TTBC2024

TTBC2024


NASA tài trợ đến 11,5 triệu đô cho 5 đơn vị để phát triển máy bay thân thiện với môi trường

bk9sw
14/11/2024 7:4Phản hồi: 15
NASA tài trợ đến 11,5 triệu đô cho 5 đơn vị để phát triển máy bay thân thiện với môi trường
Theo chương trình Advanced Aircraft Concepts for Environment Sustainability (AACES) 2050, NASA sẽ tài trợ cho 5 đơn vị với 5 nghiên cứu riêng, tổng giá trị tài trợ lên đến 11,5 triệu đô. AACES là một sáng kiến dài hạn nhằm phát triển các công nghệ và thiết kế máy bay thương mại tiên tiến thân thiện với môi trường, giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính và ô nhiễm tiếng ồn vào năm 2050. Giai đoạn đầu của chương trình AACES sẽ nhằm xác định "các giải pháp mang tính chuyển đổi" từ đó thúc đẩy ngành vận tải hàng không hướng đến bền vững trong tương lai.

Dưới đây là 5 đơn vị được tài trợ, gồm 4 công ty và 1 trường đại học. NASA hy vọng khoản tài trợ sẽ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và các nghiên cứu sẽ hoàn tất vào giữa năm 2026.

Aurora Flight Sciences - một công ty thuộc Boeing, sẽ thực hiện “một cuộc khám phá toàn diện” về các công nghệ và ý tưởng máy bay cho khung thời gian 2050. Nhiệm vụ của Aurora có thể nói là lớn nhất và bao quát nhất từ tìm kiếm các loại nhiên liệu hàng không thay thế, các hệ thống đẩy, công nghệ khí động học và cấu hình máy bay cho đến các lĩnh vực công nghệ khác nổi lên trong quá trình nghiên cứu.


Electra - công ty hàng không không gian có trụ sở tại Manassas, Virginia sẽ nghiên cứu mở rộng giải pháp động cơ chạy điện phân phối lực đẩy độc đáo hiện đang được hãng phát triển dành cho mẫu máy bay hybrid EL9. Đồng thời, Electra cũng sẽ phát triển các giải pháp tích hợp thân và cánh cải tiến. Electra hiện đã có một nguyên mẫu cỡ nhỏ của chiếc EL9 và nguyên mẫu này đã bay thử nghiệm trong hơn 1 năm qua.

JetZero - một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực hàng không có trụ sở tại Long Beach, California sẽ khám phá các công nghệ cho phép sử dụng hydro lỏng làm nhiên liệu cho hàng không thương mại. Các công nghệ này sẽ được đánh giá trên thiết kế thân-cánh rời truyền thống lẫn thiết kế cánh liền thân (BWB) kiểu mới.

Pratt & Whitney - hiện là công ty con của tập đoàn RTX Corp (tiền thân là Raytheon Technologies) sẽ khám phá một loạt các công nghệ động cơ đẩy hàng không thương mại nhằm cải thiện hiệu suất nhiệt và lực đẩy từ đó giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính. Các ý tưởng động cơ thay thế tốt nhất sẽ được chọn cho các nghiên cứu tiếp theo để tích hợp vào các thiết kế khung thân máy bay.

Viện công nghệ Georgia sẽ tiến hành các nghiên cứu toàn diện về công nghệ bền vững bao gồm nhiên liệu thay thế, hệ thống động cơ đẩy và cấu hình máy bay. Nhóm nghiên cứu sau đó sẽ khám phá các ý tưởng máy bay mới kết hợp với các công nghệ đã chọn với xuất phát điểm là ATH2ENA - một thiết kế máy bay chạy bằng nhiên liệu hydro-điện, thiết kế khí động học tiên tiến và chế tạo bằng vật liệu nhẹ.

[​IMG]
Bob Pearce - phó chủ nhiệm Phòng chỉ đạo sứ mạng nghiên cứu hàng không (ARMD) tại NASA cho biết: "Thông qua các sáng kiến như AACES, NASA đặt mục tiêu khai thác nhiều khía cạnh khác nhau để cải thiện hơn nữa hiệu quả của máy bay, giảm tác động môi trường của ngành hàng không và tăng cường khả năng cạnh tranh công nghệ của Hoa Kỳ trong thập niên 2040, 2050 và xa hơn nữa. Là một đơn vị dẫn đầu trong hoạt động nghiên cứu và phát triển hàng không bền vững tại Hoa Kỳ, các khoản tài trợ này là một ví dụ về cách chúng tôi tập hợp các ý tưởng tốt nhất, sáng tạo nhất từ nhóm tư nhân, học viện, cơ quan nghiên cứu và các bên liên quan khác để tiên phong trong tương lai của ngành hàng không."

NASA
15 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Muổi đốt inox làm xe điện cũng chục tỷ usd. Máy bay điện ko rẻ hơn
@locgame Nó rót vốn theo từng giai đoạn, cái nào khả thì hơn thì lại rót tiếp, cái náo không khả thi thì loại, đến cuối còn 2 thằng cạnh tranh với nhau mới ra mẫu thử nghiệm, có phải mấy đồng đó là ra sản phẩm được đâu
Mỹ bỏ tiền nghiên cứu, phát triển còn khựa rình rập ăn trộm, copy. Chán !
@không_bị_sốt dcm nó copy nó tạo ra sản phẩm nó bán cho dân nó xài với giá rẻ hơn nhiều mà chất lượng 1 8 1 10 thì miễn sao tốt cho dân của nó và đất nước phát triển là dc.
còn hơn là ko nghiên cứu ko làm cm gì hết chỉ bik đút tiền vào túi riêng như VN . cl què gì cũng đôn giá lên mấy chục nghìn tỷ mà làm thì 10 20 năm ko xong. mày thấy chán ko ?
@Trần Độ Tài haha copy mà 8:10 hàng Hu quây bán qua Vn cũng mắc như cho'. Hàng Xạo mì cùi bắp rẻ hơn thì xài là biết chất lượng, bản thân Xạo mì còn phân ra 2-3 brand tùy chất lượng và giá cả. Rẻ mà đòi chất chỉ có cái bòi.

Dm điệp viên Hanno bữa nay còn bày trò chửi chính quyền, nhà nghỉ Vn nữa nè. Pò đâu vào húc Hanno này coi.
@không_bị_sốt Buồn là Việt Nam còn ko đủ khả năng ăn cắp, mà có ăn cắp được thông tin cũng không có khả năng sao chép làm ra sp. Mình nghĩ là nước nào cũng sẽ ăn cắp theo nhiều cách (nếu có cơ hội), nhìn vào cái vụ mà Mỹ nghe lén tất cả các nước đồng minh và cả thế giới là hiểu.
@TUẤN.N.Đ Phàm là cái gì Mẽo ăn cắp thì các con nhang nó giấu mẹ nó đi, còn Tàu khựa ăn cắp thì nó lu loa vống lên mây xanh rằng này rằng nọ. Đm, nước éo nào chả có tình báo kinh tế, tình báo khoa học kĩ thuật cơ chứ? Vấn đề thằng nào bị đấu tố nhiều hay ít thôi.
Nhòm lại cái xứ quần què-"vàng nằm im trong dân là vàng chết...." chán đéo muốn nói nữa.
@ptp49 thế câu đó sai à? Tài sản nằm im 1 chỗ như kho báu chôn dưới đất, nó không luân chuyển trong dòng chảy kinh tế, cũng không tạo thêm được bất cứ giá trị lợi nhuận nào. Thế chả nghĩa là chết. Học thêm về kinh tế đi ku
Tranh thủ cho tiền bọn môi trường đi.
Trump lên là không có 1 xu đâu 🤣
Thiết kế máy bay h là tối ưu nhất r. Để xem xem
Dùng mathane lỏng hay hydro hoặc xăng sinh học từ cây gai thay cho dầu máy bay thông thường được không nhỉ.
@namnguyen1011 Được nhưng đắt bro ơi. Người ta đang nghiên cứu cải tiến từng chút một để giảm chi phí cho mỗi chuyến bay. Nhiên liệu là 1 trong những thành phần quan trọng nhất, tốn kém nhất và là mục đầu tiên để PR khi ra mắt máy bay mới. Mọi cải tiến về khí động học, hiệu suất,...bla..bla đều hướng tới giảm nhiên liệu tiêu thụ ---> tiết kiệm chi phí.
Methane, Hydro lợi ích chả biết đến đâu nhưng so giá tiền trên 1 lít với xăng jet-A1 là đã đắt hơn 1 mớ rồi. Chưa kể các sân bay quốc tế kiểu như Kabul, Phnompenh,...thì lấy đâu ra nữa. Bay đến được mà không bay về được có mà chết.
@Thịt Lợn Muối E nghĩ phần lớn đến từ cấu tạo động cơ vốn tương thích với dầu giờ chuyển dịch qua 1 loại nhiên liệu khác thì phải làm lại từ đầu quá tốn kém thôi, mới google xong methane 900$/ tấn với dầu 814$ chênh lệch không đáng kể nhưng methan mật độ năng lượng cao hơn rất nhiều nên máy bay sẽ cần mang theo ít nhiên liệu hơn nên sẽ nhẹ hơn, SpaceX với trung quốc họ cũng không dùng dầu hỏa và hydro mà cũng dùng methan cho động cơ đẩy tên lửa mới rồi. Đúng là như bác nói muốn chuyển đổi cũng quá khó vì ngành này quá lớn khó mà từ bỏ phụ thuộc dầu mỏ được.
Trump lên cái dẹp hết....

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019