Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


NFT có bị dùng để rửa tiền không?

1/9/2021 10:7Phản hồi: 0
NFT có bị dùng để rửa tiền không?
Với khối lượng giao dịch không ngừng tăng trong năm 2021. NFT trở thành niềm hy vọng "giàu nhanh" cho nhiều nhà đầu tư tiền điện tử trong thị trường. Liệu đằng sau những giao dịch NFT lên đến hàng chục triệu đô có "bàn tay lông lá" hay không?

NFT có thể bị dùng để rửa tiền hay không?


Nếu hỏi NFT có bị dùng để rửa tiền không? Và nếu câu trả lời "có". Thì phải có bằng chứng rõ ràng, dự án nào, làm sao biết? Có luật được chính phủ thông qua làm căn cứ mà dựa trên đó đánh giá. Dĩ nhiên, điều này ra khỏi khả năng của bài viết. Thế nên, câu hỏi cần chỉnh lại một chút xíu thành: "NFT có thể bị dùng để rửa tiền hay không?".

Để người đọc tránh hiểu lầm đây là một bài viết hướng dẫn rửa tiền với NFT, nên cần nhấn mạnh rằng: Chúng ta chỉ đang đề cập đến tình huống kẻ xấu sử dụng NFT để rửa tiền. Nhìn ra được khả năng đó là bởi vì những lý do như sau.

Những lợi thế nào khi kẻ xấu rửa tiền bằng NFT?


Có thể nói, với NFT, thời cơ vàng của những kẻ muốn rửa tiền là đây. Lý do:


  • NFT sử dụng công nghệ blockchain. Nên nó tăng thêm mức độ khó trong việc truy vết ra danh tính của kẻ muốn rửa tiền.
  • NFT liên quan đến các chủ đề "nghệ thuật" thì được định giá rất vô chừng. Vì đơn giản, nó là "nghệ thuật", mà "nghệ thuật" thì đâu có quy chuẩn định giá nào. Nếu cãi lý thì chỉ cần nói "tôi thấy nó đẹp và giá trị!". Nên nó có thể có bất cứ giá nào, nghĩa là kẻ rửa tiền có thể rửa bao nhiêu tùy thích.
  • NFT bị thổi phồng về giá trị công nghệ. Và trong làn sóng FOMO đó, những giao dịch hàng triệu đô đến hàng chục triệu đô là "bình thường". Từ đó, các giao dịch "bình thường" này trở thành "tấm gương" trên truyền thông. Chứ không còn là dưới sự nghi ngờ của công chúng.
  • NFT chưa có được sự quan tâm đúng mức từ các nhà quản lý. Đúng hơn là nó chưa được kiểm soát chặt chẽ để truy thu thuế và đòi hỏi danh tính với các giao dịch giá trị cao. Thế nên, trong lúc các quy định đang bị bỏ ngõ thì đây lại là thời cơ vàng cho kẻ rửa tiền.
Hướng dẫn giám định gian lận năm 2021 của ACFE có ghi rằng:

Khi tiền điện tử đã được áp dụng và sử dụng rộng rãi hơn, chúng đã tham gia vào một loạt các kế hoạch gian lận, nhưng có lẽ không có gì thu hút hơn là rửa tiền. Chuyển đổi tiền tệ fiat bất hợp pháp thành tiền điện tử, và sau đó chuyển tiền điện tử thông qua một loạt các giao dịch phức tạp trên nhiều ví làm cho việc truy tìm con đường của các quỹ bất hợp pháp trở nên khó khăn hơn đối với các cơ quan phát hiện gian lận hoặc thực thi pháp luật.​


Rửa tiền bằng NFT là phương cách rửa tiền "lý tưởng" ngày nay.

Con đường rửa tiền bằng NFT có thể thực hiện như thế nào?


Về nguyên tắc, rửa tiền là biến một thu nhập phi pháp thành một tài sản hợp phát mà cơ quan quản lý không truy ra nguồn gốc phi pháp của nó được. Một quy trình chuyển hóa như vậy, thường sẽ trải qua ba bước:

  1. Đưa tiền vào hệ thống tài chính (placement). Bước này nghĩa là làm sao để số tiền có mặt trong nền kinh tế hợp pháp (hoặc ít ra là chưa phi pháp).
  2. Ngụy trang số tiền để nó dường như là hợp pháp (layering). Bước được kẻ rửa tiền thực hiện qua các giao dịch thành công, các lần chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác.
  3. Tiền bẩn trở thành sạch và đem vào lưu thông (integration). Lúc này, tiền đã "sạch". Kẻ rửa tiền sử dụng để làm điều mình thích một cách an toàn.
Một trong những blogger là Cryptowhale lên án về hình thức rửa tiền NFT đã đưa ra một ví dụ như sau:
Đầu tiên, Mark tạo ra một token của riêng mình và "shill" nó trong cộng đồng. Rồi anh ta xả sạch và bỏ mặt dự án. Đây là một dạng "exit scam" kinh điển trong thị trường Crypto. Số Crypto anh ta thu được rõ ràng là "phi pháp". Bây giờ anh ta sẽ tìm cách để "rửa" nó.
  • Bước 1: Anh ta mua một tấm hình JPEG thật bằng tiền thật nhằm tạo cái cớ và đưa nó lên sàn đấu giá dưới dạng NFT. Lúc này, anh ta có thể sử dụng số crypto bẩn kia để tham gia cuộc đấu giá này. Đây là cách anh đưa tiền vào hệ thống dòng tiền.
  • Bước 2: Không ai khác, nhưng chính anh ta mua lại sản phẩm của mình dưới một tài khoản ẩn danh khác. Lợi thế khi giao dịch NFT là nó ẩn danh. Thông thường, những cuộc đấu giá mà giá càng cao thì càng lâu. Nhưng NFT lạ ở chỗ, trong vài phút có thể đấu lên đến hàng trăm ngàn đến hàng triệu đô.
  • Bước 3: Cuối cùng, anh ta khai báo rằng mình đã bán tấm JPEG kia dưới dạng NFT và thu được hàng triệu đô. Bây giờ, tiền này đã có thể "integration" vào đời sống.
Kịch bản trên có thể tùy biến trong một số trường hợp. Thêm thắc những tình tiết, hay crypto được chuyển từ blockchain này sang blockchain khác. Hoặc swap trên DEX. Hoặc đổi thành các crypto có tính ẩn danh cao hơn như XMR. Khiến cho việc truy ngược gần như không thể.

NFT là một trào lưu nhất thời hay là tương lai?


Trong những trường hợp khác, các giao dịch NFT giá cao được sử dụng như phương tiện marketing cho sàn chứ không hẳn là rửa tiền. Vì NFT rõ ràng là một trào lưu đang được săn đón hiện tại.

Quảng cáo



  • Nhưng, có lẽ những người hiểu biết rõ nhất bản chất của NFT là gì, cũng không thể hiểu vì sao đôi lúc giá nó lại cao như thế? Thay vì đủ tiền để mua một căn hộ hạng sang ở NewYork. Tại sao người ta lại bỏ ra hàng chục triệu đô để mua quyền sở hữu một tấm ảnh số? Câu trả lời vẫn thích hợp: đây là một cuộc đấu giá "thuận mua vừa bán" kia mà.
  • Chúng ta không phủ nhận giá trị của NFT trong việc phát triển một thế giới ngày càng "phẳng" hơn, cá nhân được trao nhiều quyền hơn. Nhất là khi đặt trong bối cảnh sự phát triển của Metaverse. Thế nên, NFT vừa là một trào lưu nhất thời nhưng cũng vừa là tương lai.

Nguồn bài: NFT có bị dùng để rửa tiền không? - BeInCrypto Việt Nam
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019