Mì tôm là thực phẩm tiện lợi, được nhiều người yêu thích. Gia đình nào cũng tích trữ vài gói mì trong nhà để có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Nhiều người cho rằng nấu mì đơn giản, chỉ cần cho vắt mì vào tô, thêm gia vị và bỏ nước sôi vào úp trong 3 phút là được. Tuy nhiên, quy trình nấu có thể ảnh hưởng đến hương vị của mì.
Nếu cho gói gia vị vào trước, nước đang sôi sẽ bị hạ nhiệt độ nhanh. Nếu cho mì vào lúc này, mì sẽ mất nhiều thời gian chín hơn nên dễ bị bở.
Theo các chuyên gia, bạn không nên làm vậy. Để có bát mì ngon, hãy làm theo cách dưới đây.
Đầu tiên, hãy đun sôi một nồi nước. Thả mì vào chần. Việc chần qua sẽ giúp loại bỏ chất béo dư thừa cũng như các chất phụ gia trong mì. Bước này không chỉ giúp mì không bị ngán mà còn tốt cho sức khỏe.
Đặt một nồi nước khác lên bếp, cho gói rau thơm và gia vị vào nồi. Lượng gia vị tùy sở thích, tuy nhiên bạn không cần phải sử dụng hết gói gia vị vì như vậy có thể quá nhiều muối so với nhu cầu của cơ thể. Việc nấu gia vị riêng như vậy sẽ giúp dầu trong mì và tinh bột của mì không bị kết tủa, giúp nước mì trong, thanh và không bị đặc.
Cuối cùng, khi nước đã sôi thì bạn cho mì đã chần vào đảo đều và vớt ra bát. Nếu ăn thêm thịt, rau thì có thể chần chín trước rồi mới cho vào cùng với mì.
Một số lưu ý khi ăn mì tôm
Một gói mì tôm có thể cung cấp khoảng 400 kcal, tức là khoảng 1/6 nhu cầu năng lượng hàng ngày của một người trưởng thành. Tuy nhiên, ăn mì tôm sẽ khiến hệ tiêu hóa mất nhiều thời gian hơn để làm việc. Nếu chỉ ăn mì không thì rất dễ bị thiếu chất xơ, gây ra táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Để đảm bảo sức khỏe, bạn chỉ nên sử dụng mì tôm 1-2 lần/tuần.
Vì mì tôm là một món "nghèo" dinh dưỡng nên bạn cần phải áp dụng quy tắc sau khi sử dụng:
- Thêm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau muống, cà rốt, cà chua... để bổ sung dinh dưỡng. Rau củ không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn chứa chất xơ có lợi cho tiêu hóa, không gây nóng trong người.
- Thêm các thực phẩm giàu đạm: Nên bổ sung thịt, trứng hoặc tôm vào bát mì để cung cấp thêm lượng đạm mà cơ thể cần.
Nhiều người cho rằng nấu mì đơn giản, chỉ cần cho vắt mì vào tô, thêm gia vị và bỏ nước sôi vào úp trong 3 phút là được. Tuy nhiên, quy trình nấu có thể ảnh hưởng đến hương vị của mì.
Nếu cho gói gia vị vào trước, nước đang sôi sẽ bị hạ nhiệt độ nhanh. Nếu cho mì vào lúc này, mì sẽ mất nhiều thời gian chín hơn nên dễ bị bở.
Theo các chuyên gia, bạn không nên làm vậy. Để có bát mì ngon, hãy làm theo cách dưới đây.
Đầu tiên, hãy đun sôi một nồi nước. Thả mì vào chần. Việc chần qua sẽ giúp loại bỏ chất béo dư thừa cũng như các chất phụ gia trong mì. Bước này không chỉ giúp mì không bị ngán mà còn tốt cho sức khỏe.
Đặt một nồi nước khác lên bếp, cho gói rau thơm và gia vị vào nồi. Lượng gia vị tùy sở thích, tuy nhiên bạn không cần phải sử dụng hết gói gia vị vì như vậy có thể quá nhiều muối so với nhu cầu của cơ thể. Việc nấu gia vị riêng như vậy sẽ giúp dầu trong mì và tinh bột của mì không bị kết tủa, giúp nước mì trong, thanh và không bị đặc.
Cuối cùng, khi nước đã sôi thì bạn cho mì đã chần vào đảo đều và vớt ra bát. Nếu ăn thêm thịt, rau thì có thể chần chín trước rồi mới cho vào cùng với mì.
Một số lưu ý khi ăn mì tôm
Một gói mì tôm có thể cung cấp khoảng 400 kcal, tức là khoảng 1/6 nhu cầu năng lượng hàng ngày của một người trưởng thành. Tuy nhiên, ăn mì tôm sẽ khiến hệ tiêu hóa mất nhiều thời gian hơn để làm việc. Nếu chỉ ăn mì không thì rất dễ bị thiếu chất xơ, gây ra táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Để đảm bảo sức khỏe, bạn chỉ nên sử dụng mì tôm 1-2 lần/tuần.
Vì mì tôm là một món "nghèo" dinh dưỡng nên bạn cần phải áp dụng quy tắc sau khi sử dụng:
- Thêm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau muống, cà rốt, cà chua... để bổ sung dinh dưỡng. Rau củ không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn chứa chất xơ có lợi cho tiêu hóa, không gây nóng trong người.
- Thêm các thực phẩm giàu đạm: Nên bổ sung thịt, trứng hoặc tôm vào bát mì để cung cấp thêm lượng đạm mà cơ thể cần.