Vùng biển băng giá của Bắc Cực luôn là nơi mà những chiếc tàu biển phải tránh xa, bởi lớp băng dày ở đó không cho phép chúng di chuyển. Nhưng tàu phá băng hạt nhân là một ngoại lệ, đó là những con tàu có hệ thống đẩy mạnh mẽ, nhiều chân vịt hơn bình thường để phá vỡ lớp băng.
Nga hiện là nước duy nhất có những con tàu thuộc loại này và thậm chí đang đang nỗ lực phát triển tàu phá băng lớn nhất thế giới mang tên Rossiya, nặng gần 70 ngàn tấn. Nước này sẽ phân bổ một khoản ngân sách 90 tỷ rúp (940 triệu USD) trong ba năm 2025, 2026 và 2027 để hoàn thiện Rossiya. Khoản kinh phí này là một phần của dự án đóng tàu Rossiya có giá trị lên đến 125,57 tỷ rúp, tương đương 1,3 tỷ USD.
Gần 1 tỷ USD là con số khổng lồ cho một con tàu duy nhất. Làm thử một phép so sánh sẽ thấy chi phí phát triển Rossiya đã ngót nghét bằng 10 chiếc tiêm kích F-35, giả sử mỗi chiếc có giá 100 triệu USD. Số tiền này cũng gần bằng giá một tàu sân bay lớp Đô đốc Kuznetsov của Nga ước tính có giá khoảng 1,5-2,3 tỷ USD.
Mô hình tàu Rossiya.
Nga hiện là nước duy nhất có những con tàu thuộc loại này và thậm chí đang đang nỗ lực phát triển tàu phá băng lớn nhất thế giới mang tên Rossiya, nặng gần 70 ngàn tấn. Nước này sẽ phân bổ một khoản ngân sách 90 tỷ rúp (940 triệu USD) trong ba năm 2025, 2026 và 2027 để hoàn thiện Rossiya. Khoản kinh phí này là một phần của dự án đóng tàu Rossiya có giá trị lên đến 125,57 tỷ rúp, tương đương 1,3 tỷ USD.
Gần 1 tỷ USD là con số khổng lồ cho một con tàu duy nhất. Làm thử một phép so sánh sẽ thấy chi phí phát triển Rossiya đã ngót nghét bằng 10 chiếc tiêm kích F-35, giả sử mỗi chiếc có giá 100 triệu USD. Số tiền này cũng gần bằng giá một tàu sân bay lớp Đô đốc Kuznetsov của Nga ước tính có giá khoảng 1,5-2,3 tỷ USD.
Mô hình tàu Rossiya.
Rossiya sẽ là soái hạm của một lớp tàu phá băng mới có tên là lớp Leader, nhưng nó có thể là chiếc duy nhất thuộc lớp này. Nguyên nhân là do chi phí quá cao để đóng thêm các tàu khác tương tự, chưa kể độ phức tạp của tàu và hoạt động bảo trì mất nhiều công sức cũng ngăn trở việc đóng thêm chiếc thứ hai.
Lớp tàu phá băng mới nhất hiện tại là Artika, gồm tổng cộng 6 tàu và chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong đó chiếc mới nhất là 50 Let Pobedy có thể phá được lớp băng dày 2,5 mét. Còn Rossiya dự kiến phá được lớp băng dày gần gấp đôi, lên tới 4 mét. Nó làm được điều này nhờ có 4 trục chân vịt đạt tổng công suất 120 MW cho phép tàu phá vỡ lớp băng dày tới 4 mét, trong khi chiếc 50 Let Pobedy có 3 chân vịt với tổng công suất 54 MW.
Tàu phá băng 50 Let Pobedy.
Hệ thống đẩy của tàu sẽ sử dụng năng lượng sinh ra từ 2 lò phản ứng hạt nhân RITM-400, mỗi lò cung cấp 315 MW công suất nhiệt, với tổng công suất đầu ra là 630 MW. Tàu còn có 4 máy phát điện tua bin với công suất điện mỗi máy là 37 MW. Nguồn năng lượng dồi dào này giúp thủy thủ đoàn 127 người duy trì cuộc sống trên biển trong tới 8 tháng.
Trong môi trường nước bình thường, nó có thể đạt tốc độ 44 km/giờ. Còn trong lớp băng dày 2 mét, tàu có thể giảm tốc còn 19-20 km/giờ. Nếu băng dày 4 mét thì tốc độ giảm xuống khoảng 2 km/giờ, gần như là xê dịch từng chút một.
Rossiya nặng tới 69.700 tấn, gần gấp 3 lần tàu 50 Let Pobedy. Trọng lượng hàng chục ngàn tấn này giúp nó phá vỡ thềm băng hiệu quả hơn lớp Artika. Nó còn sinh nhiệt để làm nóng thân tàu và làm băng tan nhanh hơn. Đồng thời số chân vịt nhiều hơn bình thường sẽ tạo đủ lực đẩy để gạt các mảnh băng ra khỏi đường đi của nó.
Dù phải đánh đổi bằng chi phí vận hành cao hơn, nhưng tàu phá băng hạt nhân lại có lợi thế lớn so với tàu chạy bằng dầu diesel, nhất là dọc theo Tuyến đường biển Phương Bắc, kéo dài từ cảng Vladivostok ở phía đông, băng qua Bắc Băng Dương đến bán đảo Scandinavia phía tây. Thường thì các tàu phá băng chạy bằng dầu diesel gặp rất nhiều hạn chế ở khu vực này, bởi chúng không có đủ sức đẩy để xuyên qua băng.
Quảng cáo
Nga đã bắt đầu chế tạo Rossiya tại xưởng đóng tàu Zvezda, gần Vladivostok từ năm 2020 nhưng vì gặp nhiều trở ngại nên phải lùi thời điểm hoạt động từ năm 2027 qua năm 2030. Vì vậy tàu hiện chỉ mới hoàn thành khoảng 15-20%.
Khi đi vào hoạt động, Rossiya sẽ là một tài sản quan trọng của Nga nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải ở Bắc Cực. Với chiều dài 209 mét và chiều rộng 47,7 mét, nó sẽ tạo ra một con đường xuyên băng đủ rộng để các tàu chở khí tự nhiên và chở dầu của Nga đi qua.
Theo Interesting Engineering.