Nếu iPhone 7 bỏ cổng 3,5mm, ảnh hưởng tới việc bảo vệ bản quyền nhạc số sẽ ra sao?

Duy Luân
30/6/2016 9:10Phản hồi: 88
Nếu iPhone 7 bỏ cổng 3,5mm, ảnh hưởng tới việc bảo vệ bản quyền nhạc số sẽ ra sao?
Đây là một viễn cảnh đáng sợ nếu Apple thật sự bỏ cổng 3,5mm hiện tại trên iPhone: nhiều năm tới, khi bạn thử gắn tai nghe hay loa vào iPhone thông qua cổng Lightning, nhạc bỗng nhiên không play được. Có thể là do tai nghe không được Apple cấp phép, có thể vì cáp Lightning của bạn sử dụng một cơ chế bảo vệ bảo quyền đã cũ. Dù là tình huống gì đi nữa, bạn không thể nghe được bài nhạc mà bạn có quyền nghe một cách hợp pháp. Vấn đề này không hề xuất hiện trong thế giới analog hiện nay.

Tất nhiên, tình huống nói trên chỉ là một giả thuyết, nhưng sự lo lắng của nhiều người trên thế giới không phải là không có cơ sở. Nếu jack tai nghe bắt đầu biến mất khỏi smartphone, giải pháp số thay thế cho nó nhiều khả năng sẽ được tích hợp những cơ chế bảo vệ nội dung số mới. Câu hỏi còn lại chỉ là những cơ chế này được thực thi đến mức nào mà thôi.

Gặp vấn đề giống HDMI?


Tuần trước trang The Verge gợi ý rằng nhạc số có thể gây ra những vấn đề khiến chúng ta đau đầu tương tự như cách mà cơ chế HDCP đang gây ra cho video. HDCP viết tắt cho chữ High-bandwidth Digital Content Protection, nó là một dạng bảo mật được Intel phát triển để tránh hình ảnh và âm thanh bị sao chép trái phép khi nó được truyền từ thiết bị này tới thiết bị khác. Nói một cách đơn giản, HDCP ngăn không cho người ta ghi lại tín hiệu video từ những đầu chơi Blu-ray hay hộp thu tín hiệu truyền hình.

Tuy vậy, những nhóm chuyên ăn cắp nội dung vẫn thường xuyên tìm được cách để vượt qua lớp bảo mật này. Ngoài ra, nó cũng tạo ra sự phân mảnh trên thị trường bởi chỉ những thiết bị có HDCP thì mới play được nội dung HDCP. Ví dụ đơn giản: những người mua TV 4K trong thời kỳ đầu không thể stream phim từ Netflix và vài nguồn khác được bởi phần cứng của họ không hỗ trợ chuẩn HDCP mới nhất.


Liệu việc đổi sang âm thanh số sẽ gây ra vấn đề tương tự?

Theo lý thuyết, có! Nhưng bạn cũng cần phải để ý rằng kết nối âm thanh số thực chất không mới. Cổng Lightning của Apple hay cổng 30-pin cũ trên các iPhone, iPod nhiều năm trước đã dùng âm thanh số để đưa âm thanh ra dock rồi xuất tới loa, dàn âm thanh xe hơi hay những thứ tương tự. Tất cả những thứ này diễn ra từ 10 năm trước rồi. Và may mắn thay, viễn cảnh đáng sợ mà mình đề cập ở trên vẫn chưa diễn ra.

Chưa diễn ra không phải vì không có cơ chế nào để ngăn chặn vụ bản quyền. Âm thanh truyền qua cổng USB đã có giải pháp chống sao chép lậu từ năm 2006, theo lời Rahman Ismail, CTO của Diễn đàn Triển khai USB. Nhưng cho đến nay, theo như Ismail biết thì chưa có bất kì đơn vị sở hữu nội dung nào đưa nó vào sử dụng thực tế cả.

Apple_lightning.jpg

"Trong thế giới video, bạn thấy người ta yêu cầu phải có HDCP khi truyền tín hiệu qua một giao thức số nào đó, nhưng trong mảng âm thanh thì bạn sẽ không tìm thấy công ty nào làm như vậy cả", Imail chia sẻ.

Ismail nói rằng hầu hết mọi người tiêu dùng không cảm thấy vui khi âm nhạc của họ bị trói buộc thông qua cổng giao tiếp, và các dịch vụ cũng chẳng buồn làm điều đó vì nhiều lý do liên quan tới sự hài lòng của khách hàng. Nhạc tải về từ iTunes và Amazon Music giờ cũng đã mở khóa hoàn toàn để bạn có thể chép sang bất kì thiết bị nào bạn muốn và thưởng thức trên đó, không còn bị khóa DRM như trước. Các dịch vụ streaming như YouTube, Spotify thì càng lúc càng phổ biến đe dọa đến sự tồn tại của việc mua luôn một bài nhạc. Theo Ismail, việc giải quyết vấn đề bản quyền qua cổng analog là không có ý nghĩa.

"Việc mua nhạc hợp pháp ở mức giá cực kì cạnh tranh - và cũng rất dễ dàng - đã trở nên quá phổ biến đến mức tôi không nghĩ có hãng thu âm nào sẵn sàng quay lại thời kì của Napster khi mà chỉ một người download rồi chép nhạc cho người khác", Ismail nói.

Thực thi mã hóa không phải là điều dễ dàng

Quảng cáo



Dù gì đi nữa, USB cũng không thoát khỏi "lưới trời" của việc bảo vệ bản quyền khi mà cổng giao tiếp này càng ngày càng phát triển. Hồi tháng 4 năm nay, Intel đề xuất một cấu hình mới để truyền âm thanh số qua cổng USB-C. Trong cấu hình đó tất nhiên có chi tiết kĩ thuật để ngăn chặn việc copy nội dung số bất hợp pháp.

Với Ismail, việc này chỉ giống như một giải pháp để chắc chắn rằng mọi thứ đều suôn sẻ. "Chúng tôi không muốn bỏ bất kì lựa chọn nào ra (khỏi cấu hình kĩ thuật), cách thức mà họ dùng để truyền âm thanh. Nó là một biện pháp sẵn sàng nếu nhà cung cấp nội dung yêu cầu bạn phải triển khai giải pháp mã hóa nào đó khi bạn chuyển tín hiệu qua dây".

USB-C.jpg

Ismail vẫn không loại trừ khả năng trong tương lai, các nhà phát hành nhạc sẽ bắt đầu bảo vệ nội dung chất lượng cao mà cổng kết nối âm thanh số mang lại. Mặc dù vậy, ông nói rằng việc này cũng không giải quyết triệt để vấn đề ăn cắp bản quyền đang diễn ra như ở kết nối analog bởi vì người ta vẫn có thể dùng adapter chuyển USB sang analog rồi thu âm từ đó.

"Có thể tới lúc đó, các nhà phát hành nhạc sẽ nói 'Tôi cảm thấy ổn nếu nội dung chất lượng thấp được truyền qua cổng analog, nhưng với những nội dung có chất lượng rất cao tôi muốn nó phải được bảo vệ kĩ càng", Ismail cho hay. "Tôi không nói điều này chắc chắn 100% sẽ xảy ra, nhưng nó là tình huống duy nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra khi ai đó yêu cầu bảo vệ nội dung và tác quyền".

Ismail nhấn mạnh rằng việc triển khai những giải pháp bảo vệ đó cũng không phải là chuyện dễ dàng có thể thực hiện một số một chiều. Các hãng phát hành nhạc khi đó sẽ phải bỏ thêm tiền bạc, nguồn lực để đưa giải pháp đó vào nội dung của họ, ví dụ như việc đảm bảo rằng nhạc chỉ có thể play trên một thiết bị nhất định nào đó có đúng key mã hóa. "Bạn không thể chỉ nói 'Ok, anh hãy làm cái này đi' và mọi người bắt đầu làm theo ngay lập tức", Ismail chia sẻ. "Việc thực thi mã hóa không hề miễn phí".

Quảng cáo



Tới lượt của các hãng thu âm

Việc sử dụng cổng số để xuất âm thanh không phải là không có lợi. Bên cạnh việc nhà sản xuất có thể đưa các loại chip vào để tăng chất lượng nhạc xuất ra, nó còn cho phép nhà sản xuất tạo ra những tai nghe chống ồn với giá rẻ hơn bởi việc khử ồn giờ có thể được thực hiện ở phía smartphone. Nó cũng mở ra khả năng triển khai những tính năng mới mà cổng analog không thể làm được, ví dụ như việc set Equalizer cho từng tai nghe chẳng hạn.

Nhưng việc chuyển đổi này cũng đi kèm theo một số điểm hạn chế, nhất là khi người ta bỏ luôn cổng 3,5mm đã tồn tại hàng trăm năm. Theo trang The Verge, người dùng sẽ phải đi mua những cái tai nghe đắt tiền hơn, phải giải quyết vấn đề tương thích giữa các tai với thiết bị, cũng như phải mua nhiều tai nghe để xài với nhiều điện thoại (Apple xài cổng Lightning, trong khi điện thoại Android lại dùng USB-C).

Tất cả những thứ khó khăn này có thể khiến người dùng quay trở lại sử dụng adapter chuyển từ digital sang analog, như vậy lợi ích của cổng digital sẽ hoàn tất mất đi, thậm chí còn làm cho sản phẩm cồng kềnh hơn, người dùng khó khăn hơn trong việc mang nó theo bên mình. Người dùng cũng có thể đơn giản là đòi hỏi thế hệ điện thoại kế tiếp phải có cổng 3,5mm, không thì họ sẽ không mua chẳng hạn. Trong bối cảnh đó, ngành âm nhạc cũng có một phần trách nhiệm trong việc quyết định xem trải nghiệm nghe nhạc của người dùng sẽ như thế nào.

Khi điều này diễn ra, nó sẽ là một thứ đáng kể. Nhưng các bạn đừng quên rằng, ngày nay các nhà sản xuất nhạc rất chiều lòng khách hàng. Thời đại mà họ đối xử với chúng ta như những tên tội phạm đã qua lâu rồi. Họ cần khách hàng để tạo ra doanh thu, để sống, để phát triển. Sẽ thật tệ nếu họ lặp lại những điều đã từng làm trong quá khứ.

Tham khảo: Fast Company
88 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ng mình đa phần toàn nghe chùa chất lượng thấp
@thanh_nhan Hơn tuần trước vào thấy báo sắp quay chở lại. Lại tưởng không bao giờ quay lại 😃
Dong999pro
TÍCH CỰC
8 năm
@thanh_nhan tks bác về vụ quay lại của chiasenhac luôn 😁
vinataba331
ĐẠI BÀNG
8 năm
@khunglongcoi34 Với mình thì 128 hay lossless cũng không có gì khác nhau 😁
Bỏ cái tai nghe 3,5 hiện tại cũng phí lắm
2 sim 2 sóng, cân bằng thế giới nào
Nói thất chứ chả nghe nhạc trên điện thoại! Về nhà mở mạng nghe nhạc laptop hoặc xem trên smarttv cho đã! Cái đt của mình nhét cục gòn vào lỗ 3.5 cho bụi đừng có vào, có bán đi thì giữ kỹ cho thằng sau nó sài!
@Nguyễn suboy Mình thì dán băng keo vào cổng 3.5. Lâu lâu cũng mở ra nghe, vì giữ kĩ quá nhiều khi cũng hỏng.

Apple muốn bỏ thì cứ bỏ, sao phải xoắn? Ngày xưa, cổng 30 chân, sau đó đến Lightning, 1 mình Apple chơi có ảnh hưởng đến ai?
K quan trọng. Máy nào chả đi kèm tai nghe . Miênz cắm dc là dc. Còn ông nào thích tai sịn thi đầu tư thêm bộ chuyển. Thama gì so với cái tai sịn
Ruiz
CAO CẤP
8 năm
Cũng đỡ là mình chỉ nghe có khoảng chục bản nhạc tiếng anh, nên mua cũng không tốn nhiều 😁
Công nhận Apple mạnh tay, nói là làm. Thế mới tạo được xu hướng cho công nghệ thế giới chứ. Chứ mấy chú châu Á chỉ trực ăn sẵn, bị mắng ăn theo còn gân cổ lên cãi 😁
@Wind my love Chú này ở châu Âu có khác, thế nào tiếng Việt giỏi thế. Chó nhà chê gà nhà à
Nghe nhạc lậu quen, gặp vụ bản quyền căng ah😔
@nguyenfenice Bạn không xài AMusic ah?
@Cupertino có mà bỏ rùi bác, nghe nhạc thì hay, nghe dc offline mà ít nhạc vn quá^^
@nguyenfenice qua bên đó mà vẫn còn khoái nhạc Việt hả 😁? mềnh giờ chỉ khoái nghe vài người như Lệ Quyên hay Bằng Kiều với nhạc ca sĩ hải ngoại nên cũng có đủ...còn thiếu nhiều ca sĩ lắm, mà cái cơ bản là ca sĩ Việt ít chịu chơi với Apple Music, trong khi xung quanh mấy nước đông nam á như thái, malay,sing hay TQ HQ Nhật nó có billboard riêng cho từng nước...
thienbrand
TÍCH CỰC
8 năm
@Cupertino May quá, mình toàn nghe nhạc nước ngoài! Apple Music quả là tiện và hay khi lấy source trên iTunes!
@thienbrand Mình khoái nhất cái khoản đồng bộ ấy 😁...tải về trên iphone thì trên ipad hay máy tính đều có, khỏi mắc công suy nghĩ hay đi tìm mình đã tải cái gì về...
lại chuẩn bị tốn tiền mua adapter chuyển đổi sang 3.5mm
Tai nghe theo máy nghe nhạc chán òm . Còn nếu mua bộ chuyển sang jack 3.5mm chính hãng apple chắc cũng không rẻ đâu . đảm bảo không dưới 19$ .
@baohen1510 cây bút người ta không cần sạc, cho không, còn Apple phải sạc, bán 100$.
hàng "đẳng cấp" không có giá rẻ đâu.
BOT LOC
CAO CẤP
8 năm
Mình khoái bỏ cái cổng này đi. Vì mình thích máy mỏng, đẹp, và chưa bao giờ thích nghe nhạc qua điện thoại nên bỏ cũng không sao. Nhưng thấy các bác phản đối nhiều quá nên em cũng chả dám ủng hộ Apple. HiHi
Toàn nghe lậu, chơi file m4a của itunes mới chịu.
Down về luôn dùng app kiểm tra dải quang phổ của file để xem có phải hàng fake hay ko.
Nhạc trên itunes giá vẫn hơi cao so với mức thu nhập trung bình của nước mình, nên vẫn nghe lậu dài dài
marklost
TÍCH CỰC
8 năm
@xpresmuzik1307 😁 lâu lâu mới thấy có bác phân biệt hàng fake chất lượng cao, chứ ae hay nhầm vụ này lắm, hận mấy thằng fake làm tốn băng thông và công sức cả của cá nhân và xã hội :D
tackhungbo
ĐẠI BÀNG
8 năm
Tốn tiền mua cái adapter thôi mà
tuyệt vời, chiasenhac sống lại rồi
weixiao
TÍCH CỰC
8 năm
Web VN toàn nhạc lậu nên đừng ai bỏ tiền ra mua vip với pro nhé
Tiếp tay cho đồ lậu cả đấy
phuongbkhn
ĐẠI BÀNG
8 năm
sao các bác vẫn cứ nếu thế nhỉ, tai lightning nó sản xuất ầm ầm rồi 😕
ngoài chiasenhac.vn, còn có nhac.vn nữa, cũng chất lượng, chỉ tội là không download đc thôi ^^
Cowboyz
TÍCH CỰC
8 năm
Cả thế giới này đang nghe nhạc bằng những nguồn phát nào? những chuẩn truyền âm thanh nào? sao nghe như thế giới sắp xập vậy? bó tay.
NháyLoneLy
ĐẠI BÀNG
8 năm
Toàn tải về bằnng coccoc rồi cop vô máy 😁
Muốn nghe 320 hoặc ll thì e toàn nghe online trên nct vs zing chứ cái loa ngoài của đt nhạc 128 hay 320 nó cũng na ná nhau :D
Mệt... sản phẩm người ta làm gì kệ người ta miễn sao nó ngon là được...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019