Doanh số bán hàng năm 2016, 2017, 2018, 2019 tại Trung Quốc, Volkswagen luôn ở danh hiệu đứng đầu, kế đó là Honda, xuất hiện ở vị trí thứ 2 ba trong số 4 năm liền. Hàng năm, có hơn 3 triệu xe VW được bán ra tại Trung Quốc, gấp đôi doanh số bán hàng của hãng xếp thứ 2 trên bảng tổng sắp. Điều đó nghĩa là ở Trung Quốc, bước ra đường, tỷ lệ bạn bắt gặp một chiếc VW là cực kỳ cao, dù cho đó là ở nội ô đông đúc hay một vùng quê hẻo lánh. Ngoài Geely Auto, trong vòng 5 năm qua, gần như chưa có một thương hiệu nội địa nào của Trung Quốc nằm trong top 5 những thương hiệu xe có doanh số cao nhất tại thị trường ô tô Trung Quốc.
Nếu như Mỹ có "Big Three" (3 ông lớn) là General Motors, Ford và Fiat Chrysler; Đức có Big Three là Audi (Volkswagen AG), Mercedes-Benz (Daimler AG), BMW (BMW AG); Nhật Bản có Toyota, Nissan và Honda...thì Trung Quốc cũng có "Big Four" là SAIC Motor, Dongfeng , FAW và Chang'an. Ngoài ra, còn có hàng loạt các tên tuổi khác như Geely, Beijing Automotive Group, Brilliance Automotive, Guangzhou Automobile Group, Great Wall, BYD, Chery và Jianghuai (JAC), cùng nhiều hãng nhỏ khác. Hầu hết những mẫu ô tô được sản xuất bởi các thương hiệu nội địa đều được bán ra tại thị trường Trung Quốc, mặc dù tham vọng của họ lớn hơn thế.

Nếu như Mỹ có "Big Three" (3 ông lớn) là General Motors, Ford và Fiat Chrysler; Đức có Big Three là Audi (Volkswagen AG), Mercedes-Benz (Daimler AG), BMW (BMW AG); Nhật Bản có Toyota, Nissan và Honda...thì Trung Quốc cũng có "Big Four" là SAIC Motor, Dongfeng , FAW và Chang'an. Ngoài ra, còn có hàng loạt các tên tuổi khác như Geely, Beijing Automotive Group, Brilliance Automotive, Guangzhou Automobile Group, Great Wall, BYD, Chery và Jianghuai (JAC), cùng nhiều hãng nhỏ khác. Hầu hết những mẫu ô tô được sản xuất bởi các thương hiệu nội địa đều được bán ra tại thị trường Trung Quốc, mặc dù tham vọng của họ lớn hơn thế.

Ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc chủ yếu có nguồn gốc từ Liên Xô (các nhà máy và thiết kế ô tô được cấp phép vốn thành lập từ những năm 1950, với sự giúp đỡ của Liên Xô). Từ đầu những năm 1990, ngành công nghiệp này được đánh giá là đã phát triển nhanh chóng với năng suất ngày càng cao. Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, sự phát triển của thị trường ô tô đã tăng tốc hơn đáng kể. Từ năm 2002 đến 2007, thị trường ô tô quốc gia của Trung Quốc tăng trưởng trung bình 21%, tương đương một triệu xe mỗi năm.
Năm 2009, Trung Quốc sản xuất 13,79 triệu chiếc ô tô, trong đó 8 triệu chiếc ô tô chở khách và 3,41 triệu chiếc xe thương mại, vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về số lượng. Những thông tin vừa rồi nói nhiều về năng lực sản xuất ô tô của Trung Quốc, hơn là về năng lực của họ trong việc tự phát triển và sản xuất những chiếc xe chất lượng với doanh số cao.
Các thương hiệu và nhà sản xuất ô tô nội địa Trung Quốc
Như đã nói từ đầu, Trung Quốc có các nhà sản xuất ô tô nội địa thuộc sở hữu nhà nước, đó là nhóm “Big Four”, bao gồm: Shanghai General Motors (hợp tác với GM), Dongfeng , FAW và Chang'an . Ngoài ra, có một thương hiệu khác là BAIC được cho là luôn "lăm le" vị trí số 4 mà Chang'an đang nắm giữ.

Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Thượng Hải (SAIC): một công ty sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc có trụ sở chính tại Thượng Hải . Công ty có sản lượng sản xuất lớn nhất trong số các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trong năm 2017, với hơn 6,9 triệu xe. SAIC chiếm được quyền phân phối nhiều thương hiệu khác nhau. Trong đó, các thương hiệu độc quyền của đơn vị này bao gồm Maxus, MG , Roewe và Yuejin . Các sản phẩm do các công ty liên doanh SAIC sản xuất được bán theo các thương hiệu bao gồm Baojun, Buick, Chevrolet, Iveco, Škoda, Volkswagen và Wuling.

Dongfeng Motor Corporation: một nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc có trụ sở chính tại Vũ Hán. Đây là nhà sản xuất xe lớn thứ hai của Trung Quốc vào năm 2017, tính theo số lượng sản xuất với hơn 4,1 triệu xe. Các thương hiệu được phân phối bởi Dongfeng tại Trung Quốc gồm có Dongfeng, Venucia và AEOLUS. Các liên doanh bao gồm Cummins, Dana, Honda, Nissan, Infiniti, PSA Peugeot Citroën, Renault, Kia và Yulon.
Quảng cáo

FAW Group Corporation có trụ sở chính tại Trường Xuân. Năm 2017, công ty nàu đứng thứ ba về sản lượng với 3,3 triệu xe. FAW chịu trách nhiệm phân phối ít nhất 10 thương hiệu khác nhau, bao gồm Besturn/Bēnténg, Dario, Haima, Hongqi, Jiaxing, Jie Fang, Jilin, Oley, Jie Fang, Yuan Zheng, và Tianjin Xiali. Liên doanh FAW phân phối Audi, General Motors, Mazda, Toyota và Volkswagen.

Tập đoàn ô tô Trường An có trụ sở chính tại Trùng Khánh và cũng là một doanh nghiệp nhà nước. Năm 2017, công ty đứng thứ tư về sản lượng nhờ xuất xưởng 2,8 triệu xe. Changan thiết kế, phát triển, sản xuất và bán xe du lịch dưới thương hiệu Changan và xe thương mại dưới thương hiệu Chana. Các công ty liên doanh nước ngoài bao gồm Suzuki, Ford, Mazda và PSA Peugeot Citroën.

BAIC Group: một doanh nghiệp nhà nước và là công ty mẹ của một số nhà sản xuất ô tô và máy móc của Trung Quốc, trụ sở đặt tại Bắc Kinh. Năm 2014, công ty đứng thứ 5 về sản lượng sản xuất với 2,5 triệu xe. Các công ty con của thương hiệu này bao gồm nhà sản xuất xe du lịch BAIC Motor, nhà sản xuất xe quân sự và SUV BAW và nhà sản xuất xe tải, xe buýt và thiết bị nông nghiệp Foton Motor. Công ty mẹ của BAIC là Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của Chính quyền Thành phố Bắc Kinh (SASAC). Đơn vị này có liên doanh với Hyundai và Mercedes-Benz.
Quảng cáo
Các nhà sản xuất ô tô đáng chú ý khác của Trung Quốc:

GAC (Tập đoàn ô tô Quảng Châu): một nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc có trụ sở chính tại Quảng Châu. GAC bán xe du lịch dưới thương hiệu Trumpchi. Tại Trung Quốc, họ được biết đến nhiều hơn nhờ liên doanh với nước ngoài với Fiat, Honda, Isuzu, Mitsubishi và Toyota.

Geely là nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất và nhà sản xuất lớn thứ 7 ở Trung Quốc. Được đánh giá là một trong những tập đoàn ô tô phát triển nhanh nhất trên thế giới, Geely được biết đến nhiều với việc sở hữu thương hiệu xe sang Thụy Điển, Volvo . Ở Trung Quốc, các thương hiệu xe của họ bao gồm Geely Auto, Volvo Cars và Lynk & Co.

Brilliance Auto là một nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc có trụ sở tại Thẩm Dương. Trong năm 2017, đây là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 9. Họ có liên doanh nước ngoài với BMW và cũng bán xe với thương hiệu Brilliance.

Chery là một nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc có trụ sở tại An Huy. Công ty có liên doanh nước ngoài với Jaguar Land Rover để sản xuất xe Jaguar và Land Rover tại Trung Quốc.
Các đơn vị sản xuất liên doanh
Những công ty từ các quốc gia khác có liên doanh sản xuất tại Trung Quốc bao gồm Luxgen, Daimler-Benz và General Motors.

Beijing Benz Automotive Co., Ltd là liên doanh giữa BAIC Motor và Daimler AG. Tính đến ngày 22/ 11/2018, liên minh này đã sản xuất được tổng cộng 2 triệu xe Mercedes-Benz tại Trung Quốc. Daimler và một đối tác khác là BYD Auto (do Warren Buffett hậu thuẫn) đã sản xuất một chiếc xe điện cho thị trường Trung Quốc, Denza. Ngoài ra, Daimler-Benz cũng đang thảo luận về việc sản xuất ô tô thông minh chạy bằng pin ở Trung Quốc với BYD Auto, theo một báo cáo hồi tháng 8/2018.
Năm 2013, Daimler AG cho biết họ đã mua lại 12% cổ phần tại BAIC, đổi lại, họ được 2 ghế trong hội đồng quản trị của BAIC Motor. Đồng thời, cả 2 nhất trí BAIC sẽ tăng cổ phần của công ty này tại liên doanh sản xuất Công ty Ô tô Beijing Benz (BBAC) từ 1% lên 51%, trong khi Daimler sẽ tăng cổ phần của họ trong liên doanh bán hàng và dịch vụ sau bán hàng Beijing Mercedes-Benz Sales Service Co. từ 1% lên 51%.
Tháng 7/2019, Daimler đăng tải một thông cáo báo chí cho biết họ đã nhận khoản đầu từ đến từ BAIC Group. Cụ thể, BAIC Group đã mua lại 5% vốn chủ sở hữu của Daimler AG. Daimler cho biết họ và BAIC đã thiết lập quan hệ đối tác từ năm 2003, kể từ đó, hai công ty đã hợp tác với nhau để "sản xuất, nghiên cứu, phát triển và bán xe du lịch, xe van và xe tải". Tính đến hiện tại, không có một mẫu xe cụ thể nào là sản phẩm phát triển bởi sự hợp tác giữa cả 2 tập đoàn được chính thức công bố.

Honda Motor Co đã liên doanh với Tập đoàn ô tô Quảng Châu (GAC Group) và có kế hoạch đầu tư 3,27 tỷ nhân dân tệ (469 triệu USD) hồi năm 2019 vào sản xuất xe năng lượng tái tạo ở Trung Quốc. Toyota cũng có liên doanh với GAC và họ đã lên kế hoạch để phát triển một chiếc xe điện mang logo GAC. Nissan hoạt động tại Trung Quốc dưới hình thức liên doanh với Dongfeng Motor Group Co Ltd. Nissan và Dongfeng Group cũng đã lên kế hoạch đầu tư khoảng 900 triệu USD để tăng sản lượng xe Nissan tại Trung Quốc lên 2,1 triệu xe mỗi năm. Ngày 1/9/2018, chiếc sedan điện đầu tiên của Nissan dành cho thị trường Trung Quốc, Sylphy Zero Emission, đã được đưa vào sản xuất.

Xe VW và Audi được sản xuất tại Trung Quốc bởi Tập đoàn Volkswagen Trung Quốc dưới hai liên doanh khác nhau là FAW-Volkswagen và SAIC Volkswagen. Họ đã bán được 30 triệu xe hơi tính đến tháng 11/2018.

BMW và đối tác Trung Quốc Brilliance Automotive Group Holdings dự kiến sản xuất 520.000 ô tô tại Trung Quốc trong năm 2019. Vào tháng 10/2018, nhà sản xuất tô hàng đầu nước Đức cho biết họ sẽ chi 3,6 tỷ euro (4,16 tỷ đô la) để tăng quyền sở hữu Brilliance Automotive từ 50% lên 75%. Ngoài ra, BMW cũng đã liên minh với Great Wall Motor để chế tạo những chiếc xe Mini chạy bằng điện tại Trung Quốc.
Jaguar Land Rover liên doanh với Chery.

Toàn bộ công ty Volvo Cars thuộc sở hữu của công ty Geely của Trung Quốc kể từ năm 2010 và hầu hết những chiếc XC60 đều được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó xuất khẩu sang các quốc gia khác nhau cũng như thị trường trong nước. Geeley cũng có các khoản đầu tư vào Daimler, AB Volvo và Lotus.
Những vụ sao chép thiết kế gây tranh cãi
Ngoài sự tăng trưởng nhất định, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, cụ thể là đối với các thương hiệu nội địa còn vướng vào những vụ sao chép ý tưởng gây tranh cãi.
BYD

Một số dòng xe của BYD được đánh giá là trông giống với xe của các thương hiệu khác bao gồm Lexus, Toyota, Honda, Mercedes Benz và Porsche. Ví dụ, mẫu BYD S8 mang nét tương đồng với chiếc Mercedes-Benz CLK từ phía trước và Renault Megane (CC) hoặc chiếc Chrysler Sebring mui trần thế hệ thứ ba nếu nhìn từ từ phía sau.
Một nhân viên giấu tên tại Honda cho rằng BYD F3 là "một bản sao" của Toyota Corolla. Một mẫu xe khác là BYD F1 sao chép thiết kế từ Toyota Aygo một cách rõ ràng.
Tận dụng lợi thế giống thiết kế này, các đại lý của BYD thậm chí còn thay thế logo của xe BYD bằng logo của các nhà sản xuất xe hơi khác, bao gồm cả Toyota. Chính phủ Hoa Kỳ trên thực tế cũng đã chỉ trích cách làm này của BYD. Một tài liệu từng đăng tải trên WikiLeaked của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Quảng Châu (Brian Goldbeck) đã đề cập đến cách làm của BYD trong việc sao chép đó trong bài viết có tựa đề "BYD tìm cách 'Xây dựng ước mơ của bạn' - dựa trên Thiết kế của Người khá".
Một số công ty ở Trung Quốc bán "gói độ" ngoại hình cho một số kiểu xe nhất định, chẳng hạn như chuyển BYD S6 thành Lexus RX350.
BYD thành lập trụ sở ở Bắc Mỹ tại Los Angeles, California vào năm 2012.
Chery

Vào tháng 6/2003, General Motors đã đâm đơn kiện Chery, cáo buộc nhà sản xuất Trung Quốc sao chép thiết kế của mẫu Daewoo Matiz thế hệ đầu tiên (do GM Hàn Quốc phát triển ), sau đó tạo nên mẫu Chery QQ. Sau đó, General Motors tiếp tục cáo buộc Chery sử dụng Matiz trong thử nghiệm va chạm cho Chery QQ.
Các giám đốc điều hành của GM tuyên bố sự trùng lặp thiết kế này nghiêm tọng đến mức các thành phần trên 2 mẫu xe có thể hoán đổi cho nhau. Tập đoàn GM Trung Quốc cho biết 2 xe "có chung cấu trúc khung gầm, thiết kế bên ngoài, thiết kế nội thất và các thành phần quan trọng". Sau khi các nỗ lực hòa giải thất bại, GM Daewoo đã khởi kiện Chery ra tòa án Thượng Hải, nhưng đến năm 2005, quyền tài phán đã được chuyển sang Tòa án Nhân dân Trung cấp số 1 Bắc Kinh.
Vào khoảng thời gian đó, các quan chức nhà nước Trung Quốc, bao gồm Thứ trưởng Bộ Thương mại và Phó Giám đốc Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Nhà nước, đã công khai ủng hộ Chery. Cuối năm 2005, vụ kiện đã được giải quyết. Zhang Qin, Phó Giám đốc Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Nhà nước, cho biết trong một cuộc họp báo rằng GM Daewoo đã không đăng ký được bằng sáng chế cho các thiết kế của họ ở Trung Quốc. Do đó, công nghệ này không được bảo vệ ở Trung Quốc theo luật. Vị quan chức này cũng cho biết chỉ khi GM Daewoo cung cấp đầy đủ bằng chứng để chứng minh rằng Chery đã lấy cắp số liệu thống kê để thực hiện hành vi sao chép thì mới có căn cứ để phán quyết, bất chấp những điểm tương đồng giữa hai chiếc xe.
Landwind

Landwind, một liên doanh giữa Changan Auto và Jiangling Motors cho ra mắt mẫu SUV Landwind X7 vào năm 2014. Jaguar Land Rover khẳng định đó là một bản sao của Range Rover Evoque - mẫu xe lúc bấy giờ đang được sản xuất trong nước bởi Chery Jaguar Land Rover. Hãng xe Anh Quốc đã cố gắng chặn đứng chuyện đó lại nhưng không thành công. Mặc dù kiểu dáng của 2 chiếc xe gần như y hệt, X7 có giá rẻ gần gấp 3 lần so với Evoque khi chiếc xe được tung ra thị trường. Các bộ phụ kiện dành cho X7 được bán ở Trung Quốc để biến chiếc xe trông giống Evoque hơn cũng phổ biến trong giới chơi xe. Bộ bodykit này bao gồm lưới tản nhiệt, logo và huy hiệu của Evoque.
Phản hồi đầu tiên của Jaguar Land Rover được đưa ra tại Triển lãm ô tô Quảng Châu vào tháng 11/2014, khi nhà thiết kế ô tô Ian Callum, người làm việc cho lúc bấy giờ Jaguar, đã tweet trên trang cá nhân những hình ảnh về chiếc xe và chỉ ra sự giống nhau giữa X7 và Evoque. Hơn nữa, công ty tuyên bố rằng họ đang điều tra xem các yếu tố thiết kế của Evoque có bị sao chép bởi Jiangling Motors, công ty mẹ của Landwind hay không và khẳng định họ sẽ "thực hiện bất kỳ động thái nào phù hợp để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình". Jaguar Land Rover sau đó đúng như lời hứa trước đó đã mang vụ việc ra tòa ở Trung Quốc, nhưng khiếu nại của hãng đã bị bác bỏ vào đầu năm 2015. Tại triển lãm Auto Shanghai 2015, Giám đốc điều hành của Jaguar Land Rover là Ralf Spethcho biết ông rất tiếc "vì đột nhiên, tính năng copy-paste một lần nữa lại xuất hiện". Ông nói thêm rằng công ty của ông không thể làm bất cứ điều gì, vì không có luật chống việc sao chép thiết kế ô tô.
Cả Jaguar Land Rover và Jiangling Motors đều đã lần lượt nộp bằng sáng chế thiết kế cho Evoque và X7, nhưng cả hai bằng sáng chế này đều bị hủy bỏ vào năm 2016. Bằng sáng chế cho thiết kế bên ngoài của Evoque tại Trung Quốc đã bị cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ Trung Quốc tuyên bố không hợp lệ vào tháng 4 , bởi vì chiếc xe đã được công bố trước khi bằng sáng chế được nộp tại Trung Quốc vào tháng 11/2011. Bằng sáng chế của X7 đã bị hủy bỏ vào ngày 16/5 theo yêu cầu của Jaguar Land Rover, vì thiết kế này quá giống với thiết kế của Evoque.
Đến tháng 6/2016, Jaguar Land Rover lại khởi kiện Jiangling Motors tại một tòa án ở Bắc Kinh. Nhà sản xuất ô tô nước Anh đã đổ lỗi cho Jiangling vi phạm bản quyền và cạnh tranh không lành mạnh. Động thái này được đánh giá là vô cùng hiếm hoi bởi hầu hết các nhà sản xuất ô tô không phải của Trung Quốc đều chọn cách không ra tòa, vì khả năng thắng kiện trong các vụ ăn cắp thiết kế như vậy thường rất nhỏ. Một luật sư Bắc Kinh đã nói như sau với tờ Global Times của Trung Quốc về vụ kiện: "Nếu không có thông tin chi tiết, thật khó để phán đoán liệu Jiangling có sao chép thiết kế của Evoque hay không". Trong cùng tháng, một nguồn tin giấu tên của tờ Reuters cho biết Jiangling đã có một thoả thuận với Jaguar Land Rover rằng họ sẽ không xuất khẩu X7 sang Brazil.
Zotye

Nhà sản xuất xe sang hiệu năng cao nước Đức Porsche đã đe dọa Zotye bằng hành động pháp lý sau khi hãng này ra mắt mẫu Zotye SR9 vào năm 2016, với thiết kế trông chẳng khác gì một chiếc Porsche Macan. Chiếc xe này được mô tả là "hàng nhái hoàn toàn", với nhiều điểm tương đồng đến từ ngoại thất và nội thất.
Zotye SR9 đã trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc sau khi một người phụ nữ đã mắng bạn trai của cô ta vì dám "nổ" rằng chiếc SR9 của anh ta thực chất là một chiếc Porsche. Ngoài Porsche, nhiều hãng xe khác cũng là "nạn nhân" trong các vụ sao chép thiết kế của Zotye, trong đó có Volkswagen, Audi và Daihatsu.
Xem thêm: Trung Quốc đang giết chết giấc mơ xe điện của châu Âu như thế nào?
Nguồn: Wikipedia, Carsalesbase (1), (2), (3), (4), Daimler (1), (2)