"Net-zero emissions" là gì? Tại sao Apple hay Facebook lại muốn đạt được tiêu chí này?

Enzo Le
29/10/2020 13:27Phản hồi: 39
"Net-zero emissions" là gì? Tại sao Apple hay Facebook lại muốn đạt được tiêu chí này?
Apple_commits-100-percent-carbon-neutrality-for-supply-chain-and-products-by-2030.jpg

"Net-zero emissions" có lẽ là một thuật ngữ mà anh em rất thường được nghe thấy trong những năm gần đây, trên rất nhiều kênh truyền thông cũng như báo chí. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của nó là gì, và tại sao rất nhiều quốc gia cũng như các công ty hàng đầu thế giới (VD như Apple, Facebook, Nestle, IKEA…) lại theo đuổi tiêu chí này. Mời anh em cùng tham khảo và thảo luận về chủ đề nay tại đây nhé! 😃

Định nghĩa Net-zero emissions


Chuyện là vào năm 2018, IPCC (một tổ chức liên minh các chính phủ của Liên hiệp quốc nhằm đối phó với biến đổi khí hậu) đã công bố một báo cáo (dựa trên kết quả nghiên cứu và bằng chứng khoa học hẳn hoi), nói về những chủ đề mang tính toàn cầu như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và hiện tượng biến đổi nhiệt độ toàn cầu đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.

climate-change.jpg

Báo cáo này đại ý cho biết rằng: để ổn định lại nhiệt độ trên toàn cầu và không làm cho trái đất nóng lên hơn nữa, tiêu chí đầu tiên là loài người cần phải đạt được sự cân bằng giữa lượng khí nhà kính phát sinh ra và lượng khí đào thải được ra khỏi khí quyển, bằng phương pháp nhân tạo hoặc phương pháp tự nhiên. Đó chính là ý nghĩa cơ bản của thuật ngữ “Net-zero emissions”!



Nói một cách nôm na dễ hiểu hơn, chúng ta (con người) thải ra một lượng bao nhiêu khí độc/khí nhà kính, v.v… thì PHẢI tìm cách giải quyết bằng hết chúng nó, bằng cách này hoặc cách khác, để chúng không đi vào bầu khí quyển và làm biến đổi khí hậu nữa. Điều này cũng tương tự như việc chúng ta xả ra bao nhiêu rác thải thì phải tìm cách xử lý hoặc tái chế chúng, để không làm ảnh hưởng đến môi trường nữa! Đây đơn giản là một cách suy nghĩ văn minh, tiến bộ của loài người nhằm bảo vệ & duy trì sự sống trên hành tinh xanh của mình.

Tại sao Apple và các công ty hàng đầu thế giới lại theo đuổi tiêu chí này?


“Net-zero emissions” có ý nghĩa to lớn đối với loài người là vì trái đất của chúng ta đang bị nóng lên rất nhanh và nó hiện đang rất “nhạy cảm” với lượng khí thải (CO2, metan, khí nhà kính…) được con người tạo ra mỗi ngày. Nếu con người không giải quyết đống khí thải này mà cứ xả thoải mái như hiện nay thì ngày diệt vong của hành tinh xanh này sẽ còn không xa nữa, anh em có thể Google để tìm hiểu những tác động và hiểm họa khôn lường của biến đổi khí hậu, việc này đã quá rõ ràng rồi, quan trọng là chúng ta có quan tâm đến chúng hay không mà thôi.

Facebook_Climate-Change.jpg
Facebook cũng là một trong những công ty cam kết đạt “Net-zero emissions” vào năm 2030

Lý do khiến cho Apple cũng như những công ty hàng đầu thế giới muốn theo đuổi và đạt được mục tiêu “Net-zero emissions” này là vì tư duy về đạo đức kinh doanhtrách nhiệm xã hội của họ đã vượt hẳn so với phần còn lại. Đối với họ, doanh thu và lợi nhuận vẫn quan trọng, tuy nhiên điều họ muốn là duy trì chúng càng lâu càng tốt, và phải bền vững nhất có thể. Cái "tầm" của một công ty hàng đầu thế giới hiện nay, không chỉ đơn thuần là các con số báo cáo tài chính nữa, mà còn là cách họ sản xuất, cách họ kinh doanh và làm những điều tốt đẹp cho loài người & trái đất này. Bởi nếu trái đất này bị diệt vong thì tiền họ có được, hay thậm chí là vàng hay kim cương cũng sẽ là cát bụi mà thôi…

Net-Zero-solutions.png
Những việc mà con người có thể làm để làm “xanh” trái đất này hơn. Đơn cử như dẹp bỏ những nhà máy ô nhiễm, đầu tư vào năng lượng sạch, xây nhà thân thiện với môi trường hơn, cải tiến vật liệu sản xuất, sử dụng xe điện và phương tiện công cộng, trồng rừng, tái tạo đất, giảm tiêu phí thức ăn, bớt ăn thịt, v.v…

Quảng cáo



Thậm chí, theo IPCC thì khi đã đạt được “Net-zero emissions” rồi thì chúng ta còn phải bước tiếp lên một “level” cao hơn nữa là “Negative emissions” - có nghĩa là lượng khí thải ra phải ít hơn lượng khí thải được chuyển đổi và đào thải ra khỏi trái đất, tức là chúng ta phải làm “xanh” trái đất trở lại, đơn giản vì trước giờ loài người đã làm nó ô nhiễm quá nhiều, giờ phải trả lại sự trong lành trước đây cho nó, như nó đã từng!

Một công ty công nghệ như Apple đã làm gì để đạt được mục tiêu “Net-zero emissions”?


Theo IPCC thì chậm nhất là đến năm 2050, loài người phải đạt được “Net-zero emissions” trên quy mô toàn cầu để đảm bảo việc duy trì sự sống trên trái đất này. Đã có khoảng 120 quốc gia cam kết thực hiện để đạt được muc tiêu này, trong đó hiện nay duy nhất đất nước Bhutan là đã làm xong và đạt được mục tiêu “Net-zero emissions”, những nước tiếp theo có thể là các quốc gia ở Châu Âu và Châu Đại Dương.

Net_Zero_Formatted_for_Insights.png
Bhutan là quốc gia đi đầu và đã thành công trong việc này, tiếp theo là Na Uy, Phần Lan, Áo, Iceland, Thụy Điển, Costarica, Đan Mạch, Pháp, v.v…

Bên cạnh những quốc gia thì những công ty lớn, những tập đoàn hàng đầu thế giới cũng rất quan tâm và cam kết thực hiện những giải pháp để đạt được mục tiêu này, đơn cử như Apple, Facebook, Nestle, IKEA, Unilever, BP, Shell, British Airways, HSBC, Barclays, v.v… Trong bài này mình sẽ lấy những giải pháp của Apple làm ví dụ, để mang tính “công nghệ” hơn. Theo báo cáo mới nhất của Apple thì họ đã đề ra lộ trình 10 năm để cắt giảm 75% chất thải trong quá trình sản xuất và phát triển những giải pháp tiên tiến khác để giải quyết 25% chất thải còn lại, tức là đến năm 2030 sẽ đạt “Net-zero emissions”, sớm hơn 20 năm so với đề xuất của IPCC.

Net-Zero-emissions.gif

Quảng cáo



Cụ thể, Apple đã làm những điều sau đây để đạt mục tiêu “Net-zero emissions” của họ:
  • Thiết kế & sản xuất sản phẩm tiết kiệm hơn: Apple sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng vật liệu tái chế hoặc vật liệu ít phát thải carbon trong các sản phẩm của mình, đổi mới quy trình tái chế và thiết kế sản phẩm sao cho tiết kiệm năng lượng nhất có thể. (VD: những năm gần đây Apple rất khuyến khích và đẩy mạnh việc trade-in thiết bị cũ đã qua sử dụng, kể cả thiết bị của đối thủ)
[​IMG]
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng: Apple sẽ sáng tạo ra những cách mới để giảm thiểu việc sử dụng năng lượng tại các trụ sở của họ và giúp chuỗi cung ứng của họ thực hiện quá trình chuyển đổi tương tự. (VD: Apple vừa mới xây mới lại trụ sở chính, giúp tiết kiệm 1/5 lượng điện tiêu thụ và 27 triệu đô la tiền điện mỗi năm)
apple-new-headquater.jpg
  • Sử dụng năng lượng tái tạo: Apple sẽ duy trì việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho các hoạt động của mình - tập trung vào việc tạo ra các dự án mới và chuyển toàn bộ chuỗi cung ứng của mình sang việc sử dụng năng lượng sạch. (VD: Apple và tất cả nhà cung ứng của họ đều sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, điện gió… trong toàn bộ quy trình sản xuất)
Apple_commits-100-percent-carbon-neutrality-for-supply-chain-and-products-by-2030-solar-farm.jpg
  • Đổi mới quy trình sản xuất và sáng tạo vật liệu mới: Apple sẽ giải quyết lượng khí thải thông qua việc cải tiến công nghệ đối với các quy trình sản xuất và sáng tạo ra vật liệu mới cần thiết cho các sản phẩm của mình. (VD: Ứng dụng quy trình nấu chảy nhôm mới không chứa carbon, ứng dụng quy trình sản xuất không phát thải khí flo - cũng là 1 loại khí nhà kính - ra môi trường)
Apple_commits-100-percent-carbon-neutrality-for-supply-chain-and-products-by-2030_1.jpg
  • Hỗ trợ đào thải carbon ra khỏi môi trường: Apple đang đầu tư rất nhiều vào việc trồng rừng và các giải pháp dựa trên tự nhiên khác trên khắp thế giới để loại bỏ carbon ra khỏi bầu khí quyển. Các dự án này của họ trải dài khắp các châu lục và quốc gia như Mỹ, Colombia, Kenya, Trung Quốc…

Những mục nêu trên mình chỉ nêu ý chính và vài ví dụ nhỏ, nếu anh em muốn xem những con số “đao to búa lớn” cụ thể cho từng mục đó thì xem thêm trong link tham khảo dưới đây nha. Mình không nêu chúng ra vì sợ anh em nói mình QC cho Apple nữa! (mà nếu Apple thực sự chịu chi cho mình QC thì đở quá, haha… 😂)

Vậy đó, tùy vào chiến lược phát triển, khả năng tài chính và tư duy của mỗi công ty/tập đoàn, mà họ sẽ có những giải pháp riêng để góp phần bảo vệ môi trường và đóng góp cho xã hội, cho loài người nhiều hơn. Phải chi công ty nào cũng có tư duy này thì tốt quá, nhưng rất tiếc là điều này rất khó thành hiện thực, hihi… Do vậy, mỗi khi anh em mua một món đồ, hãy nghĩ đến việc nó được sản xuất thế nào, nó đóng góp gì hoặc gây hại gì cho xã hội khi nó được tiêu thụ, chứ không nên chỉ nghĩ đến giá thành mà thôi.

Chúc anh em luôn vui khỏe và hãy thảo luận thêm về chủ đề này tại đây nhé! Cảm ơn anh em! ❤️

Tham khảo Apple, WRI
39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

crazycoder
TÍCH CỰC
3 năm
Nếu không có quy trình tái chế được 100% sản phẩm sản xuất ra thì khỏi nghĩ đến zero emissions.
Sử dụng năng lượng chỉ là một phần, và phần đó dễ thực hiện nhất.
Đơn cử như thành phần đất hiếm trong các thiết bị điện tử, chưa có một quy trình sản xuất đất hiếm nào không gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đến môi trường.
Mr Seen
CAO CẤP
3 năm
@crazycoder nhưng thôi nghĩ tới mặt tích cực đi là đỡ được nhiêu hay nhiêu
@crazycoder Apple tái chế lại hầu hết các thiết bị có chứa đất hiếm đó bạn, xem thêm trong link nhé!
Từ bỏ sản xuất thuê sản xuất 100% tiệm tận thôi. Ô nhiễm do đối tác chứ ko phải tui à nha =))
Carl
CAO CẤP
3 năm
@hsdhnh Cũng may bạn không phải CEO của Apple, nếu không chắc giờ tập đoàn chuyển qua bán táo rồi 😃 Chiến lược của Apple là đạt carbon neutral trên toàn chuỗi giá trị đó bạn, và chỉ từ 2015 tới 2019 đã cắt giảm được 35% lượng khí nhà kính trên toàn bộ các hoạt động của tập đoàn rồi. Mục tiêu carbon neutral cho toàn chuỗi giá trị trước 2030 là có cơ sở nhé.
Screen Shot 2020-11-02 at 12.52.50 AM.png
@hsdhnh Chuẩn luôn. Apple sản xuất mịa gì đâu. Toàn thuê sau đó để đối tác làm. Mà Foxconn thì....
cứ đẩy mấy cái ô nhiễm cho các nước khác thông qua đối tác là xong. Táo nó cũng biết "văn" lắm.
Carl
CAO CẤP
3 năm
@tranhieu.ksxd Chiến lược của Apple là đạt carbon neutral trên toàn chuỗi giá trị đó bạn, và chỉ từ 2015 tới 2019 đã cắt giảm được 35% lượng khí nhà kính trên toàn bộ các hoạt động của tập đoàn rồi. Mục tiêu carbon neutral cho toàn chuỗi giá trị trước 2030 là có cơ sở nhé.
Screen Shot 2020-11-02 at 12.52.50 AM.png
Kelamtro
TÍCH CỰC
3 năm
@The_Hobbit_AK nhảm 😃
@Carl Bọn android nghèo khổ ko biết bảo vệ môi trường bạn ơi 🤣
@Carl Cắt luôn hộp ấy chứ
Còn Facebook đâu? Sao không nói luôn?
Ben bán cá
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mấy nước kém phát triển thì môi trường là thứ xa xĩ
nhatamd
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bhutan, k phải Nepal
@nhatamd Sorry mình nhầm, đã chỉnh lại ah
VN mình giờ tận dụng được điện mặt trời tại Nam trung bộ, điện gió, điện áp mái nhà cũng đỡ ghê
Chứ thủy điện, điện than cũng nguy hiểm và ô nhiễm quá (điện than)...
Hy vọng phát triển tới mức đó điện tái tạo chiếm phần lớn
Điện từ sóng biển chưa thấy phát triển???
longtg2004
ĐẠI BÀNG
3 năm
@MrNamN Đầu tư nhiều nhưng công suất chưa đủ lớn . Chưa kể bảo hành tốn kém . Bác thấy dây cáp quang đứt suốt . Hehe
mydiep
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bài viết rấy hay. Có điều con người có làm gì thì trái đất cũng ko thể diệt vong, chỉ có con người và mọi loài diệt vong thôi. Trái đất có lẽ sẽ tạo ra sự sống thêm lần nữa.
@mydiep Ý mình là sự sống trên trái đất diệt vong ah! Nhưng nếu khẳng định trái đất không bao giờ diệt vong cũng chưa chắc đâu ah, điển hình là có vụ nổ big bang mới có cái vũ trụ này, còn khi nào nổ cái gì nữa không thì chưa biết 😆
Bảo vệ môi trường năng lượng mặt trời thì đúng là bét cmnr của mấy thằng dâm chủ & lý tưởng.
Đé—o hiểu pin mặt trời dùng xong thì vứt đâu?
Trong các loại hạn chế hại môi trường thì điện gió (chưa có nghiên cứu ảnh hưởng thì fai) & điện rác (nhiệt điện) là tốt nhất hiện nay.
Kết quả của việc không có cục sạc và tai nghe
Mới đọc đâu đó sản phẩm apple năm 2020, toàn bộ đất hiếm là do tái chế.
2050 thì VN bị trôi hết ra biển rồi, nhà còn ko có ở chứ ở đó mà zero
Lý thuyết là vậy. Nhưng thực hành thí phải mất 1000năm mới triển khai xong 😃
trungking
TÍCH CỰC
3 năm
@Bông Hoa Sen thà là vậy còn hơn ko làm gì
Carl
CAO CẤP
3 năm
Người ta bỏ tỷ đô ra làm công tác môi trường không bằng anti gõ mấy dòng comment 😃
sieumango
ĐẠI BÀNG
3 năm
lại thêm bài đạo đức giả, lươn lẹo như bkav
binhtam
TÍCH CỰC
3 năm
@sieumango Apple thì zero nhưng tất cả ô nhiễm đổ hết cho foxconn
Mấy ông kia than chip bảo mật T1,2 làm sinh ra rác thải điện tử, và Apple có qui trình thế nào với hàng tái chế, dường như Apple đẩy trách nhiệm ấy sang nơi khác, kiểu sạch mình bẩn người
Môi trường là ngôi nhà chung, ai cũng nên bảo vệ. Chứ không nên nghĩ nước kém phát triển thì bỏ nước giàu thì làm. Mỗi người một it mới còn nhà mà ở 😁
thanh4177
ĐẠI BÀNG
3 năm
cách đây vài năm mình có làm cho 1 công ty lớn của Anh, hồi đó họ đã có ý thức rất rõ ràng về vấn đề bảo vệ môi trường, thậm chí những đối tác hoặc nhà thầu phụ nếu như không đảm bảo về vấn đề bảo vể môi trường thì cũng sẽ k ký hợp đồng hay hợp tác.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019