bị quang học hoặc kính thiên văn vũ trụ. Vladimir Airapetian - nhà khoa học mặt trời tại trung tâm vũ trụ Goddard, tác giả nghiên cứu cho rằng sao mẹ của hành tinh Proxima b cũng không phải là ngoại lệ đối với chu kỳ hoạt động của những ngôi sao trẻ.
Ảnh đồ họa Proxima b và sao lùn đỏ Proxmia Centauri.
Ông nói: "Khi quan sát những ngôi sao lùn trẻ trong thiên hà của chúng ta, chúng tôi thấy rằng những ngôi sao này sáng yếu hơn so với Mặt Trời ngày nay. Theo định nghĩa cơ bản, vùng cư trú (nơi sự sống có thể xuất hiện) xung quanh một sao lùn đỏ phải nằm trong vòng bán kính gần hơn từ 10 đến 20 lần so với cự ly giữa Trái Đất và Mặt Trời. Giờ đây, chúng tôi biết được rằng những ngôi sao lùn đỏ còn trẻ này phát ra rất nhiều tia X và tia siêu cực tím tại vùng cư trú của các ngoại hành tinh thông qua hoạt động của những cơ bão và vệt lóa.
Bức xạ siêu cực tím (gọi tắt là XUV) hay bức xạ cực tím năng lượng cao là một dạng bức xạ điện từ và nó có thể ion hóa các thành phần trong ánh sáng, điển hình như hydrogen và một số nguyên tố nặng hơn, rất quan trọng đối với sự sống như carbon, nitrogen và oxygen. Những sao lùn đỏ phát ra bức xạ siêu cực tím từ những siêu vệt lóa ngay từ rất sớm trong quãng đời của nó và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến bầu khí quyển của mọi ngoại hành tinh nằm trong vùng tác động. Một nguyên tử khi bị bắn phá bởi siêu vệt lóa sẽ bị ion hóa, vỡ ra thành nhiều hạt mang điện và những hạt này bị đẩy vào không gian.
Theo giải thích của NASA: "Trong quá trình ion hóa, bức xạ bắn vào các nguyên tử và lấy đi các electron. Các electron nhẹ hơn nhiều so với các ion vừa hình thành, do đó chúng dễ dàng thoát khỏi lực hấp dẫn và bay vào không gian. Và khi có càng nhiều electrong mang điện tích âm được tạo ra, chúng sẽ hút các icon mang điện tích âm ra khỏi khí quyền theo một quy trình được gọi là giải phóng ion."
Ảnh đồ họa bề mặt Proxima b.
Dạng thời tiết khắc nghiệt này có thể đã ảnh hưởng đến vùng cư trú xung quanh sao lùn đỏ Proxima Centauri, kết quả là hành tinh Proxima b không hội đủ các yếu tố để sự sống phát triển và mất dần khí quyển. Như vậy có thể chắc chắn rằng không có sự sống ngoài Trái Đất trên Proxima b và con người khó có khả năng hiện diện trên hành tinh này.
Mặc dù sự bắn phá của XUV đã khiến cho Proxima b trở thành một hành tinh không thể hỗ trợ sự sống nhưng Airapetian tỏ ra khá lạc quan, ông nói: "Chúng tôi đã có được những kết quả không mấy khả quan về những hành tinh bay quanh sao lùn đỏ trong nghiên cứu này nhưng chúng tôi cũng đã có thể hiểu rõ hơn về những ngôi sao lý tưởng đối với sự sống. Nếu chúng ta muốn tìm một ngoại hành tinh có thể hỗ trợ và duy trì sự sống, chúng ta cần phải tìm hiểu về những ngôi sao mẹ tạo ra những đứa con tốt nhất. Chúng ta đang tiến gần hơn đến sự hiểu biết về loại sao cha mẹ nào mà chúng ta cần."
Sao lùn đỏ là những người hàng xóm khá kín tiếng của Trái Đất chúng ta nhưng nó chỉ im lặng trong những khoảng thời gian nhất định trong chu kỳ tồn tại. Chúng hoạt động mạnh khi còn trẻ, thường xuyên giải phóng vật chất nhật hoa và tạo ra những vệt lóa mà chúng ta trên Trái Đất có thể nhận biết được bằng các thiết bị quang học hoặc kính thiên văn vũ trụ. Vladimir Airapetian - nhà khoa học mặt trời tại trung tâm vũ trụ Goddard, tác giả nghiên cứu cho rằng sao mẹ của hành tinh Proxima b cũng không phải là ngoại lệ đối với chu kỳ hoạt động của những ngôi sao trẻ.

Ảnh đồ họa Proxima b và sao lùn đỏ Proxmia Centauri.
Theo giải thích của NASA: "Trong quá trình ion hóa, bức xạ bắn vào các nguyên tử và lấy đi các electron. Các electron nhẹ hơn nhiều so với các ion vừa hình thành, do đó chúng dễ dàng thoát khỏi lực hấp dẫn và bay vào không gian. Và khi có càng nhiều electrong mang điện tích âm được tạo ra, chúng sẽ hút các icon mang điện tích âm ra khỏi khí quyền theo một quy trình được gọi là giải phóng ion."

Ảnh đồ họa bề mặt Proxima b.
Mặc dù sự bắn phá của XUV đã khiến cho Proxima b trở thành một hành tinh không thể hỗ trợ sự sống nhưng Airapetian tỏ ra khá lạc quan, ông nói: "Chúng tôi đã có được những kết quả không mấy khả quan về những hành tinh bay quanh sao lùn đỏ trong nghiên cứu này nhưng chúng tôi cũng đã có thể hiểu rõ hơn về những ngôi sao lý tưởng đối với sự sống. Nếu chúng ta muốn tìm một ngoại hành tinh có thể hỗ trợ và duy trì sự sống, chúng ta cần phải tìm hiểu về những ngôi sao mẹ tạo ra những đứa con tốt nhất. Chúng ta đang tiến gần hơn đến sự hiểu biết về loại sao cha mẹ nào mà chúng ta cần."
Theo: ExtremeTech