Lướt mắt qua một loạt những tác phẩm kinh điển từ bức họa nàng Mona Lisa cho đến những bản in thưở đầu của tập truyện Harry Potter, và hình dung thử tới việc bạn sẽ có trong tay những thứ này.
NFT (Non-fungible token: tài sản không thay thế được) là hình thức mà người mua sẽ bỏ ra một số tiền để mua hay sưu tầm một hình ảnh được cho là độc nhất vô nhị. Và hãy tưởng tượng món đồ sưu tầm này không phải là một đối tượng vật lý như một cuốn sách hay một bức tranh thực sự, thứ mà bạn có thể cầm nắm được. Tính độc đáo lẫn giá trị mà NFT tạo ra có thể được nhân rộng ra như video YouTube hoặc thậm chí là một Tweet? Đây là nơi các mã không thể thay thế (NFT) xuất hiện. Bạn có thể đã từng nghe nói về các loại tiền điện tử như Bitcoin hay tiền kỹ thuật số có các giao dịch được lưu trữ trên một loại cơ sở dữ liệu được gọi là blockchain. Mỗi Bitcoin có cùng giá trị và thay thế được cho nhau, thế nhưng mỗi NFT lại là một món hàng kỹ thuật số duy nhất.
Với tính “không thể thay thế” này, mỗi NFT là một thứ riêng biệt và không thể hoán đổi bằng thứ khác. Bạn có thể đổi 5 nghìn này lấy 5 nghìn khác nhưng bạn không thể đổi một nàng Mona Lisa này cho một nàng Mona Lisa khác, tính độc nhất riêng biệt mang lại cho NFT giá trị duy nhất, giúp nó phát triển thành tài sản có giá trị “sưu tầm” cao.
Theo cách tương tự, chữ ký số của NFT có nghĩa là chúng có thể được sử dụng như “mã thông báo” để đại diện cho quyền sở hữu các mặt hàng kỹ thuật số độc nhất, NFT có thể là bất kỳ thứ gì liên quan tới kỹ thuật số như video hoặc bài hát.
NFT đã xuất hiện từ năm 2014 với tác phẩm đầu tiên được tạo nên bởi nghệ sĩ kỹ thuật số Kevin McCoy, tác phẩm Quantum (Lượng tử), nó là một hình bát giác có pixel xung động với các hình dạng khác nhau, vừa được nhà đấu giá Sotheby's bán vào năm ngoái với giá 1,4 triệu đô la (1,12 triệu bảng Anh). Bất kỳ ai mua NFT cũng có quyền sở hữu độc quyền với nó, một NFT chỉ có thể có một chủ sở hữu tại thời điểm quyền sở hữu đã được xác minh. Ngoài ra, người tạo ra NFT cũng có thể lưu trữ thông tin trong đó, ký vào tác phẩm nghệ thuật của họ bằng chữ ký điện tử, giống như họ vẽ một bức tranh thật.
Hãy tưởng tượng một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số có thể sưu tầm được như bức Mona Lisa.
Thị trường NFT tăng phi mã về giá trị trong năm 2021, đạt đến 25 tỉ USD (20 tỉ bảng Anh). Hồi tháng 3 năm ngoái, 1 bức ảnh JPG có tên Everydays: The First 5000 Days được Mike Winkelmann - 1 họa sĩ kỹ thuật số có nickname Beeple - tạo ra, đã được bán cho Christie’s Auction House với giá 69.3 triệu USD (55.5 triệu bảng). NFT có thể mang lại lợi ích cho các họa sĩ vì họ có thể tạo ra chúng như là 1 nguồn thu nhập phụ. Việc bán qua hình thức NFT cũng không cần đến trung gian - các phòng tranh - để trưng bày tác phẩm, họa sĩ có thể bán trực tiếp cho người mua trực tuyến. Điều này cũng có nghĩa là phần lợi nhuận mà họa sĩ thu được sẽ nhiều hơn.
Nhưng không chỉ có họa sĩ mà cả những người nổi tiếng hay các công ty cũng thu lợi từ NFT. Bộ sưu tập NFT Star Trek vừa ra mắt gần đây cung cấp cho người hâm mộ những thiết kế tàu vũ trụ được tạo ra từ thuật toán, với giá mỗi NFT là 250 USD (200 bảng). Điều đáng chú ý là tất cả 20,000 NFT đã được bán sạch chỉ trong vài phút.
Bất kỳ ai muốn mua và sở hữu NFT đều phải có 1 ví điện tử, tương tự như ví chứa tiền kỹ thuật số. Từ khi hầu hết NFT được mua bán bằng tiền mã hóa, người mua cần có lượng crytocurrency theo đúng yêu cầu của người bán để có thể trao đổi. Phí cũng là 1 vấn đề vì hầu hết các giao dịch đều thu 1 phần tiền phí tương ứng. NFT có thể được mua ở các chợ như OpenSea, Rarible, Foundation và Nifty Gateway.
1. Content creation (người sáng tạo nội dung): Họ là người sáng tạo nội dung gốc và họ luôn giữ bản quyền gốc.
2. Starting the process NFT (bắt đầu quá trính NFT): Quá trình này thường được giao dịch bằng tiền điện tử, vì vậy giai đoạn đầu tiên là người tạo phải trả phí để đưa NFTcủa họ.
3. Minting: Thuật ngữ dùng trong NFT, được gọi là 'đúc' tài sản kỹ thuật số.
4. Unique Token: Trên blockchain Ethereum, NFT được cấp một mã thông báo tương ứng.
5. Ownership Data (dữ liệu): Ghi lại lịch sử giao dịch, metadata bao gồm thông tin cơ bản về NFT.
6. Going to market (tiến vào thị trường): NFT có thể được liệt kê trên các trang web chuyên biệt, nhưng chúng cũng đã được bán tại các nhà đấu giá nổi tiếng.
7 Making the sale (bán hàng): Người mua tìm ra NFT họ cần và trả tiền cho nó, thường bằng tiền điện tử, giao dịch được ghi lại trên một blockchain.
8 Taking ownership ( lấy quyền sỡ hữu): Người mua nhận được mã thông báo, sau đó xác nhận quyền sở hữu của họ đối với tài sản kỹ thuật số NFT. Đây là 'bằng chứng' của họ.
Nhưng không phải cái gì độc nhất (hoặc hiếm) thì cũng có giá trị.
Nhà tôi có cái bàn chải Colgate cũ tôi xài từ 10 năm trước, tróc xi tróc vảy tùm lum. Bỏ vào 1 góc tới tận bây giờ lôi ra vẫn còn.
Đảm bảo cái bàn chải này là độc nhất vô nhị trên toàn trái đất. Vết xơ của sợi cũng là độc nhất, bị mòn cái cán cong cũng là vô nhị độc cô cầu bại trên toàn trái đất này.
Bán lại giá rẻ 10,000,000 VND ai mua PM liên hệ.
Đừng mong tạo và dẫn dắt được người tiêu dùng, hay bắt ép họ xài bất cứ thứ gì 😁 :D
trừ phi nó mang lại lợi ích thật sự, còn ko thì chỉ là bong bóng!!
LHQ ra nghị quyết gì về chiến tranh Nga-Ukraine. Các nước bỏ phiếu thế nào, kết quả bỏ phiếu thế nào
Hội đồng bảo an ra nghị quyết gì, kết quả bỏ phiếu thế nào.
Bối cảnh thời gian địa điểm, diễn biến của cuộc chiến là gì. Thế thôi.
Nếu cần thì bác nên tìm hiểu thêm về sử. Nga nói gì, Ukraine nói gì không phải là sử 😁
Đảm bảo không thể thay đổi, chỉnh sửa
Nó là gì? nó là NFT chứ là gì ?
Về giá trị tiền bạc đo đếm bằng các con số mình không bàn, nhưng nếu tính giá trị nghệ thuật, lịch sử, tầm quan trọng của tác phẩm, mình nghĩ rằng 1 triệu "tác phẩm" NFT cộng lại không có giá trị nổi = 1 bức Monalisa nói riêng nữa 😎
Và vào thời điểm MonaLisa vừa vẽ xong thì khéo cũng có người nhận định vẽ thêm trăm tấm LisaMona cũng không giá trị bằng gì gì đó vào thời đó ấy chứ.
Thật vớ vẩn
Giờ cũng không hiểu NTF nó có ích như nào khi khai thác ?!!
Ví dụ
Tờ 5 nghin có seri 999999999 là duy nhất cho lên NTF xong rồi đốt tờ đấy đi à
Cái NFT cũng vậy thôi cái khác biệt duy nhất là 1 bên là vật chất, 1 bên là số hóa.
Ngày xưa bác viết CV qua giấy (vật chất), giờ bác viết CV qua mail (số hóa), cái nào cũng đi xin việc được mục đích ứng dụng như nhau.
1 ngày đẹp trời bác nổi tiếng tới mức ai cũng biết thì CV qua giấy hay CV qua mail cũng có giá trị như nhau. Muốn mua tờ giấy CV của bác về cất tủ trưng bày chi ra 100tr mua trực tiếp, còn cái mail kia thì không bán trực tiếp được nên bác số hóa bằng NFT rồi cũng bán 100tr luôn.
Còn em cũng thế, chỉ là em không nổi tiếng thôi, tờ CV xin việc của em đem đi gói xôi, còn mail số hóa NFT của em thì khác gì rác. Nhưng rồi 1 hôm em cũng nổi tiếng được như bác, ai mua được gói xôi kia còn giữ lại tờ giấy có gì chùi đít thì tự nhiên mua xôi được tặng kèm 100tr, còn ai mua rác NFT mail kia thì từ rác thành vàng.
Ngày xưa mấy ông họa sĩ vẽ ra 1 bức tranh, có phải nó có giá trị liền đâu, qua thời gian này nọ mới được vậy, và tất nhiên cũng chỉ có 1 bức của ông đó có giá trị thôi, chứ tranh chép, copy lại cũng chẳng ý nghĩa gì, ngày xưa vẽ tay, giờ coi như vẽ bằng pc đi, pts, paint hay gì cũng được, thay vì in ra (cứ xem như tương tự vẽ tay) thì đem số hóa NFT. Và tất nhiên đâu phải vì bức tranh này nổi tiếng nên tất cả tranh người đó vẽ nổi tiếng (giá trị như nhau), và cũng đâu phải vì trên thế giới này có 1 bức tranh trăm triệu, thì ai vẽ tranh giá thấp nhất là chục triệu, NFT cũng thế thôi.
Hoặc trường hợp khác, giờ sổ hồng sổ đỏ là giấy, tương lai nó thành NFT (số hóa), thì ở trường hợp này nó giá trị hay không nằm ở căn nhà miếng đất, chứ không phải vì nó là giấy hay NFT.
Như tranh Mona Lisa lúc vẽ xong có gây sốt hấp dẫn hay gì gì đâu, chắc lâu lắc về sau nó mổi nổi, ban đầu người mua thì khác gì mua bao bức tranh khác về trưng, mà tự nhiên từ tranh thường nó thành tranh quý. Hay như mua đất đi, cả chục cả trăm lô khác nhau, mua lô nào mới tăng, hay mua xong để làm chỗ chôn luôn.
NFT cũng vậy thôi, cả tỷ NFT ngoài kia, bác mua trúng cái nào tương lai thành Mona Lisa thì giàu thôi, còn mua trúng cái tào lao thì như coi như để trưng.
Hoặc là bộ sưu tập truyền thống nào giờ giá thấp bác tranh thủ xúc hết luôn đi.
Hay như đồng EUR trước giờ toàn cao hơn USD, giờ đang kéo xuống xấp xỉ thì sao bác, thế giờ đang cầm EUR đổi sang USD hay ngược lại để cuối năm chốt lời bác cho em lời khuyên luôn.