[Chuyện ảnh] Ngành công nghiệp livestream đem lại sự thân mật. Tại sao người dùng vẫn cô đơn?

blueJune
29/7/2020 2:54Phản hồi: 31
[Chuyện ảnh] Ngành công nghiệp livestream đem lại sự thân mật. Tại sao người dùng vẫn cô đơn?
Rất nhiều người thích xem livestream, và việc này cực kì phổ biến ở một số nước châu Á như Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc khi nhiều người cho rằng xem livestream khiến họ bớt cô đơn. Đây là ngành công nghiệp hái ra tiền cho các livestreamer. Vậy thực sự đằng sau câu chuyện này là như thế nào?

Những người nổi tiếng trên Internet livestream cảnh họ đang hát, nói chuyện, ăn uống và ngủ để kiếm tiền.

Khi màn đêm buông xuống thành phố Đài Loan, hình ảnh người phụ nữ có tên Lala làm sáng cả bầu trời đêm. Cô là một trong những livestreamer nổi tiếng nhất ở Đài Loan, một nhóm nhỏ những ngôi sao có được danh tiếng từ việc ngồi trước camera. Gương mặt cô được phát trên một bảng quảng cáo cao hơn 30 mét nhìn về phía Đài Bắc.

Ở châu Á, có vô số livestreamer kể chuyện đùa, ăn uống và ngủ nghỉ khi những cảnh về họ đang được xem bởi hàng ngàn người trên smartphone và màn hình máy tính. Người thành công nhất trong số họ có thể làm ra cả một gia tài đủ để mua cho mình những hòn đảo làm sở hữu riêng. Nhưng lời hứa thân mật của ngành công nghiệp này liệu có làm vơi bớt nỗi cô đơn sẵn có ở cả phía livestreamer và fan hâm mộ?

livestream-chuyen-anh00001.png

Lala, 35 tuổi, đang livestream từ một phòng khách sạn ở Cao Hùng, Đài Loan. Lala là một livestreamer độc lập có gần 75.000 người theo dõi trên ứng dụng LiveAF được điều hành bởi 17 Media. Cô để cô con gái nhỏ Mong Mong của mình ở lại căn hộ khi cô đi làm, ngồi một mình trong các phòng khách sạn, gửi đi những nụ cười tới fan hâm mộ qua màn hình điện thoại.

livestream-chuyen-anh00002.png Strawberry, 24 tuổi, sử dụng filter máy tính để khi xuất hiện livestream, khuôn mặt cô sẽ trắng trẻo và thon gọn hơn tại Tây An, Trung Quốc. Livestreamer bị cấm thảo luận về các chủ đề nhạy cảm trực tuyến.

livestream-chuyen-anh00003.png
Livestreamer kiếm được tiền nhờ vào việc fan gửi họ những hình sticker hoặc emoji ảo thông qua video chat. Một chiếc sticker có thể lên tới hàng ngàn đô la. Streamer và công ty họ làm cho sẽ chia nhau số tiền này. Mặc dù không phải ai cũng thành công trong ngành kinh doanh này, livestreamer như Nice (bên trái) có thể kiếm đủ tiền để mua một căn hộ ở Đài Loan với những nội thất xa hoa.


livestream-chuyen-anh00004.png
Một nhóm đặc vụ Trung Quốc giám sát các livestreamer tợi Redu Media, chi nhánh Bắc Kinh. Ở Trung Quốc, livestreamer phải tuân thủ các hướng dẫn nghiêm ngặt. Phụ nữ không được mặc quần áo sexy, cởi quần áo bị cấm. Thảo luận chính trị cũng bị cấm.


livestream-chuyen-anh00005.png Livestreamer Mukbang đang say sưa ăn bát mì cay tại một nhà hàng ở Seoul, Hàn Quốc. Mukbang là hình thức phổ biến đầu tiên của livestream, yêu cầu các ngôi sao ăn một lượng lớn thức ăn trước camera. Fan của Mukbang thường không có ai để ngồi ăn cùng hoặc đang cố gắng giảm cân, hay đơn thuần chỉ tìm niềm vui trong việc xem người nổi tiếng.

livestream-chuyen-anh00006.png Lee, 31 tuổi, một livestreamer Mukbang, đi ngủ sau một lượt live ở Seoul. Vẫn bật camera, anh cho fan xem mình đi ngủ.

livestream-chuyen-anh00007.png
Một số fan hâm mộ yêu cầu Lee cho thêm ớt cay vào đồ ăn hoặc là cắt nó theo cách nào đó. Khi Lee làm theo những yêu cầu này, fan sẽ gửi thêm cho anh nhiều sticker ảo.

Quảng cáo



Sau ngày dài làm việc tại nhà máy dệt, Junji Chen dành thời gian để theo dõi Yutong - livestreamer yêu thích của anh. Rời làng để làm việc tại Đài Loan, người đàn ông 42 tuổi này gần như không có giao tiếp xã hội. Hầu hết các mối quan hệ của anh là cùng với những người bạn Facebook, rất nhiều người trong số họ anh chưa bao giờ gặp ngoài đời, kể cả với những livestreamer.

Yutong không thể nhìn thấy Chen hoặc nghe giọng của anh nhưng đối với anh ấy, mối liên kết này rất thật, thậm chí có thể đáp lại. Để duy trì cảm giác này, anh chỉ cần chạm và vuốt ngón trỏ trên màn hình. Trong phần bình luận, anh tâng bốc bằng những lời khen gợi hoặc gửi tiền dưới dạng sticker ảo.

Một sticker có thể tốn kém cả nghìn đô, một cái giá khá chát cho công nhân nhà máy ở một quốc gia có mức lương tối thiểu thấp hơn $5 một giờ. Nhưng với những người xem cô độc như Junji, người dành một phần ba lương tháng cho sticker ảo, sự đồng hành của livestreamer là đáng giá.

livestream-chuyen-anh00008.png
Ở quận Đại An, trung tâm Đài Loan, 17 Media sở hữu bảng hiệu cao hơn 30 mét trên một cửa hàng Rolex. Trên quảng cáo, 4 livestreamer đang tạo dáng với một khẩu hiệu đáng yêu, thu hút những tâm hồn cô đơn của thành phố: “Tôi muốn ở bên bạn.”

Những ứng dụng livestream được lập nên tại Hàn Quốc năm 2006 là giao diện cho những ngôi sao Internet dùng để trò chuyện, ăn, nhảy múa hoặc thậm chí ngủ trước camera. Giờ chúng phổ biến ở khắp Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Những nền tảng như 17 Media, được thành lập ở Đài Loan năm 2015, có hơn 30 triệu người dùng toàn cầu và sản xuất nội dung kéo dài 10.000 giờ mỗi ngày. Đạt mức hơn 10 triệu lượt tải về trong vòng 250 ngày ra mắt, tốc độ phát triển ban đầu của 17 Media nhanh hơn cả Instagram hay Facebook.

Quảng cáo


Giải trí 24/7

Khi đi quá giang xe ở Trung Quốc năm 2017, Chi Hui Lin lần đầu làm livestream. Lớn lên ở Đài Loan, cô đã chứng kiến sự phát triển của ngành công nghiệp này khi quảng cáo hiện lên ở các thành phố lớn và nền tảng này trở thành một phần của các cuộc trò chuyện thông thường. Nhưng cô không bao giờ cảm thấy bắt buộc phải xem một ứng dụng.

livestream-chuyen-anh00009.png
Huh Mino chuẩn bị livestream khi dùng bữa tại căn hộ ở Seoul, Hàn Quốc. Huh Mino kiếm được khoảng $450 tới $900 cho mỗi lần lên sóng. Ăn càng nhiều và càng nhanh, anh càng kiếm được nhiều tiền. Chủ đề hôm nay: 10 cái burger trong 10 phút.


livestream-chuyen-anh00010.png Huh Mino tương tác với fan thông qua tin nhắn và điều chỉnh chất lượng mic để tăng chất lượng buổi live của mình. Anh kiếm được rất nhiều sticker ảo.

Thậm chí kể cả khi cô xem app, cô cũng không thấy livestream mang tính giải trí. Ngành công nghiệp này thường được thực hiện bởi các livestreamer nữ và được các fan nam theo dõi. Nó làm cô tò mò.

Jerome Gence, một nhiếp ảnh gia và bạn đồng hành du lịch của Lin cũng khá quan tâm về chủ đề này. Gence hứng thú về mối quan hệ giữa con người và công nghệ khi anh làm nhà phân tích web ở Pháp nhưng anh chưa từng có kinh nghiệm về hiện tượng này. Lin và Gence quyết định chụp ảnh các livestreamer và fan của họ trong khắp châu Á.

livestream-chuyen-anh00011.png
Q Jiang, một chú chó streamer nổi tiếng, gặp fan tại Cao Hùng, Đài Loan. Q Jiang ngồi trong một chiếc xe điện khi chủ của chú trả lời câu hỏi của fan.

Trong hơn 7 tháng Lin và Gence gặp livestreamer: một người đàn ông ăn lượng thức ăn khổng lồ; một người phụ nữ trẻ mảnh mai thay đổi hình dáng gương mặt mình bằng filter trên app; một chú chó đi trên một chiếc ô tô mô hình. Họ cũng khám phá được rằng những chiếc ghế lông mịn và hình nền sống động đằng sau các livestreamer không phải là bức tranh toàn cảnh. “Bạn có thể có một background màu sắc, tuyệt vời nhưng phía trước họ, thậm chí không có nổi một chiếc cửa sổ.” Gence nói.

Phía sau màn hình

Với ngành công nghiệp livestream, mỗi quốc gia có các luật lệ khác nhau.

Điểm dừng chân đầu tiên của Gence và Lin là Redu Media, một công ty livestream Trung Quốc có văn phòng ở Tây An và Trung Quốc. Trung Quốc giám sát chặt chẽ tất cả các livestreamer và cấm họ bàn luận chính trị. Ở đây, họ gặp các livestreamer làm việc với các quy luật nghiêm ngặt. Ở Đài Loan, Gence và Lin gặp các livestreamer tại nhà. Tiếp đến, họ ghé thăm Afreeca.tv, công ty live stream lớn nhất Hàn Quốc. Ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, livestreamer có thể tham gia bàn luận chính trị và làm việc ở nhà thay vì đến công ty.

Công việc có thể gây hại đến sức khoẻ thể chất và tâm lý. Những giờ cao điểm là vào buổi đêm, đồng nghĩa với mệt mỏi và giờ ngủ đảo lộn. Một số người không gặp gỡ gia đình và bạn bè hoặc bị trầm cảm. Ở Hàn Quốc, các livestreamer ăn một lượng lớn đồ ăn khi ở trước camera (Mukbang) thường bị béo phì. Họ có thể gặp các vấn đề sức khoẻ và thậm chí bị bệnh tim.

livestream-chuyen-anh00012.png Lala, 35 tuổi, chụp ảnh selfie cùng fan ở một buổi kí tặng sách ảnh của cô ở Cao Hùng, Đài Loan. Lala và các livestreamer nổi tiếng khác rất ít khi họp fan trực tiếp trừ khi họ kiếm được tiền từ việc đó.

livestream-chuyen-anh00013.png
Mong Mong, con gái của Lala, đang xem mẹ trên TV. Vì lịch làm việc dày đặc, Lala hiếm khi ở nhà nên Mong Mong đã dần quen với sự vắng mặt của mẹ.


livestream-chuyen-anh00014.png Mong Mong đảo mắt khi mẹ bé đang livestream việc giúp đỡ những người vô gia cư cùng với một hiệp hộp địa phương ở Cao Hùng. Lala là một trong những livestreamer nổi tiếng nhất ở Đài Loan.

Khi Lala, một livestreamer nổi tiếng ở Đài Loan, đi làm, cô để đứa con gái Mong Mong 5 tuổi ở nhà. Mẹ của Lala nói rằng bà sợ rằng con gái mình không có mối quan hệ thực sự nào ngoài ngành công nghiệp - ngoại trừ gần 75.000 người theo dõi trên LiveAf, một ứng dụng của 17 Media.

Bởi vì thành công của một livestreamer phụ thuộc vào sự phổ biến trên mạng, họ có thể tiếp tục những thói quen không lành mạnh để làm hài lòng fan của mình. Một khi sự gần gũi mất đi, thu nhập của họ cũng mất theo.

“Livestreamer thường không chắc chắn về công việc của mình vì họ không biết được fan sẽ yêu thích họ đến bao giờ. Fan hâm mộ chỉ cần quẹt tay để chuyển sang xem livestream của người khác.” Lin nói.

Theo dữ liệu năm 2016 của WeChat, một phần mềm mạng xã hội của Trung Quốc, có hơn 90% livestreamer làm thêm một công việc khác, và chỉ 17% vẫn làm trong ngành công nghiệp này hơn hai năm.

Mặc dù vậy, những công ty như 17 Media vẫn hái ra tiền. “Kẻ chiến thắng cuối cùng vẫn là công ty duy trì nền tảng.” Lid nói.

Những mục tiêu dễ dàng

Kongto, một fan hâm mộ 32 tuổi, sống cùng ba mẹ ở Miêu Lật, Đài Loan. Anh chưa bao giờ hôn con gái, Kongto cảm thấy dễ dàng bày tỏ cảm xúc với một livestreamer trên mạng hơn là với một phụ nữ ở đời thực. Anh xem livestreamer yêu thích Yutong của mình trong bí mật, lo sợ về phản ứng của ba mẹ nếu như họ biết thói quen của anh.

Kongto là một trong số nhiều người xem livestream để vơi bớt cô đơn. Điều này đặc biệt phổ biến ở những quốc gia châu Á, nơi nhiều người đàn ông trẻ phải rời khỏi gia đình mình ở những làng quê để làm việc cho các nhà máy trên thành phố. Không quen biết ai, họ xem livestream để đỡ cảm thấy bị cô lập trong môi trường mới.

livestream-chuyen-anh00015.png
Hanse nhìn ra ngoài cửa sổ của chiếc xe hơi đắt tiền tại Seoul. “Thi thoảng, tôi mơ thấy ác mộng khi không có ai xem những buổi livestream của mình nữa.” Cô nói. Mặc dù đã kiếm một khối tài sản kha khá từ công việc này, cô nói rằng cô chưa bao giờ khóc nhiều đến vậy khi công việc online của cô không còn nữa.

“Thế hệ này có thể kết nối với nhau trên nền tảng streaming” Nan Zhang, một người làm marketing tại Metis International nói, anh đã nghiên cứu thị trường livestream ở Trung Quốc từ năm 2016. “Có thể họ không thể chia sẻ hoặc sống thật khi ở cùng cha mẹ, anh chị em hoặc đồng nghiệp.”

Sự chuyển đổi nhanh chóng ở Trung Quốc từ một xã hội theo chủ nghĩa tập thể sang chủ nghĩa cá nhân đóng một vai trò lớn trong quyết định của người trẻ khi xem livestream. Thêm vào đó, chính sách một con của Trung Quốc từ năm 1980, ưu tiên con trai hơn. Ngày nay, hàng triệu đàn ông ở độ tuổi 20 phải đối mặt với sự thiếu hụt phụ nữ đã chuyển sang xem livestream.

Cô ấy không yêu tôi

Người hâm mộ livestream có thể biểu lộ các mối quan hệ xã hội, tình bạn một chiều với các livestreamer yêu thích. Đối với người thiếu kĩ năng xã hội, mối quan hệ kiểu này có thể gây ảo giác về sự đồng hành khi trong thực tế, người khác không cho lại họ điều gì cả.

Kostadin Kushlev, một trợ lý giáo sư khoa tâm lý học tại đại học Georgetown, đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc xem qua màn hình tới sức khoẻ, hạnh phúc. Anh chỉ ra rằng tương tác qua điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ không thể đạt được những lợi ích như những mối quan hệ ở thế giới thực.

livestream-chuyen-anh00016.png
Kongto xem livestream của Yutong, livestreamer yêu thích của anh tại phòng ngủ ở Miêu Lật, Đài Loan. Nội thất trong phòng hay sự thực anh chưa bao giờ hôn bạn gái chưa bao giờ thay đổi trong 32 năm qua. Khi online, anh có được sự tự tin thiếu hụt ở thế giới thực.

livestream-chuyen-anh00017.png
Junji, 42 tuổi, ở một shop tại Đài Loan, tìm một món quà cho Ciaoyo - livestreamer yêu thích của anh. Junji chưa bao giờ gặp Ciaoya nhưng hi vọng có thể tặng quà cô trong tương lai. Ngoài các sticker ảo, fan có thể tặng quà vật chất như thú bông, gối in hình hoặc bình xịt hơi cay. Một số livestreamer tổ chức sự kiện để fan có thể gặp gỡ và tặng quà họ.


livestream-chuyen-anh00018.png
Junji cho rằng mình không có bạn ở Đài Loan, nơi anh đã chuyển đến để làm cho nhà máy dệt. Livestreamer cho anh một mối quan hệ, và anh trả lại cho họ những sticker ảnh. Anh dành một phần ba lương hàng tháng để mua sticker.

“Những thiết bị này có thể kết nối chúng ta theo mặt lý thuyết. Nhưng khi chúng ta bắt đầu thay thế các tương tác trực tiếp bằng tương tác trên mạng, chúng ta kết thúc bằng những vòng lặp tự thân này, nơi chúng ta có nhu cầu kết nối nhưng không thể.” Kushlev nói.

Fan tin rằng khi họ thực sự được quan tâm nhưng kết cục thì, livestreamer chỉ kiếm tiền và người hâm mộ thậm chí cảm thấy còn cô độc hơn trước. Tuy nhiên, một số người nói rằng những video này giúp họ có tình bạn, thậm chí tình yêu. Một số người nói rằng họ theo dõi livestreamer bởi vì đây là những người duy nhất biết tên họ.

Khi kết thúc dự án, nhiếp ảnh gia biết được rằng Junji Chen, fan hâm mộ người Đài Loan, đã ngừng xem Yutong. Anh ấy nhận ra rằng livestreamer sẽ không bao giờ đáp trả tình yêu của mình. Anh muốn đối xử với bản thân tốt hơn.

31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Khi đã tiếp cận & sẵn sàng đánh đổi mọi thứ với livestream thì livestreamer fải chấp nhận những mặt trái, góc khuất của nghề này thôi, gì cũng có ưu & nhược mà 😎
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Livestreamer cũng đang dần trở thành một nghề ở Việt Nam rồi 😁 , ngoài việc nhận các sticker từ fan thì họ sử dụng sự nổi tiếng của mình để bán hàng online , hoặc tham gia các sự kiện. Có vẻ như khi công nghệ quá phát triển thì các lên kết thực dần bị yếu đi .
Pop-up
TÍCH CỰC
4 năm
bài viết thật hay nhưng cũng thật buồn. Công nghệ chưa bao giờ tiền xa hơn nhưng dường như con người cũng xa nhau hơn. Nhìn hình ảnh người đàn ông ngồi 1 mình trong phòng dán mắt vào chiếc điện thoại thấy thương cảm và cũng chợt giật nảy bản thân mình cũng đã ngồi trước màn hình hàng tiếng đồng hồ và không có ý định rời đi...
ufdb
CAO CẤP
4 năm
@Pop-up Và cũng sai chính tả thật nhiều
LinhVN1807
TÍCH CỰC
4 năm
Chưa bh thấy một người ngoài 30 và 40 lại vẫn thần tượng idol như mấy đứa teen ở VN. Nể thật 😃
ZeusFate
TÍCH CỰC
4 năm
@LinhVN1807 Thần tượng là xu hướng của mấy đứa yếu đuối thôi. Các bạn thấy các fan nữ là chủ yếu còn mấy fan nam liếm ghế idol thì cũng là gay gần 1 nửa. Mình là người bt nhưng mình chả thần tượng bố con thằng nào cả dù cho có là tổng thống hay Thanos. Còn mấy em girl JAV thì có chút chút kiểu nó giống như là bản năng rồi. Xin thứ lỗi nếu quan điểm mình đi ngược lại số đông =))
Thời thế và xu hướng. Chuyện quá bình thường mà. Phải có cái gì đó để đánh đổi, trao đổi tương đương.
.
Untitled.png
mất niềm tin vào ảo thì việc cô đơn là tất yếu
là lựa chọn, chịu thôi
Mình có lẽ là người tối cổ khi mà ko coi livestream. Mình thấy có mấy cái livestream nó vớ vẩn sao ấy. Ý kiến cá nhân nhóe, không bao hàm tất cả các loại livestream.
@Blitzwaffen Có gì đâu bác, nó cũng như các loại hình giải trí thôi, xem tv show, xem mấy kiểu như netflix, ra rạp, ca nhạc, xem kịch, xe hài, xem cải lương, xem múa rối,....
Cái này hợp gu thì xem thôi, dễ mà.
Mr.ZP
TÍCH CỰC
4 năm
@Blitzwaffen Xem livestream vì mục đích vui vẻ thôi. Không tin và không mê muội là đc 😀
Thân mật sao bằng búp bê tình yêu, vậy mà vẫn cô đơn kìa.
Mr Dulo
CAO CẤP
4 năm
Ặc😀
Nói chung nó cũng là một cách "sống" thôi. Tùy vào định nghĩa của mỗi người. Xưa có nhiều người mê game vì thế giới ảo, thì giờ nghiện livestream cũng vậy thôi. Cái họ thiếu ở thực có thể thấy ở ảo thì họ cứ ảo thôi.
Ngáo Cần
ĐẠI BÀNG
4 năm
Có thừa tiền + điên mới đi tặng quà cho bọn bọn streamer, youtuber nghiện game
Mình thích mấy em livestream bán mắt kính.
Đem lại sự thân mật trong thế giới ảo và vẫn cô đơn trong thế giới thật.
Rev
CAO CẤP
4 năm
cái gì cũng có 2 mặt của nó
mình thì ít xem
Xã hội phát triển con người lại cô đơn
ufdb
CAO CẤP
4 năm
@phoden "Chúng ta đang tiến hoá để cô đơn" - Đen said.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019