Sứ mệnh đưa mẫu vật từ Sao Hỏa về Trái Đất (MSR) là một chiến dịch tham vọng do NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đề xướng. Sứ mệnh này sẽ gửi những phương tiện cần thiết lên Sao Hỏa để lấy các mẫu vật do xe tự hành Perseverance thu được và đưa chúng về Trái đất.
Những mẫu vật này bao gồm đất đá và trầm tích, đang được chứa trong 30 ống titan nhỏ bằng điếu xì gà. Việc phân tích chúng sẽ hé lộ nhiều điều về lịch sử của sao Hỏa.
Vào tháng 7/2020, tổng chi phí của MSR ước tính khoảng 3 tỷ USD nhưng đã tăng lên tới mức 8-11 tỷ USD sau 3 năm. Nên hồi tháng 4/2024, NASA đã tiến hành sửa đổi lớn cho sứ mệnh MSR bằng cách tìm những ý tưởng mới từ nhiều bên và họ đã chọn được 11 phương án cho sứ mệnh MSR từ các nhóm học thuật và nhiều công ty trong ngành.
Cuối cùng trong cuộc họp báo đầu năm 2025, NASA cho biết đang tập trung vào 2 phương án tiềm năng nhất. Cả hai phương án đều sẽ đưa cùng một tàu đổ bộ có chứa bên trong một tên lửa nhỏ gọi là Mars Ascent Vehicle (MAV) xuống bề mặt sao Hỏa, nhưng chúng sẽ khác nhau về cách thức đặt tàu đổ bộ này lên bề mặt.
Những mẫu vật này bao gồm đất đá và trầm tích, đang được chứa trong 30 ống titan nhỏ bằng điếu xì gà. Việc phân tích chúng sẽ hé lộ nhiều điều về lịch sử của sao Hỏa.
Vào tháng 7/2020, tổng chi phí của MSR ước tính khoảng 3 tỷ USD nhưng đã tăng lên tới mức 8-11 tỷ USD sau 3 năm. Nên hồi tháng 4/2024, NASA đã tiến hành sửa đổi lớn cho sứ mệnh MSR bằng cách tìm những ý tưởng mới từ nhiều bên và họ đã chọn được 11 phương án cho sứ mệnh MSR từ các nhóm học thuật và nhiều công ty trong ngành.
Cuối cùng trong cuộc họp báo đầu năm 2025, NASA cho biết đang tập trung vào 2 phương án tiềm năng nhất. Cả hai phương án đều sẽ đưa cùng một tàu đổ bộ có chứa bên trong một tên lửa nhỏ gọi là Mars Ascent Vehicle (MAV) xuống bề mặt sao Hỏa, nhưng chúng sẽ khác nhau về cách thức đặt tàu đổ bộ này lên bề mặt.
Cách 1 sẽ dùng thêm một phương tiện gọi là 'cần trục trên không' được trang bị động cơ tên lửa, còn cách thứ 2 thì sử dụng hệ thống hạ cánh chuyên biệt do tư nhân chế tạo. NASA cho biết phải tới giữa năm 2026 thì họ mới quyết định coi là chọn cách nào.
Tàu đổ bộ sẽ sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân do Máy phát nhiệt điện đồng vị Phóng xạ (RTG) tạo ra. Khác với pin Mặt trời trong kế hoạch cũ, RTG giúp tàu hoạt động được cả khi có bão bụi, đảm bảo đủ thời gian để chuyển hết 30 ống. Thứ hai là nó giữ ấm được cho các động cơ nhiên liệu rắn của tên lửa MAV.
Các ống chứa mẫu vật được xe tự hành Perseverance thu thập.
Cả hai lựa chọn này đều đơn giản và ít tốn kém hơn kế hoạch trước đây. Việc sử dụng ‘cần trục trên không’ sẽ tốn chi phí từ 6,6-7,7 tỷ USD, còn lựa chọn tư nhân thì ở mức từ 5,8-7,1 tỷ USD. Với bước tiến này thì các mẫu vật có thể về tới Trái đất sớm nhất là năm 2035.
Sứ mệnh MSR sẽ diễn ra theo 4 bước chính. Đầu tiên, tàu đổ bộ được phóng tới Sao Hoả và đáp xuống gần xe Perseverance, rồi nó chờ xe này chạy lại gần. Tiếp đó tàu đổ bộ sẽ dùng cánh tay rô-bốt của mình gắp các ống mẫu vật từ xe tự hành rồi nhét vào thùng chứa của tên lửa MAV đang nằm trong tàu.
Khi xong việc thì MAV sẽ phóng lên quỹ đạo sao Hỏa. Tại đây nó sẽ gặp một tàu quỹ đạo mang tên Earth Return Orbiter (ERO) do ESA sản xuất. ERO sẽ thu lấy thùng chứa mẫu của MAV rồi bay về Trái đất. Một khi về tới quỹ đạo Trái đất, thùng chứa mẫu sẽ tách khỏi ERO và lao qua bầu khí quyển để về mặt đất. Sau đó chúng sẽ được chuyển đến các phòng thí nghiệm trên thế giới.
Quảng cáo
NASA đang nghiên cứu các khía cạnh kỹ thuật của cả 2 phương án. Do hệ thống ‘cần trục trên không’ đã từng hạ cánh thành công hai xe tự hành Curiosity và Perseverance vào các năm 2012 và 2021 nên nó có thể là phương án ưu tiên. Nhưng chi phí cao hơn của nó là một rào cản mà NASA cần thời gian để cân nhắc, vì vậy họ chỉ có thể ra quyết định vào giữa năm 2026.
Theo Space, NASA.