So với Lumia 920, bản 820 có một số điểm thiết kế khác biệt như sau: Không có thiết kế nguyên khối, lớp vỏ nhựa có thể tháo rời cho phép người dùng thay SIM, thẻ nhớ hoặc thay pin dễ dàng. Máy không có tính năng Pureview giúp chụp ảnh đẹp trong điều kiện thiếu sáng và màn hình nhỏ hơn, độ phân giải thấp hơn.
Lumia 820 có lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa với 2 loại: loại thường và loại hỗ trợ sạc không dây Qi. Lớp vỏ này sáng bóng, khá trơn trợt nếu cầm trên tay nhưng nhờ trọng lượng máy nặng (160 gram) nên so với những smartphone cao cấp khác, người dùng cũng khó lòng để tuột khỏi lòng bàn tay.
Phần thiết kế của Nokia hơi khác biệt so với smartphone Android khi đem toàn bộ phím bấm tập trung qua cạnh bên phải gồm: điều chỉnh âm lượng, nút nguồn ở giữa và phím chụp ảnh. Trên đỉnh chỉ có ngõ cắm tai nghe, còn loa ngoài và ngõ cắm sạc đặt ở phần đuôi máy.
Nếu tháo lớp vỏ bên ngoài máy ra sẽ để lộ khá nhiều chi tiết bên trong, đặc biệt là toàn bộ các nút bấm ở cạnh bên phải như điều chỉnh âm lượng, nguồn và chụp ảnh. Những mạch phím cứng bị phơi bày sẽ rất dễ bị hư hỏng nếu có thêm sự tác động vào hoặc dùng lâu dài bụi bẩn hoặc hơi nước có thể bám vào tạo nên hiện tượng oxy hóa ăn mòn dần dần mạch phím cứng này. Do vậy người dùng nếu lựa chọn sản phẩm cần vệ sinh điện thoại định kỳ để tránh hiện tượng trên.
Ở mặt sau máy, phần camera và hai đèn LED flash được Nokia thiết kế khép kín với một lớp bảo vệ kim loại và kính chống trầy xướt, hạn chế bụi bẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh chụp.
Màn hình
Tuy màn hình độ phân giải thấp nhưng vẫn hiển thị chi tiết hình ảnh rõ ràng, đặc biệt là khi nhìn nghiêng màu sắc không thay đổi nhiều do độ sáng của máy quá cao. Nếu dùng ngoài trời, màn hình vẫn phản xạ tốt, chống chói hiệu quả. Máy có cảm biến ánh sáng tự động giúp tiết kiệm pin, nhưng nếu bỏ tùy chọn này, điều chỉnh độ sáng mức tối đa và dùng trong nhà thì màu sắc màn hình trở nên “rực rỡ”, gây khó chịu nếu người dùng nhìn thường xuyên.
Lớp kính chống trầy xướt bao phủ toàn bộ màn hình khá chắc chắn và chịu va đập tốt. Thử nghiệm dùng các đầu nhọn kim loại gõ liên tục vào màn hình nhưng vẫn không để lại vết trầy xướt.
Màn hình luôn để ở chế độ khóa tự động nhưng nếu muốn chụp ảnh nhanh thì chỉ cần nhấn giữ phím chụp ảnh từ một tới 2 giây thì lập tức máy sẽ khởi động phần chụp ảnh camera ngay. Do vậy, cần lưu ý nếu để chạm phím hoặc đè nhầm phím chụp ảnh thì máy cũng “tự động” chạy mà không thông báo.
Chụp ảnh
Với chụp ảnh, camera của máy không có tính năng Pureview như Lumia 920 nhưng nhờ và các ứng dụng từ Nokia như Panorama (chụp ảnh toàn cảnh), Cinemagraph (sáng tạo ra những bức ảnh động được chụp từ ảnh tĩnh), Creative Studio (tạo hiệu ứng vui nhộn cho hình ảnh), Lomogram (chỉnh sửa hiệu ứng ảnh giống Instagram, PhotoBeamer (xem hình ảnh không cần kết nối), Smart Shoot (chụp ảnh loại bỏ đối tượng ở phần nền)… giúp cho người dùng thoải mái sáng tạo với các hình ảnh chụp từ điện thoại.
Hiệu năng
Lumia 820 có cấu hình tương tự Lumia 920, như bộ xử lý hai nhân Qualcomm S4, tốc độ 1,5 GHz, RAM 1GB, GPU Adreno 225, bộ nhớ trong 8 GB, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ, màn hình Amoled kích thước 4,3 inch, độ phân giải 800 x 480 pixel, camera 8 megapixel, dual LED flash, pin 1.650 mAh… nên đa số ứng dụng đều chạy mượt mà, xem phim trên Youtube hoặc giải trí 3D cao cấp đều không gặp trở ngại nào.
Khi thử nghiệm với trò chơi đua xe cao cấp Need For Speed: Hot Pursuit trong thời gian liên tục vài giờ, nhiệt lượng tỏa ra nhiều, phần màn hình nóng lên gây khó chịu khi cầm trên tay. Một điểm khá bật tiện ở phần mềm của Lumia 820 là khi người dùng đặt chế độ tiết kiệm pin tự động, tắt màn hình trong một phút, và khi chơi game như đua xe với thao tác lắc máy qua lại, không chạm trực tiếp vào màn hình thì sau khi hết thời gian một phút màn hình tự động tắt ngang mặc dù trò chơi vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ được khắc phục trong bản cập nhật phần mềm mới từ Nokia.
Thử nghiệm bằng ứng dụng đo hiệu năng trên Windows Phone 8, Lumia 820 cho điểm số vượt trội hơn HTC 8X. Việc sở hữu màn hình độ phân giải thấp hơn giúp các xử lý tính toán và đồ họa trên model của Nokia có thời gian xử lý nhanh hơn. Với AnTuTu Benchmark, Lumia 820 đạt 12.498 điểm, vượt HTC 8X (11.475 điểm). Trong khi dùng 2 ứng dụng khác, Windows Phone Bench và MultiBench 2 với màn so sánh 3 phần xử lý của CPU, Data, Windows Phone 8 của Nokia và HTC lần lượt có thời gian đáp ứng là 3.906 ms và 5.703 ms. Phần test đồ họa GPU của 820 đạt từ 40 đến 50 khung hình/giây cao và hơn HTC 8X chỉ đạt từ 33 đến 37 khung hình/giây.
.....baj danh gia tam thoi cua 820...
Cấu hình cơ bản Lumia 720:
•HĐH: WP8
•CPU: Snapdragon S4 hai nhân 1GHz
•Màn hình: IPS LCD 4.3", 480x800 (217 ppi), Gorilla Glass 2
•RAM: 512 MB
•Camera: 6.7 MP, LED Flash, quay phim HD 720p/30fps
•Camera trước: 1.3 MP, quay phim HD 720p/30fps
•Bộ nhớ trong: 8GB
•Thẻ nhớ: microSD
•Wi-Fi n, BT 3.0, micro USB, 3.5mm, NFC, A-GPS, GLONASS
•Kích thước: 127,9 x 67,5 x 9 mm
•Nặng: 128 gr
•Pin: 2.000 mAh
Đặc biệt, Lumia 720 là smartphone sở hữu camera mặt sau có độ nhạy sáng tốt, cho ra những tấm ảnh lung linh ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Máy ảnh mặt trước với thấu kính góc rộng, kết hợp với các phần mềm độc quyền chỉ có trong thế hệ máy Nokia Lumia: Cinemagraph giúp chụp ảnh động, smartshoot chụp ảnh nhóm mà không sợ nhắm mắt, Glam Me chỉnh ảnh chân dung mà không cần photoshop. Ngoài ra, trên sản phẩm này, người dùng còn được trải nghiệm phần mềm định vị và tra cứu địa điểm City Lens theo một cách mới
nếu bác thích máy đẹp thì chọn 720 . còn thích máy cấu hình cao thì 820 mặc dù 820 cao hơn cái ram thôi thì phải 😁 . mỗi máy có điểm mạnh riêng. cho nên tùy vào nhu cầu của bác mà chọn thôi. nếu có đk thì múc luôn 920 hay chờ tí nữa đợi có lumia vỏ nhôm thì quất =))
Có đủ đk thì nên mua 820. Về cấu hình thì hơn ram, chip, một số games 720 chỉ ngồi khóc, khả năng được nâng cấp của 820 là cao hơn. Về thiết kế thì trông vẫn như nguyên khối mà thay đổi vỏ với pin được nếu cần. Trông 2 em này na ná như nhau. Bạn chú trọng vào pin mà những thứ trên không quan trọng thì hãy chọn 720.