TTBC2024

TTBC2024


NASA thêm công cụ theo dõi tàu Voyager-1 để biết khi nào nó ra khỏi hệ Mặt trời

levuongthinh
25/4/2013 2:4Phản hồi: 49
NASA thêm công cụ theo dõi tàu Voyager-1 để biết khi nào nó ra khỏi hệ Mặt trời
Voyager-1.jpg

Các nhà khoa học của NASA và những người yêu thích nghiên cứu không gian đang rất háo hức chờ đợi khoảnh khắc khi tàu vũ trụ không người lái Voyager-1 trở thành con tàu không gian đầu tiên trong lịch sử loài người ra khỏi hệ Mặt trời, vốn được dự kiến sẽ xảy ra trong một vài năm tới. Tuy nhiên với những phỏng đoán sai về mốc thời gian trong vài tháng gần đây, NASA đã quyết định có phương pháp mới để đảm bảo chắc chắn là liệu tàu Voyager có vượt qua biên giới của hệ Mặt trời hay chưa.

Cơ quan này đã thêm một công cụ theo dõi mới trên trang chủ của Voyager, thể hiện mức độ của các tia vũ trụtàu Voyager-1 cùng người em đang bay phía sau là Voyager-2, dò được ở trong và ngoài nhật quyển (heliosphere), một bong bóng khổng lồ do từ trường Mặt trời hình thành từ các hạt mang điện trong không gian. Khi số tia vũ trụ đến từ bên ngoài tăng và từ bên trong giảm xuống rồi đạt mức cân bằng, điều đó có nghĩa Voyager-1 đã đến điểm bắt đầu của không gian liên sao.

Cho đến nay, công cụ theo dõi tàu Voyager-1 cho thấy lượng tia vũ trụ đến từ bên ngoài nhật quyển đã cao hơn số đến từ bên trong, nhưng nó chưa đạt được mức cân bằng. Thậm chí trong trường hợp đó, các nhà khoa học còn cần một thông số khác – đó là sự thay đổi rõ ràng về từ trường của khu vực không gian nơi tàu Voyager-1 đang bay qua – để chắc chắn về vị trí của nó. Hiện tại thì công cụ theo dõi sẽ giúp những ai quan tâm có thể theo sát chuyến hành trình của Voyager-1 đến một nơi mà con người chưa từng biết.

Hy vọng là Voyager-1 sẽ sớm ra khỏi hệ Mặt trời để đạt một mốc mới trong lịch sử nghiên cứu vũ trụ của loài người và giúp chúng ta hiểu biết thêm về những vùng không gian xa xôi bên trong vũ trụ rộng lớn. Nếu Voyager-1 đến được không gian liên sao thì nó sẽ đạt được ngưỡng kỷ lục về khoảng cách xa Trái đất với hơn 18 tỷ km. Khi Voyager-1 thực sự thoát ra khỏi nhật quyển các nhà khoa học hy vọng sẽ được chứng kiến những thay đổi mà trước đây chỉ tồn tại trong suy nghĩ. Ví dụ như, các hạt năng lượng từ Mặt trời sẽ trở nên hiếm hoi hơn, hay từ trường bao quanh Voyager-1 sẽ thay đổi hướng từ hướng từ trường của Mặt trời sáng hướng từ tính mới, chưa từng được khám phá trong môi trường không gian liên sao.

49 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

E là ng mờ màn àk ?
@Tây Môn Hải Chắc vậy
@Tây Môn Hải Chuẩn. Bạn là ng mở màn và cũg là ng làm loãng các cmt khi nói câu chả có ý nghĩa gì. Mở màn cái cmt có ỹ nghĩa gì. Mìh từg cmt 1st rất nhiều lần nhưg cũg chỉ là bài cmt có gì mà phải khoe
Vậy là chúng ta sẽ biết được những gì xảy ra ngoài hệ mặt trời à???
losbancos
TÍCH CỰC
12 năm
hi vọng con người sẽ tiến thêm 1 bước quan trong khi nghiên cứu sự hình thành vũ trụ
quang9326
TÍCH CỰC
12 năm
Nasa dữ thiệt. Ra tới rìa hệ mặt trời roài. K khéo gặp UFO ngoài đó cũng nên 😁
ngoanrazo
TÍCH CỰC
12 năm
Người Mỹ giỏi ghê, hy vọng nó ko va chạm thiên thạch nào
@ngoanrazo Khen nó có mà khen cả ngày hahaha
ra khỏi hệ mặt trời thì em nó sẽ đi về đâu
@nhunguyenthanh91 Thiên ngoại hữu thiên. Ngoài trời này có trời khác.

Mình chia sẻ một hiện tượng rất thú vị:
Có ai ngắm sao mà nhận ra nó chuyển động vô định không? Y như một con diều vậy.

Có lẽ ít người tin, mình sẽ nêu cụ thể cách quan sát : nằm ngoài trời (nóc tầng thượng hay trên bãi cỏ ok) và ngắm sao, hãy ngắm một ngôi sao nào to và sáng trắng.
Hãy chọn một vị trí làm mốc, ví dụ đỉnh nóc nhà , ngọn anten, cột thu sét. ..v.v thì chỉ cần chưa tới 5 phút để được chiêm ngưỡng ngôi sao đó "lượn"nhanh ra khỏi vị trí của nó theo hướng bất kì, xao động vài lần sau đó một lát lại quay về vị trí cũ tựa như con diều chao trong gió.

Hiện tượng này rất rõ ràng để quan sát bằng mắt thường mà không cần kính nào. Những ngôi sao màu sáng xanh và to thì hay xao động lắm. Mỗi lần thì khoảng xê dịch của nó gấp vài chục lần kích thước của nó (khi nhìn bằng mắt. Một cách hình dung là giơ một gang tay thẳng ra trước mặt thì ngôi sao có phạm vi xao động cũng chừng đó).
Ngôi sao màu đỏ thì đợi nửa giờ cũng không thấy nó xê dịch.

Đây là điều tự mình quan sát thấy, không đọc bất kì tài liệu thiên văn nào. Mình tự thắc mắc có thể là ánh sáng đã bị khúc xạ khi qua các môi trường điện từ khác nhau trước khi tới mắt người => tạo cảm giác dao động (như mặt đường ngày nắng nóng. ..). Nhưng nếu vậy tại sao các ông sao màu đỏ lại không hề trông thấy điều tương tự?

Mọi người thử quan sát xem rất thú vị.
Các bạn không nhầm với sự di chuyển vị trí ngôi sao do trái đất quay tròn nhé (chuyển động này thì không quan sát được vì nó rất chậm và có hướng nhất định)
Nói phét thì mình làm con bò, lợn.



Note2 + Stweak + NeutronMp + iBasso Dzer0 + SE535/AH D2000 = BIG audio upgrade!
@YPMVSTAFF Sáng trắng khúc xạ nhiều hơn sáng đỏ.có thế do khúc xạ giữa 2 môi trường thật(hoặc bóng thám không.hjhj)
@hoangduchoai Chắc chắn là ngôi sao nhé. Bóng thám không thì dễ phân biệt vì nó không thể lấp lánh.

Một ngôi sao bản chất là một khối khí khổng lồ nhẹ và ở trạng thái plasma. Có thể nó bị mất cân bằng do chính phản ứng cháy trên bề mặt nên dao động mạnh và bất định quanh một phạm vi (như con diều).

Cứ quan sát xem, thú vị lắm.

P.S : hồi bé mình ngắm sao và nghĩ là nó ở trên trời. Hoá ra trong phạm vi bầu trời có vài ông (hình như là sao hôm), còn lại thì thuộc về Ngoại thiên

Note2 + Stweak + NeutronMp + iBasso Dzer0 + SE535/AH D2000 = BIG audio upgrade!
bboyleeu
TÍCH CỰC
12 năm
không biết ra khỏi đấy xong được bao lâu thì mất điều khiển 😁
vớ vẩn còn bị người ngoài hành tinh bắn phá thì nguy :D
bao h mới ra ngoài ngân hà micky way nhỉ 😁 , chắc đến đời chít của mình vẫn chưa xong😃​
@phamvanthang.51094 Milky way chứ không phải Micky bạn à. Không biết là bạn đang đùa hay thật ^^
Vậy ra ngoài hệ mặt trời thì nó lấy đâu ra năng lượng để chạy nhỉ???
@duytien.c75m3 Trôidạt.com 😁. Chiếc tàu nhỏ thế mà đi xa thế thì k nên dùng năng lượng bên trong để di chuyển mà chủ yếu trôi và nhờ vào lực hấp dẫn của các hành tinh là chủ yếu. Năng lượng bên tr dùng để truyền tin là chủ yếu.
@baotuan Năng lượng của nó còn dùng để chuyển hướng nữa
@thai_namson Quá khó bác ợ. Để chuyêển hướng tr không gian gần như chân không, cần phun ra 1 lượng khí làm bàn đạp, sau đó phun 1 dòng khí nóng khác để phản lực lại mới chuyển hướng dc. Nếu dự án bay gần thì chuyện này là bình thường. Nhưng duự án này bay quá xa, cần phải bảo tồn năng lượng cho 1 chuyến bay quá dài, và cũng k cần thiết phải chuyển hướng đi đâu cả. Nó cứ bay mãi khi nào va thì thôi. Dự án đầu tiên nó thế, cái tiếp theo đôi khi dc trang bị nhiều hơn
@baotuan Đây không phải đổi hướng chủ động hoàn toàn do vệ tinh mà chỉ là tự tạo ra một lực đấy nhỏ để chuyển từ vùng chịu lực hẫp dẫn của hành tinh này sang vùng lực hẫp dẫn của hành tinh khác theo đúng lịch trình dự kiến mà thôi. Còn chủ yếu vệ tinh di chuyển chính bằng lực hẫp dẫn của các hành tinh.
Một bước tiến mới của nhân loại. Mới ra khỏi hệ mặt trời thôi đó. Còn dải ngân hà rồi tới các thiên hà xa xôi khác nữa.

Mà trên con 1 và 2 đều có cái đĩa làm bằng vàng để lỡ có người ngoài hành tinh thấy được thì biết sơ qua về sự sống và con người trên trái đất với lời chào thiện chí đấy
https://vi.wikipedia.org/wiki/Đĩa_ghi_vàng_Voyager
Đi xa vậy làm sao mà điều khiển nhỉ
khoa186
ĐẠI BÀNG
12 năm
Albert Einstein ổng mà sống thời này thì sẽ có điều kiện tìm ra nhiều cái khủng hơn nữa .
Vũ trụ thật bao la,con người thật nhỏ bé...
Giờ Tiếng Vọng 1 đã cách Trái Đất 18 tỷ dặm rồi. Khám phá ra 1 hành tinh có thể đảm bảo sự sống như Trái Đất thì cử người lên, đời kỵ xuất phát thì đời chắt mới đến nơi 😁
NASA giỏi thật, đáng hâm mộ.
Con người thật bé nhỏ trước vũ trụ !
mấy ông ấy dự đoán thôi chứ có nhận đc tín hiệu nào đâu! có thể va với thiên thạnh rồi!
Chả lẽ loài người chúng ta, trái đất của chúng ta Forever Alone trong vũ trụ. Có lẽ là ko 😁
Đơn giản là con tàu này hoạt động bằng năng lượng hạt nhân mà!

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019