“Tất nhiên là chúng tôi sẽ hoàn thành tất cả nghĩa vụ của mình với các đối tác, nhưng chúng tôi đã quyết định rời Trạm ISS sau năm 2024” - Người đứng đầu cơ quan vũ trụ của Nga Roscosmos - ông Yury Borisov thông báo trong cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 26/7. Sau khi Nga rút khỏi ISS, họ sẽ bắt đầu tập trung xây dựng trạm không gian của riêng mình. Và đây sẽ là chương trình không gian “ưu tiên” của Moscow.
Các quan chức Nga đã thảo luận về việc khỏi ISS ít nhất từ năm 2021, với lý do được đưa ra là vì các thiết bị cũ kỹ và rủi ro về vấn đề an toàn ngày càng tăng. Các quốc gia liên quan đến ISS đã đồng ý sử dụng Trạm cho đến năm 2024, còn NASA thì có kế hoạch sử dụng cho đến năm 2030.
Thế nhưng sự rạn nứt giữa Moscow và Washington bởi cuộc chiến quân sự và một loạt các hạn chế kinh tế trừng phạt dường như đã đẩy nhanh quá trình rời khỏi của Nga. NASA đã phải rất nỗ lực để duy trì mối quan hệ hợp tác và giữ cho chiến sự không ảnh hưởng đến quan hệ đối tác của ISS.
Các quan chức Nga đã thảo luận về việc khỏi ISS ít nhất từ năm 2021, với lý do được đưa ra là vì các thiết bị cũ kỹ và rủi ro về vấn đề an toàn ngày càng tăng. Các quốc gia liên quan đến ISS đã đồng ý sử dụng Trạm cho đến năm 2024, còn NASA thì có kế hoạch sử dụng cho đến năm 2030.
Thế nhưng sự rạn nứt giữa Moscow và Washington bởi cuộc chiến quân sự và một loạt các hạn chế kinh tế trừng phạt dường như đã đẩy nhanh quá trình rời khỏi của Nga. NASA đã phải rất nỗ lực để duy trì mối quan hệ hợp tác và giữ cho chiến sự không ảnh hưởng đến quan hệ đối tác của ISS.
“Các phi hành gia vũ trụ Nga và Mỹ đều rất chuyên nghiệp. Bất chấp tình hình chiến sự đang xảy ra ở Ukraine, mối quan hệ đối tác quốc tế vẫn rất vững chắc trong vấn đề về không gian dân sự” - Trưởng quản lý NASA- Bill Nelson cho biết vào nghày 15/6 trong một cuộc họp báo.
Ít lâu sau đó, ngày 15/7, NASA và Roscosmos thông báo rằng họ đã đạt được các thoả thuận để phóng nhà du hành vũ trụ của nhau lên Trạm ISS. Trong đó, người Mỹ thì được đưa vào không gian bằng tên lửa của Nga, còn các nhà du hành người Nga thì đi trên các phương tiện của SpaceX.
Năm 1998, ISS được đưa vào hoạt động và từ đó đã trở thành một yếu tố quan trọng của hợp tác quốc tế thời hậu Chiến tranh Lạnh. Việc rời đi của Nga sẽ là một đòn giáng mạnh vào ISS - một mô hình hợp tác quốc tế trong nhiều thập niên. Bên cạnh đó, quyết định lần này sẽ dẫn đến sự hình thành nhiều Trạm không gian mới trong tương lai.
NASA cũng đang tích cực hợp tác với các công ty vũ tư nhân về các dự án xây dựng Trạm. Cuối năm ngoái, NASA đã trao hợp đồng cho 3 công ty để phát triển các Trạm Vũ trụ thương mại. Vẫn chưa thực sự rõ liệu khi nào các trạm trên sẽ đi vào hoạt động, chưa biết có kịp để chuyển giao vào lúc Trạm ISS ngưng hoạt động hay không. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã bắt đầu xây dựng Trạm Vũ trụ của riêng họ và đã phóng thành công module thứ 2 vào hôm chủ nhật vừa qua.
Theo Washington Post