Ngài Alfred Mehran - Một cuộc đời kỳ quặc và tấn bi kịch gần 20 năm ở sân bay

P.W
13/11/2022 11:21Phản hồi: 68
Ngài Alfred Mehran - Một cuộc đời kỳ quặc và tấn bi kịch gần 20 năm ở sân bay
Lịch sử đã từng ghi nhận không ít những trường hợp có những người vì một lý do nào đó, hầu hết là tị nạn chính trị, phải sống trong những sân bay. Có thể liệt kê vài trường hợp như thế, ví dụ như Zahra Kamalfar sống gần 1 năm ở sân bay quốc tế Sheremetyevo, Nga. Một trường hợp khác là Bayram Tepeli, một lao công ở sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đến thời điểm bị bệnh không còn khả năng làm việc vẫn nhất quyết ở lại sân bay vì coi đó là nhà.

Tính ra, so với khoảng thời gian gần 22 năm sống ở sân bay Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ, Tepeli là “cư dân” sống lâu nhất trong một sân bay tính đến thời điểm hiện tại, và thậm chí sau khi sân bay quốc tế Ataturk đóng cửa, Tepeli thậm chí còn chuyển sang sống tiếp ở sân bay mới của Istanbul, Sabiha Gökçen. Nhưng nếu tốn giấy mực và nổi tiếng nhất, có lẽ phải là trường hợp của “Ngài Alfred Mehran”, con người không có quốc tịch từ năm 1977, và phải sống ở Terminal 1 sân bay Charles de Gaulle, Paris, Pháp.

[​IMG]

Trên số liệu chính thức, thời gian Mehran Karimi Nasseri sống ở sân bay Pháp là khoảng 6.548 ngày, từ ngày 26/8/1988 đến tháng 7/2006. Sau đó ông phải nhập viện, còn “chỗ ở”, hay nói đúng hơn là góc ở nhà chờ sân bay nơi ông để đồ dùng cá nhân dưới gầm cầu thang máy cũng bị dọn đi mất. Kể từ đó, Mehran được chăm sóc bởi nhân viên Hội Chữ thập đỏ của Pháp, rồi sau đó là chuyển về sống ở khu nhà dành cho người vô gia cư được tổ chức phi lợi nhuận Emmaus quản lý ở quận 20, Paris.

Nhưng ngay trước cái chết của ông vì một cơn đau tim vào ngày 12/11/2022, hãng tin AP hồi tháng 9 cho biết Mehran đã lại quay trở về sân bay để sống.


Câu chuyện bắt đầu khi Mehran tuyên bố bị trục xuất khỏi Iran sau khi lên án hoàng đế nước này khi ấy là Shah Mohammad Reza Pahlavi. Sau khi đăng ký xin tị nạn chính trị ở vài quốc gia, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) đã cho phép ông tới sống ở Bỉ. Vài nguồn tin cho biết, UNHCR còn cho phép Mehran tị nạn ở vài quốc gia châu Âu khác. Tuy nhiên những cuộc điều tra sau này đều cho thấy không có động thái của chính quyền hoàng gia Iran trong việc trục xuất ông khỏi đất mẹ.

Mọi rắc rối xảy đến vào năm 1986, khi Mehran quyết định chọn Anh làm điểm đến, vì đó là quê hương của mẹ ông. Nhưng năm 1988, trên chuyến phà di chuyển từ Pháp tới Anh, hành lý của Mehran bị cho là thất lạc. Nhưng cũng có nguồn tin nói rằng Mehran gửi giấy tờ xin tị nạn tới Brussel, Bỉ chứ không phải London. Và vì không còn hộ chiếu, ông phải lên máy bay từ London về Pháp. Bị bắt vì không có hộ chiếu, ông nhanh chóng được thả vì thứ nhất, ông nhập cảnh Pháp hoàn toàn tuân thủ pháp luật nước này, và thứ hai là Mehran cũng chẳng còn đất nước nào để có thể trở về. Nhưng cùng lúc, tòa án Pháp cũng không có thẩm quyền cho phép ông bước chân ra khỏi sân bay. Mà chuyện đó cũng không quan trọng, vì Mehran luôn muốn về Anh sống, chứ không phải Pháp.

Tinhte_Mehran2.jpg

Vậy là quá trình gần 2 thập kỷ sống trong sân bay Charles de Gaulle của Mehran bắt đầu như vậy. Ăn uống thì ông tới McDonald's, rồi vào mấy tiệm đồ trong sân bay mua thuốc lá.

Bước ngoặt trớ trêu mà chính Mehran thực hiện là vào năm 1995. Cả Bỉ lẫn Pháp đều đề cập việc cho phép Mehran tị nạn và tới sinh sống ở đó. Nhưng bất chấp những nỗ lực thuyết phục của vị luật sư Christian Bourget, Mehran từ chối ký tên vào giấy cấp quyền tị nạn vì một lý do đơn giản, tên ông trên giấy tờ là Mehran Karimi Nasseri, quốc tịch Iran, chứ không phải tên mà ông muốn, Alfred Mehran, quốc tịch Anh.

Ngẫm lại, đấy hoàn toàn có thể là những áp lực về mặt tâm lý đã tác động tới Mehran sau ngần ấy năm sống ở sân bay. Chính vị luật sư Bourget, dù phát bực với quyết định của thân chủ, cũng thừa nhận “ông ấy đã gần như hóa điên.”

Thực sự rất dễ kết nối câu chuyện của Ngài Alfred Mehran với bộ phim nổi tiếng The Terminal, vì dù sao hồi năm 2003, hãng phim Dreamworks của Steven Spielberg cũng đã trả 250.000 USD để “mua” lại câu chuyện của Nasseri. Nhưng sau đó bộ phim The Terminal lại hoàn toàn không đề cập gì tới nguyên mẫu đời thực, người vẫn đang sống trong sân bay Charles de Gaulle khi ấy, Mehran Karimi Nassari cả. Bản thân phim cũng rất khác đời thực.

Trong bộ phim Tom Hanks thủ vai chính, nhân vật ông đóng bị hủy hộ chiếu sau một cuộc lật đổ ở quê nhà, một quốc gia Đông Âu giả tưởng, và rồi ông bị mắc kẹt ở cổng quá cảnh trong sân bay. Còn Mehran thì được tự do đi lại bên trong khu vực dành cho hành khách đến sân bay. Nhưng dĩ nhiên, vì tình thế cá nhân, Mehran không thể tự đi xem bộ phim kịch tính hóa chuyện đời có thật của ông khi nó được công chiếu ngoài rạp.

Quảng cáo

68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cho vào container lạnh giờ
@airwalker Vào rồi đó.
coi phim The Terminal rồi mới thấy đúng là không thể tin được có những cuộc đời như vậy.
Xưa có xem film nội dung lấy từ ông này.
@duchaitp the terminal của tom hanks 😁
Ngài?? Lý do gọi ngài là gì vậy mn
@bita95 Thế mới nói là mấy thằng học được tí tiếng Anh thì sắp quên tiếng mẹ đẻ rồi. Ông của khỉ gì gì trong bài chẳng ảnh hưởng gì tới tôi. Nhưng đứa nào dùng tiếng Việt ngu, làm bẩn tiếng Việt thì nó lớn hơn bát cơm nhiều. Những kẻ chỉ nhìn vào bát cơm có khi dám bán cả mả tổ.
@【iTinhTế】 Dịch tên riêng mà dịch như vậy thì ngồi ngay ngắn tôi ij vào mặt cái.
Này do ổng lựa chọn chứ có nhiều kế hoạch nhân đạo cho ổng mà ổng ko thích
Đồ trong sân bay mắc gấp 2 3 lần, tiền đâu mà ổng sống trong đó được ????
@dtk89 ko visa thì mới kẹt lại
chớ dân vn 'kẹt ' ở nội bài thì ai cho ở 😁
@NamAnn ủa mình nhớ là giấy tờ tị nạn bị chôm mât ,nên ko nhập hay xuât cảnh đc
NamAnn
TÍCH CỰC
một năm
@kixx Đó là giai đoạn đầu thôi, do không có hộ chiếu. Sau khi ổng được biết đến nhiều thì đã được mời làm đơn xin tị nạn và được mua tác quyền như ở trên.
@NamAnn chăc sống quen
giờ ra ngoài thì cũng homeless thôi
sống trong này sướng hơn : )
Quá đỉnh
Làm thế nào mà ông ấy có thể ăn uống ngủ nghỉ được ở đấy? Ông ấy lấy đâu ra tiền khi không lai động? Nếu ai đó cho ông ấy tiền thì ở sân bay có đủ đồ dùng để ông ấy mua để định hoạt như bình thường ko?
@dlv.thickgame Cs chỉ có ăn và tồn tại thì khó gì. Chưa nói giàu như Pháp mà ở sân bay xin mẩu bánh mì thôi mà.
@dlv.thickgame đồ ăn thì ko thíu ,left over
làm phụ việc cho nhà hàng trong sân bay ,kiếm vài đồng mua nhu yếu phẩm
khăn giấy ,toilet ,tắm rửa vô tư
đi gom xe hành lí có khi đc tip vài cent
nhu cầu tối thỉu thì ở đâu cũng sống đc 😁
Bên nước ngoài coi trọng tác quyền phim rất độc đáo luôn 😃

Cầu bất cầu bơ 18 năm làm ngay cái giải 250K USD (xấp xỉ 6 tỷ VNĐ) sang Việt Nam sống gầm cầu và gửi tiết kiệm ngân hàng mỗi tháng ăn lãi cũng chục triệu VNĐ (lãi tầm 4%) tạm đủ ăn uống 😁

Chứ lãi mà lên tới 10% thì Chấm Mút mọt tiền ngân hàng :D
Mày vui tính vãi
@toilachi9 ,
@toilachi9 sân bay nổi tiếng về an ninh là changi
có 1 youtuber từn 'ở ' lại sân bay trong 3 ngày ,lach đc mấy cuộc ktra ,thẩm vấn : )))
@Cuong Nb 6 tỷ gửi tk mà tháng 6tr. Đúng là học sinh mới tốt nghiệp cấp 2 ra trường lại hay la liếm.
@Mongtonhatlang Thực ra là tính lãi suất thấp nên mới ra vậy 😁 chứ đúng là như này (lãi suất 4%/tháng) sẽ là 19.726.026 VNĐ :D

Giả sử lãi suất tầm 10% thì nằm ngua ăn sẵn luôn :D tháng cứ chấm mút 49.315.068 VNĐ :D
Mày vui tính vãi
1 lão lang thang được gọi là ngài 😏😏😏
ủa ông này đc phong hiệp sĩ lun hở ta
hơi vô lí ,vì chưa thấy đóng gop gì lớn @@
chịu, luật sư đã kêu ông ta đã hóa điên.
lazy0338
ĐẠI BÀNG
một năm
Buồn ghê...
Chơi chữ à, tại sao lại gọi là NGÀI
Đã từng có bài viết về ông này trước đó rồi, cũng k phải là việc hay ho hoặc kỳ lạ gì, post lại chi vậy nhỉ
Nghe cũng hơi vô lý. Sống bằng gì ở sân bay ? Tiền đâu mua thức ăn, thuốc trị bệnh ...? Đi xin trong sân bay ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019